Lợi nhuận của ngân hàng tăng: Bóc tách số liệu thì…
TS Nguyễn Trí Hiếu tin rằng trong lợi nhuận của ngân hàng có một phần lợi nhuận ảo nhờ việc ngân hàng được cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020.
Vì sao có lãi?
Khác với nhận định trước đó, báo cáo tài chính quý II/2020 cho thấy bức tranh khá tươi sáng của hệ thống ngân hàng khi nhiều ngân hàng báo lãi cao, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19.
Thống kê chung của FiinGroup cho thấy có nhiều ngân hàng đạt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ở mức cao trong quý II, bao gồm VIB (41%), HDBank (39,7%), Vietinbank (38,9%), TPBank (30,4%) và VPBank (20,6%).
“Các ngân hàng này hầu hết đều là các ngân hàng có mảng kinh doanh tín dụng bán lẻ hoặc tín dụng tiêu dùng khá lớn trong cơ cấu dư nợ tín dụng. Riêng TPBank thì gần đây nổi lên là “ngôi sao” trong việc phát hành và kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp”, báo cáo lý giải.
Trao đổi với Đất Việt, chuyên gia tài chính – ngân hàng – TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết, thông thường, những báo cáo giữa kỳ là báo cáo không có kiểm toán độc lập nên độ tin cậy rất giới hạn. Bên cạnh đó, Thông tư 01/2020 của NHNN cho phép các ngân hàng được cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ nếu các khách hàng không trả được nợ gốc đúng hạn do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Vì thế, ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều như khi họ chuyển nhóm nợ, từ đó giúp chi phí giảm đi rất nhiều, bởi một trong những chi phí lớn của ngân hàng hiện nay chính là chi phí dự phòng nợ xấu.
“Nếu các ngân hàng phải chuyển nhóm nợ, phải trích lập dự phòng rủi ro theo nhóm nợ thì chi phí tăng lên và lợi nhuận có thể phải giảm xuống. Còn với động thái giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng, trong lợi nhuận của ngân hàng có một phần lợi nhuận ảo, và nó đẩy lợi nhuận lên.
Chúng ta chỉ nên xem lợi nhuận giữa kỳ của các ngân hàng một cách tương đối mà thôi. Từ nay đến cuối năm, nếu các ngân hàng điều chỉnh lại các nhóm nợ đúng theo thời hạn trả nợ của khách hàng thì bức tranh về lợi nhuận ngân hàng có thể sẽ chính xác hơn, còn nếu tiếp tục giữ nguyên nhóm nợ thì không chỉ kết quả kinh doanh giữa kỳ không thực chất mà cả năm cũng như vậy”, TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Báo cáo tài chính quý II/2020, nhiều ngân hàng báo lãi cao bất chấp tác động của đại dịch Covid-19
Từ đây, vị chuyên gia tài chính – ngân hàng ghi nhận Thông tư 01/2020 là nỗ lực của NHNN nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và cả nền kinh tế, bởi một khi doanh nghiệp phải chuyển nhóm nợ rồi sẽ rất khó vay thêm, và muốn vay thêm thì phải chịu lãi suất cao.
Tuy nhiên, việc yêu cầu ngân hàng cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ lại có một tác động ngược: có khả năng che giấu nợ xấu, tạo điều kiện để lợi nhuận của ngân hàng không đúng với thực tế, thổi phồng lợi nhuận của ngân hàng.
Video đang HOT
“Nếu các ngân hàng cẩn thận thì ngoài sổ cái thì nên có một sổ phụ, trong đó ghi nhận tất cả những món nợ quá hạn hoặc nợ xấu một cách đúng thực tế nhất, và ngân hàng cần phải theo dõi nợ xấu cũng như thu hồi nợ theo sổ phụ đó.
Trường hợp ngân hàng chỉ theo sổ cái, trong khi sổ cái đã phần nào che giấu nợ xấu thì ngân hàng có thể đưa mình vào sự chủ quan, tạo ra rủi ro cho chính mình”, TS Nguyễn Trí Hiếu cảnh báo.
Một điểm khác được vị chuyên gia chỉ ra, đó là nếu ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp dưới hình thức giảm lãi suất thì nó sẽ tạo ra chi phí mà không đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí còn khiến lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng và lợi nhuận có thể đến từ mảng này.
Đáng nói là, cho vay tiêu dùng lại là một mảng rất rủi ro, nhất là khi nhiều người lao động giảm thu nhập, mất công ăn việc làm vì tác động của đại dịch Covid-19. Bởi vậy, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng phải hết sức cẩn trọng khi lợi nhuận của ngân hàng đến từ mảng tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng.
Khuyến cáo phù hợp
Ứng xử với các vấn đề nêu trên, TS Nguyễn Trí Hiếu lưu ý các ngân hàng phải cẩn trọng hơn trong việc cho vay. NHNN đã khuyến cáo các ngân hàng không nên cho vay dưới chuẩn, và theo ông, đó là một khuyến cáo phù hợp.
Tại thời điểm này, nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị tác động bởi dịch bệnh, các biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa một phần nền kinh tế trước đó đã tác động đến sức khỏe của doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài bị hủy, ngoại thương của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề.
Trước tình hình đó, trước hết ngân hàng phải theo dõi món nợ của mình để không rơi vào tình trạng chủ quan. Bởi cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng nên rất có thể đơn vị theo dõi, quản lý nợ xấu không nhận định được chính xác mức độ rủi ro trong ngân hàng mình.
Bên cạnh đó, việc cho vay vào thời điểm này rất nhạy cảm. Một mặt doanh nghiệp cần được hỗ trợ, song mặt khác cho vay lúc này khiến độ rủi ro tăng cao vì một phần nền kinh tế đã đóng cửa thời gian trước và hiện một số ngành nghề, lĩnh vực vẫn đang chịu tác động nặng nề. Do đó, ngân hàng phải cẩn trọng khi cho doanh nghiệp vay tiền. Riêng cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân, ngân hàng càng phải cẩn trọng hơn bởi rủi ro lớn, khả năng trả nợ của người vay trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 bị suy yếu.
“Rõ ràng, ngành ngân hàng đang đứng ở ngã ba đường, một mặt phải hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ người dân thỏa mãn nhu cầu tài chính, mặt khác lại rơi vào tình trạng rủi ro cao hơn trước. Làm sao đi trên dây trong một tình hình bất lợi là điều rất khó khăn đối với các ngân hàng”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhận xét.
Dù khó khăn, doanh nghiệp cũng đừng mắc bẫy tín dụng đen!
Gói tín dụng ưu đãi lên đến hơn 600 nghìn tỷ đồng, với 50 các ngân hàng và tổ chức tài chính đăng ký cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp (DN). Các ngân hàng cho biết họ xác định sẽ giảm lợi nhuận để chia sẻ khó khăn chung của nền kinh tế. Thế nhưng, nhiều DN cho biết không thể tiếp cận gói tín dụng ưu đãi vì những tiêu chí ngặt nghèo mà ngân hàng đưa ra.
"Vậy có cách gì để hóa giải xung đột quyền lợi của hai bên, để tìm được tiếng nói chung giúp cho dòng vốn được khơi thông? PV Chuyên mục Trò chuyện chủ nhật đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính đầu ngành, người Việt Nam đầu tiên kinh doanh ngân hàng trên đất Mỹ, từng có 32 năm kinh nghiệm làm ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức, cùng chục năm làm ngân hàng ở Việt Nam, để mong tìm ra một giải pháp hài hòa lợi ích, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
P.V: Thưa TS Nguyễn Trí Hiếu, thực sự quy mô gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ DN ngày càng "leo thang", nhưng cũng tỷ lệ thuận với số lượng DN thông báo "chết lâm sàng". Dường như dòng vốn vẫn bị tắc nghẽn?
TS Nguyễn Trí Hiếu.
TS Nguyễn Trí Hiếu: Sau khi Chính phủ công bố gói tín dụng 285 nghìn tỷ, rất nhiều ngân hàng đã vào cuộc. Ngày 17/4, gói tín dụng này được nâng quy mô lên 600.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc đăng ký này không nói lên điều gì cả, tôi cảm giác nhiều ngân hàng đăng ký để lấy tên cho mọi người biết đến, chứ không cho vay được bao nhiêu, và thực tế là chưa thấy "tiền tươi thóc thật".
P.V: Thực ra, ngân hàng cũng muốn cho vay chứ, vì nếu để tiền ngưng trệ không lưu thông, không thanh khoản, chính họ cũng sẽ rơi vào tình trạng lâm nguy trước?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Gói này là tiền của ngân hàng, dùng để giảm lãi suất, giãn thời hạn trả nợ, cho vay mới, và không chuyển sang nhóm nợ xấu đối với những khoản nợ cũ chưa trả được.
Tôi đã nói chuyện với rất nhiều DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa (DNNVV), và đều nhận được câu là tiền chưa đến được tay họ. Cá nhân tôi cũng cảm nhận hình như là thế, vì những DN được vay vốn là DN đều đang có khả năng chịu đựng trong thời điểm khó khăn này, còn những DN thực sự khó khăn và cần vốn để có thể cầm cự và vượt qua đại dịch, cần tiền để trả lương cho người lao động, cần tiền để đóng thuế, trang trải các chi phí khác thì hầu như không được vay vốn.
Như vậy, vô hình trung, gói tín dụng này tiếp tục tái diễn tình trạng "nước chảy chỗ trũng", và nó chỉ dành cho khách hàng tốt, khách hàng thân thiết và khó vừa phải, chứ với những DN thức sự khó khăn, các ngân hàng đang tìm cách tránh rót vốn. Điều này cũng không thể trách ngành ngân hàng bởi vì họ cũng là DN, vốn của họ là huy động từ nền kinh tế và họ phải chịu trách nhiệm trong việc bảo toàn đồng vốn, giúp đồng vốn sinh lời, không thể bắt họ làm từ thiện, bỏ tiền túi ra được.
Thực tế, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục tổ chức các cuộc họp trực tuyến, ra các văn bản chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp khơi thông dòng vốn, vì nếu đẩy được vốn ra nền kinh tế, sẽ là một mũi tên trúng 2 đích: vừa thực hiện được nhiệm vụ chính trị, vừa tự cứu chính bản thân mình.
P.V: Nhưng theo tinh thần mà Thống đốc NHNN đưa ra, và cũng được các ngân hàng ủng hộ đó là cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, nhưng sẽ không hạ chuẩn tín dụng để tránh phát sinh nợ xấu.
TS Nguyễn Trí Hiếu: Kể cả đứng ở góc độ là chuyên gia kinh tế hay là "người trong nhà" của ngành ngân hàng, tôi đều đồng ý với chủ trương của NHNN là không thể hạ chuẩn tín dụng, chỉ cắt giảm các thủ tục hành chính để hỗ trợ, nếu không sẽ xảy ra nợ xấu, khủng hoảng tài chính như thời kỳ trước đây mà đến bây giờ, chũng ta vẫn chưa giải quyết hết.
Tôi xin nhắc lại về bản chất các ngân hàng thương mại cũng hoạt động theo cơ chế của một DN, tức là cũng chịu sức ép về lợi nhuận. Ngân hàng không thể cho các DN vay vô điều kiện. Bởi đó là nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại bỏ ra. Ngân hàng phải bảo đảm khả năng thu hồi nợ. Nếu giải ngân cho những DN có sức chống chịu kém thì rủi ro sẽ lớn. Do đó, các ngân hàng sẽ phải thận trọng trước khi giải ngân nếu không muốn nợ xấu gia tăng.
P.V: Như vậy, bài toán dường như vẫn chưa có lời giải đáp, và dù vốn không thiếu nhưng điều kiện vay cũng... thừa, thưa ông?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Vì thế Chính phủ phải có gói tín dụng dành riêng cho DNNVV. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm đối tượng DNNVV vì đây là nhóm đối tượng chủ yếu không tiếp cận được các gói tín dụng ưu đãi do các tiêu chí vượt quá khả năng của họ. Đây cũng là nhóm DN dễ bị tổn thương và "ra đi" nhiều nhất trong thời gian qua. Gói tín dụng dành cho DNNVV sẽ thực hiện cho vay thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng của Chính phủ, với lãi suất thấp và thời gian hỗ trợ phải dài, còn để các ngân hàng tự cho vay thì mâu thuẫn giữa bài toán hai bên này không thể giải quyết được và hậu quả là DN vẫn chết hàng loạt, nền kinh tế sẽ vẫn khủng hoảng.
P.V: Một gói tín dụng riêng, song song với gói tín dụng chung cho cả nền kinh tế. Vậy theo ông, khoảng bao nhiêu tiền là hợp lý?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Gói tín dụng rơi vào khoảng 150 nghìn tỷ. Với GDP hiện nay là 300 tỷ USD, 2% là vào khoảng 6 tỷ USD, tương đương 150 nghìn tỷ. Tôi tính toán dựa trên gói tín dụng mà Chính phủ đưa ra vừa rồi: 300 nghìn tỷ hỗ trợ tín dụng, hơn 180 nghìn tỷ hỗ trợ DN về giảm, giãn và miễn thuế, 62 nghìn tỷ hỗ trợ quốc gia về an sinh xã hội, và hơn 800 tỷ đồng hỗ trợ cho Quỹ phát triển DNNVV. Tổng cộng 4 gói này khoảng 550 ngìn tỷ, tương đương 8% GDP. Các nước lớn như Mỹ cũng có gói hỗ trợ vào khoảng 10% GDP, bởi vậy mức 150 nghìn tỷ là tương đối khả thi.
P.V: Nhưng với đâu đó 700 nghìn DNNVV và hơn 5 triệu hộ kinh doanh, con số 150 nghìn tỷ đồng dường như cũng chưa thấm vào đâu?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Đúng vậy, mặc dù số tiền này sẽ không đủ hỗ trợ, nhưng tôi tính toán nó sẽ giúp được khoảng 30-50% số DNNVV và 5 triệu hộ kinh doanh. Thực tế hiện nay, nhiều DNNVV đã ngừng hoạt động, các hộ kinh doanh đã đóng cửa hàng loạt, trả mặt bằng, coi như phá sản, thì số tiền này sẽ giúp được 30-50% DNNVV và hộ kinh doanh duy trì được sinh hoạt, trả tiền thuê mặt bằng, trả tiền lương cho người lao động... để khi qua dịch, họ vẫn còn tồn tại và kinh doanh trở lại. Bài học về sự khủng hoảng năm 2008 khi nền kinh tế đi qua khó khăn, không có nền tảng để phát triển khiến quá trình vực dậy rất vất vả, kéo dài, dẫn đến việc chúng ta đánh mất đi nhiều cơ hội từ những Hiệp định được ký kết mang lại. Vì vậy, cần phải rút kinh nghiệm, tránh đi vào vết xe đổ.
P.V: Nhưng có lẽ, trong khó khăn của thời gian chờ ỗ trợ, các DN cũng cần phải tìm cách chủ động tự cứu mình. Là chuyên gia kinh tế, ông có lời khuyên gì cho các DN?
TS Nguyễn Trí Hiếu: Tôi có 3 ý muốn chuyển tải. Đầu tiên, đó là đừng vì khó khăn tài chính của mình mà lao vào tín dụng đen. Vì đây là cái bẫy cực kỳ nguy hiểm mà khi dính vào thì không có cách gì rút ra được. Các đối tượng này sẽ khủng bố và tìm cách bòn rút đến từng đồng tiền cuối cùng của mình. Vì vậy, tôi nhấn mạnh là đừng "cố đấm ăn xôi" mà lao vào tín dụng đen.
Thế nhưng, hiện các nguồn tín dụng chính thức hiện rất hạn chế, và trong khi chờ đợi Chính phủ cứu, hãy tự cứu mình trước đã. Trong cái khó sẽ ló cái khôn, hãy tự tìm cách giải quyết khó khăn của mình vì chỉ có DN mới hiểu những vấn đề nội tại của họ. Còn giải pháp chung là hãy tìm các DN khác để bổ trợ cho nhau: đàm phán, bắt tay, chia sẻ. Đàm phán để có được giá nguyên liệu hợp lý hơn, đàm phán để cắt giảm bớt các chi phí như nhân công, mặt bằng... Bắt tay để cùng mạnh lên, ví dụ trao đổi sản phẩm, khuyến khích tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm của nhau. Tuy nhiên, tôi lưu ý là hãy hợp tác thật sự với phương châm "win-win", tức hai bên cùng có lợi, đừng lợi dụng nhau, phải chung cánh, đoàn kết.
Thứ 3 là hãy duy trì lực lượng lao động ở mức cao nhất có thể. Thương lượng để lao động chấp nhận cắt giảm thu nhập, nghỉ làm luân phiên... nhưng cố gắng đừng sa thải họ. Bởi thứ nhất, với nhiều người lao động, thất nghiệp đồng nghĩa với không còn thu nhập nào để duy trì cuộc sống, khiến họ mất tất cả. Thứ 2, ngay bản thân DN cũng cần duy trì lực lượng này để sau khi dịch bệnh đi qua, khó khăn đi qua, còn có nền tảng mà phục hồi, vì với những lao động có tay nghề, không dễ gì mà tìm kiếm hay đào tạo trong thời gian ngắn.
P.V: Xin trân trọng cảm ơn ông!
Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS), quý II/2020 lợi nuận 271,9 tỷ đồng, tăng 61,2% Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS - sàn HNX) công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với doanh thu là 5.472,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 271,9 tỷ đồng. Kết quả này lần lượt tăng trưởng 13,4% và 61,2% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020,...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Lý do người Canada bất ngờ gia tăng mức độ quan tâm với việc gia nhập EU
Thế giới
19:51:42 21/04/2025
Check camera, thấy anh hàng xóm bế vợ tôi lên giường rồi gọi điện thoại cho ai đó, khi trở về nhà tôi vội mang quà sang cảm ơn
Góc tâm tình
19:36:27 21/04/2025
Khuyên chân thành nàng nấm lùn hãy đoạn tuyệt 4 kiểu quần "khắc tinh" này
Thời trang
18:57:33 21/04/2025
Lời khai của nam sinh tông tử vong nữ công nhân môi trường rồi bỏ trốn
Pháp luật
18:47:00 21/04/2025
Bugatti Veyron - Siêu xe nghìn mã lực sinh ra từ nét vẽ tay trên phong bì
Ôtô
18:41:44 21/04/2025
10 động cơ xe máy mạnh mẽ nhất năm 2025: Khi giới hạn cơ học bị phá vỡ
Xe máy
18:33:27 21/04/2025
Loạt khoảnh khắc gây xao xuyến của các "bông hồng thép" trong dàn diễu binh dịp 30/4: Xinh đẹp chẳng kém hoa hậu, nhiệm vụ vẫn xuất sắc hoàn thành
Netizen
18:30:06 21/04/2025
Phim Việt độc lạ nhất mùa lễ 30/4: Đầu tư khủng, ai cũng hóng
Phim việt
18:03:41 21/04/2025
Nam sinh lớp 7 ở Hà Nội tử vong khi rơi từ tầng cao chung cư Pride
Tin nổi bật
18:01:55 21/04/2025
Màn casting chuẩn đến từng milimet ở phim Hàn viral nhất hiện tại
Phim châu á
18:00:22 21/04/2025