Lỗi lớn khiến mẹ sinh con nhẹ cân
Mẹ nên ngừng sử dụng chất kích thích vì đấy có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh.
Những em bé sinh ra ít hơn 2,5kg được cho là nhẹ cân. Trẻ sơ sinh nhẹ cân dễ mắc nhiều nguy cơ thị lực và hệ thần kinh phát triển kém so với thông thường. Ngay cả khi siêu âm, các bác sĩ đã có thể cho bạn biết về điều này dựa trên kết quả về hình ảnh.
Nguyên nhân gây nhẹ cân
Do sinh non
Sinh non là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thiếu cân. Tuy nhiên, bạn sinh con đủ tháng nhưng bé vẫn bị nhẹ cân. Nguyên nhân có thể là do di truyền hoặc do trẻ không được chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng khi còn trong bào thai.
Sinh non nghĩa là sinh trước 37 tuần của thai kỳ. Tỷ lệ trẻ sinh non có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ đủ tháng tuổi.
Do lối sống và bệnh của mẹ
Ngoài yếu tố do sinh non thì lối sống và bệnh của mẹ cũng gây nên tình trạng trên. Một số nguyên nhân khác như: mẹ dưới 17 tuổi, tăng cân không đủ trong thai kỳ, mẹ hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai, mẹ bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh như tiểu đường và cao huyết áp cũng có thể là mẹ bị bệnh mãn tính. Cũng có thể là mang thai đôi hoặc thai ba, mẹ có tiền sử sinh non.
Mẹ nên ngừng sử dụng chất kích thích vì đấy có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhẹ cân ở trẻ sơ sinh. (ảnh minh họa)
Cách khắc phục
Mẹ phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và con để theo dõi chi tiết sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, cần chăm sóc sức khỏe của mẹ thật tốt cả về thể trạng lẫn tình thần.
Video đang HOT
Axit folic đóng vai trò rất quan trọng và cần khoảng 400 mg trong suốt thai kỳ. Nếu lượng axit này bị thiếu sẽ dẫn đến nguy cơ những dị tật bẩm sinh. Nếu mẹ có thói quen hút thuốc lá thì phải ngưng ngay vì trong thuốc lá có chứa các chất khiến trẻ có trọng lượng thấp và nhiều vấn đề khác về sức khỏe. Mẹ cũng phải giảm uống rượu và một số loại kích thích. Đảm bảo về chế độ dinh dưỡng cho mẹ.
Chăm sóc trẻ nhẹ cân
Tại bệnh viện
Trong giai đoạn đầu, trẻ nhẹ cân nên được chăm sóc tại bệnh viện. Ở đây, các bác sĩ có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, dinh dưỡng cho bé. Bạn thấy có quá nhiều dây được tiếp xúc với bé con thì cũng không nên lo lắng quá. Bởi vì chúng dùng để đo các chỉ số như: Mức độ oxy, huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể.
Chăm sóc tại nhà
Khi trẻ cứng cáp hơn, gia đình có thể chuyển bé về chăm sóc tại nhà cho thuận tiện. Theo các chuyên gia, chỉ có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị nhẹ cân bẩm sinh, 80% là do lối sống của mẹ. Lúc này, gia đình đặc biệt là người mẹ phải hết sức chú ý trong phương pháp chăm sóc trẻ. Nên chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Những bệnh do nhẹ cân
Hiển nhiên rằng trẻ nhẹ cân sẽ có nguy cơ mắc bệnh tật cao hơn so với trẻ đủ cân, thậm chí là những bệnh hiểm nghèo. Các bệnh thường gặp: giảm chức năng hô hấp phổi, hệ thống miễn dịch suy yếu, bại não, khuyết tật bẩm sinh, các vấn đề về nhận thức hành vi…
Phòng tránh
Trước khi có ý định mang thai, phụ nữ phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý cũng như sức khỏe. Người phụ nữ cần tiêm văcxin phòng một số bệnh như cúm, sởi, rubella…Tìm hiểu về bệnh di truyền hoặc một số bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo Khám Phá
Cách giúp mẹ bầu không bao giờ bị chuột rút
Với những cách đơn giản dưới đây, mẹ bầu sẽ không phải thức giấc giữa đêm vì chuột rút.
Chuột rút là triệu chứng phổ biến khi mang thai đặc biệt với những mẹ mang bầu giai đoạn 2, 3 của thai kỳ. Triệu chứng này ảnh hưởng đến khoảng 50% mẹ bầu, chủ yếu bị ở chân. Nguyên nhân là do quá trình lưu thông máu giảm vì tăng cân nhiều, thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, mất nước, áp lực về sự phát triển của thai nhi ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu... Thật may là có rất nhiều cách để điều trị và phòng ngừa chứng chuột rút, mời các mẹ tham khảo:
Tập luyện với chân thường xuyên
Mẹ tập trung vào những bài tập khởi động ở chân thường xuyên trước và sau khi tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ bị chuột rút bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
Uống đủ nước
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu mẹ làm việc nặng nhọc hoặc tập thể thao nhiều.
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
Tập thể dục nhẹ nhàng là cách cải thiện lưu thông máu trong cơ thể hiệu quả và làm giảm chứng chuột rút ở chân khi mang thai. Những môn thể dục mẹ dễ dàng thực hiện là đi bộ nhẹ nhàng, bơi, yoga.
Nâng cao chân
Khi nằm nghỉ ngơi hoặc ngủ, mẹ có thể kê chân kê cao hơn một chút với chiếc gối mềm.
Thay đổi vị trí thường xuyên
Mẹ bầu tránh đứng hoặc ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ bị chuột rút. Tốt hơn hết hãy để đôi chân được vận động và nghỉ ngơi thường xuyên bằng cách đi bộ nhẹ nhàng trong giờ làm. Hãy dành những thời gian nghỉ ngơi ngắn giữa giờ cho đôi chân bớt mỏi nếu công việc mẹ phải đứng nhiều.
Massage
Massage có thể giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn và làm giảm sưng phù, giúp mẹ bớt bị chuột rút.
Có quần sản phẩm hỗ trợ bụng bầu
Mẹ bầu nên sử dụng những chiếc đai giữ bụng bầu hoặc tất đi chân để giảm phù nề cũng như giúp tăng tuần hoàn máy ở chân và mắt cá chân... từ đó giúp chị em bớt nguy cơ bị chuột rút.
Theo Khám Phá
Phân bổ cân nặng trong chiếc bụng bầu Cân nặng mẹ đạt được khi mang bầu không chỉ rơi vào hết thai nhi mà còn có phần của nước ối, nhau thai và nhiều yếu tố khác. Căn nặng trong thai kỳ là vấn đề được hầu hết các mẹ bầu quan tâm. Hầu hết các mẹ đều muốn tăng cân nhiều để đảm bảo rằng con có đủ chất phát...