Lời khuyên cho bệnh nhân hen suyễn
Vào những lúc giao mùa, thời tiết trở lạnh bất thường là thời điểm người mắc bệnh hen suyễn cần chú ý giữ gìn. Bệnh hen suyễn vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt căn nên cách tốt nhất cho bệnh nhân là cải thiện chất lượng cuộc sống và hạn chế các cơn hen xảy ra.
Hen suyễn là tình trạng phế quản bị viêm nặng và co thắt khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở phải thở gấp, rít lên từng hơi dài, thở khò khè… Cơn hen phế quản thường xảy ra vào sáng sớm hoặc đêm khuya.
Cùng với thuốc và kế hoạch điều trị thích hợp, các biện pháp điều trị hen suyễn tại nhà có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng. Việc chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng đối với những người bị hen suyễn để ngăn ngừa các đợt cấp của bệnh. Các biện pháp khắc phục bao gồm từ việc xác định các tác nhân đơn giản đến điều chỉnh lối sống.
Hình ảnh phế quản trong bệnh hen suyễn.
Các biện pháp phòng ngừa chung
Xác định và loại bỏ các yếu tố kích hoạt cơn hen: Một trong những biện pháp điều trị hen suyễn tại nhà hiệu quả nhất là xác định và loại bỏ các tác nhân gây ra cơn hen suyễn.
Những tác nhân này tuy khác nhau ở mỗi người, nhưng phổ biến là các yếu tố sau đây: Khói (đốt củi hoặc rơm rạ, cỏ, than), đặc biệt là khói thuốc lá; Lông vật nuôi trong nhà như chó, mèo; Bụi; Phấn hoa; Ô nhiễm không khí; Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp; Căng thẳng cảm xúc; Không khí lạnh; Tập thể dục hoặc hoạt động thể lực quá mức…
Ngoài ra nguyên nhân còn có thể là nước hoa, côn trùng, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, một số thuốc mà người bệnh dùng… Khi người bệnh tự xác định tác nhân gây bệnh hen suyễn của mình là gì, có thể phòng tránh chúng. Chẳng hạn, bạn có thể bỏ hút thuốc và tránh hít khói thuốc thụ động; sử dụng bộ trải giường chống dị ứng, giặt và phơi hàng tuần; hút bụi thường xuyên trong nhà; theo dõi dự báo chất lượng không khí và thay đổi kế hoạch cá nhân để thích ứng với chất lượng không khí thấp trong khu vực; lắp một bộ lọc không khí trong phòng ngủ…
Thực hành lối sống lành mạnh: Những thói quen lành mạnh sau đây có thể giúp bạn kiểm soát bệnh hen suyễn của mình: Bỏ thuốc lá, nếu là người hút thuốc; Đạt hoặc duy trì cân nặng vừa phải; Hoạt động thể chất vừa phải; Ngủ đủ giấc; Thực hành các kỹ thuật quản lý căng thẳng, chẳng hạn như thiền và hít thở sâu.
Video đang HOT
Tập yoga: Nghiên cứu chỉ ra rằng yoga có thể là một phương pháp điều trị hen suyễn tại nhà hiệu quả. Những người mắc bệnh hen suyễn thực hành các tư thế yoga (Asanas), thực hành thở yoga (Pranayama) và thiền định có thể giảm tần suất các cơn hen suyễn, ít gặp triệu chứng hen suyễn hơn, nâng cao dung tích phổi, cải thiện lưu lượng máu, đáp ứng tốt hơn với thuốc.
Kiểm soát căng thẳng: Căng thẳng và những cảm xúc mạnh mẽ, chẳng hạn như tức giận, đôi khi có thể gây ra các cơn hen suyễn. Các kỹ thuật giảm mức độ căng thẳng có thể là phương pháp điều trị tại nhà hữu ích cho bệnh hen suyễn. Các kỹ thuật mà nhiều người bệnh hen suyễn có thể áp dụng: bài tập thở, liệu pháp massage, thiền, liệu pháp thôi miên…
Thuốc xịt cắt cơn hen rất cần thiết đối với người bệnh hen suyễn.
Làm gì ở nhà khi lên cơn suyễn
Khi có cơn hen cấp, người bệnh cần thực hiện ngay lập tức các bước sau: Ngồi thẳng và cố gắng giữ bình tĩnh. Đừng nằm! Sử dụng thuốc cắt cơn hoặc ống hít cách nhau 30 – 60 giây, tối đa 10 lần. Nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện sau 10 lần xịt thuốc, hãy trợ giúp y tế khẩn cấp. Nếu mất hơn 15 phút chưa được trợ giúp, hãy lặp lại bước 2 – Sử dụng thuốc cắt cơn. Cần nhớ, các cơn hen suyễn cấp có khả năng đe dọa tính mạng nên cần được cấp cứu nếu các triệu chứng không thuyên giảm.
Biện pháp khắc phục tại nhà: Ngồi thẳng lưng sẽ giúp mở đường hô hấp, giúp không khí di chuyển qua phổi dễ dàng hơn. Giữ bình tĩnh là điều cần thiết. Phản ứng căng thẳng tự nhiên của cơ thể, có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Các bài tập thở có thể hữu ích. Mục đích của các bài tập này là giảm số lần thở, giữ cho đường thở mở lâu hơn và giúp bạn thở dễ dàng hơn. Thở mím môi: Hít vào bằng mũi. Thở ra bằng đôi môi mím chặt. Hơi thở ra phải dài gấp đôi nhịp hít vào.
Thở bụng: Hít vào bằng mũi với hai tay đặt trên bụng. Thở ra với cổ và vai thư giãn. Thở ra nên kéo dài hơn 2 hoặc 3 lần so với hít vào.
Lời khuyên của thầy thuốc
Cách tốt nhất để người bị hen suyễn thường xuyên hoặc dai dẳng ngăn chặn cơn hen là dùng thuốc dự phòng hen suyễn theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi họ có rất ít hoặc triệu chứng nhẹ. Ngoài ra, áp dụng các biện pháp hỗ trợ dự phòng kể trên sẽ giúp người bệnh kiểm soát hiệu quả bệnh hen suyễn và nâng cao chất lượng sống.
Nhận biết Cơn hen suyễn Cấp
Việc theo dõi các triệu chứng rất hữu ích vì các cơn hen suyễn thường bắt đầu từ từ. Nhận biết các triệu chứng bất thường có thể dẫn đến nhận biết sớm hơn về một cơn hen cấp. Người bệnh cần nhận biết được các dấu hiệu của một cơn hen phế quản nặng, đe dọa tính mạng để đến các cơ sở y tế kịp thời:
Thở dốc hoặc thở rít tiến triển nặng nề hơn một cách nhanh chóng.
Triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh bằng đường hít tại nhà như albuterol.
Triệu chứng xuất hiện khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi hay chỉ hoạt động nhẹ.
Ảnh hưởng của thuốc lá tới các bệnh hô hấp như thế nào?
Hút thuốc gây ra hiện tượng tăng tính đáp ứng đường thở, do ảnh hưởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, có thể gây ra khó thở.
Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến phổi và chức năng phổi như: tổn thương phổi, làm chậm phát triển chức năng phổi ở trẻ nhỏ, làm giảm chức năng phổi. Hút thuốc lá còn gây ra nhiều triệu chứng hô hấp mãn tính như: ho mãn tính, khò khè, có đờm, khó thở.
Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị tê liệt thậm chí bị phá hủy. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy, thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Các bệnh hô hấp cấp tính
Hút thuốc lá làm tăng số lần mắc bệnh và làm cho tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn. Nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp tính ở người khỏe mạnh hút thuốc cao hơn người khỏe mạnh không hút thuốc từ 1,5 đến 7 lần. So với nhóm không hút thuốc, tỷ lệ chết do lao hô hấp ở nhóm người hút thuốc cao hơn từ 3 đến 5 lần.
Các bệnh hô hấp mãn tính
So với người không hút thuốc, người hút thuốc lá có tỷ lệ mắc chứng thở khò khè cao gấp 2 lần và mắc chứng ho mãn tính và có đờm gấp 11,5 lần. 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là người nghiện thuốc lá.
Bệnh hen
Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân thở khò khè, ho và hoặc khó thở.
Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá hủy các đường dẫn khí nhỏ. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.
Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn.
Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc ngày có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ, con...). Những người hút thuốc cũng hay bị cúm. Vắc-xin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, và tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.
Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính Hen phế quản cấp tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện, xử trí. Vì vậy, nắm được những dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp và cách phòng ngừa, điều trị dưới đây sẽ giúp bạn có thể sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý này. Hen suyễn cấp tính...