Lối kiến trúc bất chấp động đất trên dãy Himalaya
Tại một loạt thị trấn trên dãy Himalaya được biết đến với những trận động đất nghiêm trọng, người dân địa phương vẫn tôn vinh phong cách xây dựng đã có từ hàng thiên niên kỷ.
Kiến trúc kath kuni ở dãy Himalaya. Ảnh: BBC.
Năm 1905, một trận động đất chết người đã làm rung chuyển cảnh quan Himachal Pradesh, một tiểu bang của Ấn Độ ở phía tây dãy Himalaya. Những công trình xây dựng bằng bê tông chắc chắn bị sụp đổ hoàn toàn. Các công trình kiến trúc duy nhất còn sót lại nằm ở một số thị trấn nơi cư dân sử dụng kỹ thuật xây dựng truyền thống của Himalaya, được gọi là kath kuni.
Kiến trúc kath kuni
Các quan chức của Cơ quan Khảo sát Địa chất Ấn Độ đã rất ngạc nhiên vì rất ít thiệt hại xảy ra với lâu đài và các công trình kath kuni trong bán kính của trận động đất.
Trong những công trình kiến trúc kath kuni, nổi bật hơn hết là tòa lâu đài Naggar có phong cách xây dựng độc đáo bởi thiết kế đan xen nhiều lớp gỗ tuyết tùng Himalaya và đá địa phương, không có vữa. Hiện nay, lâu đài Naggar được xây dựng thành một khách sạn và là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch.
Xét về mặt thiết kế, kath kuni có lối kiến trúc khéo léo. Ông Rahul Bhushan, kiến trúc sư và là người sáng lập NORTH – một studio thiết kế về kiến trúc có trụ sở tại Naggar – cho biết gỗ và đá tạo ra sự cân bằng trong bố cục. Đá tạo ra trọng lượng cho cấu trúc, dẫn đến trọng tâm thấp, trong khi gỗ sẽ duy trì cấu trúc nhờ vào tính linh hoạt. Studio này đang nỗ lực để bảo tồn kỹ thuật xây dựng kath kuni thông qua các dự án, xưởng, nhà ở của nghệ sĩ và người dân.
Lối kiến trúc kath kuni trên dãy Himalaya. Ảnh: Himal Southasian.
Kỹ thuật này hoàn toàn phù hợp với dãy Himalaya, một trong những khu vực có nhiều địa chấn nhất thế giới. Cửa ra vào và cửa sổ được thiết kế nhỏ và có khung gỗ nặng để giảm bớt áp lực trong trận động đất. Hơn nữa, các tòa nhà có ít khe hở hơn để truyền lực quán tính xuống mặt đất. Ngoài ra, ngói mái bằng đá phiến dày giữ toàn bộ kiến trúc ở vị trí vững chắc.
Từ “kath kuni” có nguồn gốc từ tiếng Phạn, tạm dịch là “góc gỗ”. Khi nhìn vào các góc của các tòa nhà kath kuni, bạn sẽ thấy các thanh gỗ đan vào nhau. Khoảng trống giữa các lớp được che lấp bằng đá, cỏ khô và gạch vụn. Những thanh gỗ lồng vào nhau làm cho các cấu trúc kath kuni linh hoạt trong trường hợp có động đất.
Ngoài ra, cấu trúc kath kuni có các bức tường hai lớp hoạt động như chất cách nhiệt để giữ cho không gian ấm áp trong những tháng mùa đông lạnh giá. Các rãnh trên mặt đất và các tảng đá nhô cao giúp tăng cường kiến trúc thượng tầng. Chúng cũng đồng thời giữ cho nước và tuyết không thấm vào.
Lâu đài Naggar là điểm đến du lịch theo phong cách truyền thống kath kuni. Ảnh: Holidify.
Kiến trúc kath kuni cũng đóng vai trò quan trọng trong lối sống nông nghiệp của người dân. Tầng trệt được dành riêng cho chăn nuôi gia súc. Nhờ vào ánh sáng mặt trời và nhiệt độ của vật nuôi ở tầng dưới, các tầng trên ấm áp hơn nên được sử dụng làm nơi ở.
Nỗ lực duy trì kiến trúc truyền thống
Tuy nhiên kiến trúc bê tông ngày càng được ưu tiên. Một số người dân địa phương thậm chí còn che giấu những ngôi nhà bằng gạch đá và bằng gỗ. Điều này khiến cho việc bảo tồn kiến trúc kath kuni trở nên khó khăn và đắt đỏ hơn.
Video đang HOT
Năm 1864, Đế quốc Anh thành lập Cục Lâm nghiệp ở Ấn Độ, dẫn đến sự chuyển giao quyền sở hữu rừng đột ngột từ người dân địa phương sang nhà nước. Chính phủ Ấn Độ đã thông qua Đạo luật Quyền của Rừng vào năm 2006. Theo đó mỗi gia đình ở Himachal Pradesh chỉ được trồng một cây sau mỗi 10 năm. Từ đó, gỗ không đủ cung cấp để xây nhà.
Khi những ngôi nhà truyền thống của Himachal Pradesh trở nên đắt đỏ và không khả thi, người dân chuyển sang xây dựng nhà bằng bê tông. Gạch và xi măng đã giúp người dân địa phương xây nhà nhanh hơn và rẻ hơn.
Những ngôi nhà truyền thống ở Himachal Pradesh trở nên đắt đỏ hơn. Ảnh: BBC.
Với sự sụt giảm về nhu cầu đối với lối kiến trúc kath kuni, số lượng những người chuyên kỹ thuật này cũng giảm. Nhiều người tin rằng các cấu trúc bê tông sẽ bền hơn so với lối kiến trúc truyền thống.
Himachal Pradesh đã trải qua nhiều trận động đất có cường độ 4.0 độ richter trở lên trong 100 năm qua. Trong những cơn địa chấn này, những ngôi nhà bê tông đã được chứng minh là có khả năng bị hư hại.
Bất chấp những khó khăn, các tổ chức địa phương đang cố gắng tìm cách thúc đẩy phương pháp xây dựng truyền thống. NORTH đã làm việc và hợp tác với các nghệ nhân địa phương để thiết kế các dự án theo phong cách kath kuni. Họ cũng đang nghiên cứu xem liệu các vật liệu như tre có thể thay thế gỗ để làm cho phong cách kath kuni trở nên bền vững hơn về lâu dài hay không.
Ngoài ra, ông Rahul Bhushan đang thử nghiệm dhajji dewari, một kỹ thuật xây dựng Himalaya cổ khác sử dụng khung gỗ và đất giúp tiết kiệm chi phí và thời gian hơn so với kath kuni.
Vì Himachal Pradesh là một bang nổi tiếng về du lịch, các khách sạn như Neeralaya và Firdaus đang tăng cường giáo dục kiến trúc địa phương bằng cách cung cấp cho khách du lịch cơ hội ở trong những ngôi nhà theo phong cách kath kuni. Du khách cũng được trải nghiệm các hoạt động truyền thống như nấu ăn, câu cá và tắm rừng.
Ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống, xóa nhòa ranh giới giữa con người và thiên nhiên
Ngôi nhà ở làng Nôm (Hưng Yên) đã xóa nhòa ranh giới giữa con người và thiên nhiên, đưa gia chủ về trạng thái thoải mái, tích cực nhất.
Trên quãng đường đi kiến tạo những công trình, kiến trúc sư Nguyễn Thành Phương, Đặng Tuấn cùng cộng sự ở Phú La (Hà Đông, Hà Nội) may mắn có dịp dừng chân tại làng Nôm huyện Văn Lâm (Hưng Yên).
Đây là ngôi làng cổ có bề dày về lịch sử và văn hóa với những nét đẹp bình dị đã in sâu vào tâm trí của người dân Việt Nam thành biểu tượng "cây đa, bến nước, sân đình" hay những nét kiến trúc truyền thống của Bắc Bộ xưa như mái ngói, hàng hiên.
Nhóm đã cố gắng khai thác những giá trị truyền thống đó và truyền tải chúng theo một cách đương đại hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia chủ và cũng để phù hợp hơn với xu hướng nhà ở nghỉ dưỡng hiện nay.
Qua đó, tạo nên một công trình mang nhiều nét hài hòa với bối cảnh, không gian chung của ngôi làng. Ánh sáng và không gian cây xanh cũng được khai thác tối đa, đúng với triết lý làm nghề của nhóm là: "Xóa nhòa ranh giới giữa con người và thiên nhiên, đưa gia chủ về trạng thái thoải mái, tích cực nhất".
Dự án "Nôm Villa" được xây dựng với mục đích là nơi an dưỡng tuổi già cho đôi vợ chồng đã ngoài 70 tuổi - những người vốn sinh ra và lớn lên ở ngôi làng cổ này. Để mỗi dịp cuối tuần các thành viên khác trong gia đình đang học tập và làm việc tại Hà Nội sẽ cùng về đây sum họp để tận hưởng những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn bên nhau.
Những yếu tố giàu cảm xúc như hàng hiên, mái ngói, cổng làng hay khoảng đệm, hành lang là những đặc trưng của kiến trúc truyền thống đã được các kiến trúc sư khéo léo sử dụng trong không gian hiện đại, đem lại những hiệu quả về thẩm mỹ, cải thiện vi khí hậu, tăng tính kết nối giữa con người và thiên nhiên.
Hãy cùng VietNamNet tham quan công trình này:
Ngôi nhà mái dốc màu xám thiết kế theo hình khối chữ U ở làng Nôm (Hưng Yên). Các kiến trúc sư đã chia công trình thành 2 khối nhà nhằm tương tác với tuyến giao thông phía trước, tạo ra một tổng thể hài hòa. Việc tổ chức này còn đem lại hiệu quả trong việc khai thác hướng gió chính.
Hai khối nhà chính ở hai bên, kết nối bằng sân vườn ở giữa. Ngôi nhà nhìn ra hồ nước mát mẻ, trong lành.
Ngôi nhà ẩn hiện sau rặng cây xanh mát, mái dốc tránh lắng đọng nước mưa và làm mát nhà. Công trình có 2 lối tiếp cận: Lối tiếp cận chính với ý đồ dẫn dắt người đi di chuyển nhiều hơn và trải nghiệm toàn bộ không gian cảnh quan cho tới một không gian sảnh chính lớn với hàng hiên dài, tái hiện kiến trúc nhà ba gian truyền thống Việt Nam. Sảnh chính còn là điểm nhìn bao quát của giao thông trong công trình. Lối thứ 2 dành cho gia chủ đang ở phía bên trong nhà có thể di chuyển ra cổng hay sân vườn 1 cách thuận tiện.
Không gian chức năng được bố trí với 2 khối chính: Khối sinh hoạt chung và khối phòng ngủ. Hai khối ngăn cách với nhau bởi khoảng sân trong và chúng được kết nối với nhau bởi những tuyến hành lang, hàng hiên dài. Trước những không gian chức năng đều được bố trí những khoảng đệm, tạo sự êm ái trong việc chuyển tiếp và tăng mức độ riêng tư, lịch sự.
Sự kết hợp giữa các vật liệu ngói, gỗ, đá, bê-tông thô trong công trình mang lại cảm giác mộc mạc, thư thái đúng với tính chất của một không gian nghỉ dưỡng. Điểm nhấn vật liệu trong công trình là tường ốp ngói âm dương mang lại một cảm xúc xưa cũ ấn tượng.
Sự đan xen giữa kiến trúc cổ và hiện đại tạo nên không gian sống nghỉ dưỡng tuyệt vời, vừa có cây xanh, vừa có tiện nghi. Mảng tường kính lớn giúp cản bụi cho nhà nhưng cũng ngập tràn ánh sáng.
Những hàng hiên, mái ngói, hệ cửa lam hay những khoảng trống được tạo ra đã giúp cho công trình tránh được các tác động trực tiếp của nắng hướng Tây.
Vườn lõi trong công trình ngoài chức năng kết nối, tạo cảnh quan thì nó còn đóng vai trò là không gian điều hòa không khí cho toàn bộ ngôi nhà. Tạo ra thông gió tự nhiên và đối lưu không khí. Khi đứng trong không gian, con người hoàn toàn có thể cảm nhận những luồng không khí, gió lướt qua, làm cho ngôi nhà có cảm giác mát hơn và không phải sử dụng nhiều điều hòa.
Hệ thống cửa xếp mang hơi hướng xưa, có thể đẩy ra, kéo vào theo nhu cầu sử dụng. Bóng nắng đổ vào nhà mang theo bóng cây tạo nên góc chill chụp ảnh thú vị.
Ngôi nhà được xây đảm bảo đông ấm, hè mát. Nếu như phía ngoài là cửa lam gỗ hút gió, bên trong được lắp cửa kính để dùng khi vào mùa đông rét buốt của miền Bắc.
Phòng khách và bàn ăn nhìn được ra sân vườn trước mặt, bao quát cổng ra vào và nhìn ra vườn bên trong nhà.
Trần để bê-tông mộc tạo nét cũ kỹ, kết hợp khung cửa vòm và mảng tường ốp gạch nhám khiến không gian đậm nét hoài cổ. Mỗi khi ai bước chân vào đều sẽ cảm nhận được sự thân quen đâu đây.
Góc nào của ngôi nhà cũng thật đẹp, lãng mạn và đáng yêu.
Một góc nhỏ ở làng Nôm, góp phần mang đến nét đẹp cho ngôi nhà của gia chủ.
Con gái tặng bố ngôi nhà vườn mang kiến trúc bản địa ở làng gốm cổ Căn nhà này là quà của cô con gái tặng bố nhân dịp bố được trao tặng bằng nghệ nhân nên các không gian triển lãm đồ gốm cũng được chú trọng. Một cách trưng bày những sản phẩm để đời rất tinh tế, thay vì lạm dụng đồ bày tràn lan trong nhà. Ngôi nhà mang kiến trúc bản địa ở làng...