Lời khuyên vượt qua dịch bệnh, đầu tiên phải có tiền để sống sót
Ông Nicolas Bahr thuộc DuPont Sustainable Solutions Hoa Kỳ đã tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp cách làm thế nào để trải qua những khó khăn do tác động của dịch Covid-19.
Đối với nhân viên, cần chăm lo bởi đây là nguồn lực quý giá của doanh nghiệp. Ông cho rằng, cần liên lạc chặt chẽ và thường xuyên với nhân viên, để nắm rõ họ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như thế nào. Trấn an họ khi có thể, nhất là bằng các giải pháp hỗ trợ họ.
Xây dựng hệ thống quản trị trên 3 cấp độ. Trong ngắn hạn, xử lý các khó khăn về nhân sự và công việc hàng ngày. Trung hạn, cần quan tâm kế hoạch dự trữ tiền mặt và đảm bảo thanh khoản. Còn về dài hạn, tính toán các tác động kinh tế lớn đến doanh nghiệp do đại dịch.
Vận hành các đánh giá rủi ro: cần tập trung các biện pháp vệ sinh và an toàn phòng dịch để bảo vệ nhân viên, hệ thống tài chính, công nghệ và hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.
Tăng cường truyền thông ra bên ngoài: Ông lưu ý rằng, “trong khủng hoảng, tài sản lớn nhất là niềm tin”. Ban Lãnh đạo doanh nghiệp nên dành thời gian giao tiếp, trấn an nhân viên, khách hàng, đối tác và công chúng, rằng doanh nghiệp đang thực hiện tất cả giải pháp thích hợp nhất, để hạn chế tác động của dịch bệnh và những đóng góp của doanh nghiệp để phòng chống dịch bệnh.
Bảy bước để phục hồi doanh nghiệp sau Covid-19
Đánh giá chuỗi cung ứng: các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, phải thỏa mãn tối đa các đòi hỏi, yêu cầu của khách hàng và các nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu xây dựng, trang thiết bị, nhà tư vấn, và đặc biệt là các ngân hàng cung cấp vốn…
Xem xét rủi ro hoạt động: đánh giá tất cả các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp; Lập danh mục kiểm tra trước khi hoạt động trở lại, để đảm bảo hoạt động được ngay khi điều kiện an toàn cho phép.
Sử dụng thời gian chết hiệu quả: Tận dụng tối đa mọi thời gian rảnh rỗi để suy ngẫm về việc phát triển bất kỳ dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp chưa từng có. Khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia vào quá trình này để họ cảm thấy có giá trị và năng suất làm việc tốt.
Video đang HOT
Ông Nicolas Bahr còn lưu ý, trong đại dịch Covid-19, doanh nghiệp cần xem xét thay đổi hoạt động kinh doanh. Theo đó, tận dụng phương thức hoạt động từ xa, vì làm việc tại nhà trở nên khả thi hơn, và cũng sẽ là phương thức hoạt động của tương lai.
Chính nhờ vào sự thay đổi phương thức hoạt động từ xa, online sẽ tạo ra sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của công nghệ mới.
Bên cạnh đó, toàn cầu hoá sẽ cần phải được xem xét đánh giá lại, để có khả năng thích ứng tốt hơn với những cú sốc tương tự trong tương lai.
Doanh nghiệp cũng cần phải trở nên mạnh mẽ hơn, có sức chống chịu dẻo dai hơn và tập trung vào kế hoạch phát triển dài hạn hơn, bền vững hơn.
Ba bước để phục hồi
Ông Greg Milano CEO của công ty tư vấn chiến lược Fortuna Advisors cho rằng, chiến lược phục hồi có thể chia làm 3 bước.
Bước đầu tiên: Doanh nghiệp sống sót tồn tại trước đã. Do vậy, doanh nghiệp cần tập trung giải quyết các vấn đề về dòng tiền và thanh khoản.
Bước tiếp theo là cải thiện doanh nghiệp trong điều kiện mới. Lãnh đạo doanh nghiệp cần suy ngẫm về các lĩnh vực có thể cải thiện, như hiện đại hoá, áp dụng công nghệ mới, phương thức kinh doanh mới…
Bước thứ ba là nắm bắt cơ hội mới sau kết thúc dịch bệnh. Đối với doanh nghiệp ít bị tác động của dịch bệnh, thì đây lại là thời điểm thuận lợi để tận dụng các cơ hội mới.
Bảo Anh
"6 CTCK Hàn Quốc hiện diện ở Việt Nam là sự tái cấu trúc tích cực cho thị trường"
Từ hơn 100, thị trường đã rút xuống còn hơn 80 công ty chứng khoán, trong đó có xuất hiện hùng hậu của dòng vốn Hàn Quốc. Lãnh đạo UBCK cho rằng, điều này đang giúp đẩy nhanh tái cấu trúc thị trường.
Lãnh đạo UBCKNN phát biểu tại hội nghị ngành ngày 20/12.
Từng có thời điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam được xem là manh mún với sự xuất hiện của hơn 100 công ty chứng khoán. Ông Phạm Hồng Sơn - Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, đây là một trong những vấn đề khiến Ủy ban phải khá đau đầu và đã được đưa vào Đề án "Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến 2020 định hướng đến 2025".
Trong năm 2019, UBCK đã tích cực chấn chỉnh hoạt động và rút giấy phép của một số CTCK. Cụ thể, cơ quan này đình chỉ hoạt động nghiệp vụ tự doanh của 1 CTCK, rút nghiệp vụ tự doanh của 3 CTCK, đưa 1 CTCK vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, 3 CTCK vào tình trạng kiểm soát và ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động của 3 CTCK.
Số lượng các CTCK còn hoạt động hiện chỉ còn 83, tuy nhiên quy mô lại đang mở rộng ra. Trong năm 2019, có 12 CTCK đã tăng vốn điều lệ với tổng giá trị tăng là 4.700 tỷ đồng từ việc chào bán cổ phiếu huy động vốn mới, kết chuyển từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Hầu hết các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính của các CTCK đều có sự tăng trưởng.
Cụ thể, so với sánh với các chỉ tiêu với thời điểm 31/12/2018, tổng vốn chủ sở hữu của CTCK tại 30/9/2019 là 77.900 tỷ đồng, tăng 7.687 tỷ đồng, tương ứng 10,9%; vốn điều lệ là 62.0007 tỷ đồng, tăng 5.874 tỷ đồng, tương ứng 10,5%; tổng tài sản tăng 18.401 tỷ đồng lên 146.258 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 14,4%.
Theo ông Phạm Hồng Sơn, nhờ chính sách mở "room" khối ngoại ngành chứng khoán lên 100%, thị trường đã xuất hiện nhiều công ty 100% vốn nước ngoài. Dòng vốn Hàn Quốc đang nổi trội nhất với cả 6 CTCK lớn nhất Hàn Quốc đều hiện diện tại Việt Nam.
Đã có những lo ngại về việc nhóm CTCK ngoại này sẽ dấy nên một cuộc chạy đua về phí và lãi suất margin gây rối loạn cho thị trường. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, việc Việt Nam mở cửa đón nhận dòng vốn này là bài toán có lợi cho cả hai bên. Các nhà đầu tư Hàn Quốc có thể được lợi suất tốt hơn với mức lãi suất tại quê hương.
Trong khi đó, với thị trường Việt Nam, sự xuất hiện của dòng vốn này đang giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, dọn dẹp lại các CTCK không còn khả năng hoạt động. Việc lo ngại chạy đua về phí môi giới là không đáng lo bởi doanh nghiệp vẫn cần phải có nguồn thu phí từ hoạt động khác.
Trong khi đó, với hoạt động cho vay margin, chạy đua cho vay margin có thể dẫn đến những kết cục không tốt đẹp khi vướng vào các cổ phiếu đầu cơ, bị tháo túng giá. Điều này, bản thân, các công ty chứng khoán đã phải tự nghiên cứu khi tìm đến thị trường Việt Nam.
Nhìn chung, thêm các công ty chứng khoán ngoại sẽ giúp chất lượng cả thị trường chứng khoán Việt Nam đi lên, quản trị doanh nghiệp của các công ty nội cũng sẽ tốt hơn.
Tính đến ngày 6/12/2019, chỉ số VN-Index đạt 963,56 điểm, tăng 8% so với cuối năm 2018; chỉ số HNX - Index đóng cửa ở mức 102,5 điểm;,giảm 1,7% so với cuối năm 2018.
Mức vốn hoá thị trường đạt 4.383 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2018, tương đương 79,2% GDP. Về quy mô giao dịch đạt 4.639 tỷ đồng/phiên, giảm 29% so với bình quân năm 2018.
Tính đến thời điểm 20/11/2019, có 744 công ty đại chúng niêm yết, giảm 3 công ty so với cuối năm 2018; 861 công ty UPCoM tăng 7,6% so với cuối năm 2018 và số công ty đại chúng chưa niêm yết/đăng ký giao dịch là 369 công ty, giảm 12,5% so với năm 2018.
MAI HƯƠNG
Theo Bizlive.vn
Định rõ địa vị pháp lý của doanh nghiệp nhà nước và hộ kinh doanh Vào thời điểm này, doanh nghiệp nhà nước và hộ kinh doanh đang có chung một mối quan tâm lớn. Đó là khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của các hình thức kinh doanh này sẽ như thế nào sau các cuộc bàn thảo của đại biểu Quốc hội về những nội dung liên quan trong Dự án Luật Doanh nghiệp (sửa...