Lời khai mâu thuẫn của bệnh nhân 1440, An Giang họp khẩn
Theo đánh giá của cơ quan chức năng, lời khai về vị trí vượt biên qua biên giới của bệnh nhân 1440 có mâu thuẫn.
Chiều 27/12, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình chủ trì cuộc họp khẩn với sở, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh để triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.
Đặc biệt là khi bệnh nhân 1440 (32 tuổi, quê Mang Thít, Vĩnh Long) thay đổi lời khai. Người này cho biết đã vượt biên qua khu vực cửa khẩu Long Bình (huyện An Phú, An Giang).
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, Nguyễn Thanh Bình phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Cổng thông tin An Giang
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, ban đầu bệnh nhân 1440 khai vượt biên qua đường biên giới của tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, có thời điểm, người này lại khai vượt biên qua cửa khẩu Long Bình (An Giang).
Để làm rõ thông tin, đơn vị đã cử tổ công tác đến tỉnh Vĩnh Long làm việc với cơ quan chức năng tỉnh và bệnh nhân 1440 (phương thức trực tuyến) nhằm nắm lịch trình chính xác của người bệnh.
Đại tá Bùi Bé Năm, Phó giám đốc Công an tỉnh An Giang nhận định, bệnh nhân 1440 khai vượt biên trái phép qua khu vực Long Bình, đi ngược về tỉnh Long An rồi đi xe khách về Vĩnh Long, khá xa xét về địa lý.
Video đang HOT
“Nếu như có người dẫn bệnh nhân 1440 qua biên giới ở An Giang, thì từ đây sao không về Vĩnh Long để gần hơn, tiết kiệm chi phí. Lời khai của bệnh nhân 1440 có nhiều mâu thuẫn”, Đại tá Bùi Bé Năm nhận định.
Lãnh đạo huyện An Phú cho biết, trong sáng nay, huyện đã phối hợp cùng ngành chức năng tiến hành kiểm tra các vị trí như đoạn video lời khai của bệnh nhân 1440 mà ngành chức tỉnh Tây Ninh cung cấp.
Qua đó, cơ quan chức năng cho thấy có một số địa điểm không có ở huyện.
Đại diện Bộ đội biên phòng tỉnh An Giang phát biểu
Chủ tịch UBND tỉnh An Giang yêu cầu các sở, ngành thực hiện nghiêm công văn 1366 ngày 26/12 của UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng chống Covid-19.
Người đứng đầu UBND tỉnh An Giang cho biết, đến thời điểm này tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn được kiểm soát tốt.
Tuy nhiên, trong thời gian tới chuẩn bị đón Tết Dương lịch… việc đi lại, nhu cầu về nước của công dân tại các tỉnh giáp biên giới rất lớn. Bởi vậy, tỉnh yêu cầu người dân không được lơ là, chủ quan và thực hiện nghiêm giải pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra đường bộ, quản lý chặt chẽ biên giới, tổ chức chốt chặn 24/24, nhất là các đường mòn, lối mở. Quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập cảnh, ngăn chặn triệt để trường hợp nhập cảnh trái phép.
Ông Bình đề nghị người dân phải chủ động báo với cơ quan chức năng khi phát hiện có đối tượng tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép.
“Tôi đề nghị người dân nếu phát hiện có trường hợp qua lại biên giới trái phép thì báo ngay cho chính quyền địa phương, khi đó ban chỉ đạo phòng chống dịch sẽ thưởng nóng”.
“Ngoài ra, người dân tố giác các đối tượng chuyên lập đường dây vận chuyển người trái phép qua biên giới sẽ có mức thưởng cao hơn”, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang nói.
Ông cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp chứa chấp, dung túng, bao che cho đối tượng nhập cảnh trái phép.
Nửa chữ cũng là thầy!
Sau lần đến thăm và trao số tiền hỗ trợ em Nguyễn Thị Tuyết Nhi bị tai nạn giao thông chấn thương sọ não, tôi đã có dịp gặp gỡ và lắng nghe chia sẻ của những thầy cô trong ngôi trường em đang theo học.
Và câu chuyện nhà trường tìm mọi cách giúp đỡ gia đình Tuyết Nhi đã một lần nữa chứng minh câu nói "nửa chữ cũng là thầy" vẫn luôn luôn đúng.
Thầy Dương Minh Sử nhận số tiền hỗ trợ của nhà hảo tâm dành cho em Tuyết Nhi thông qua Báo An Giang
Đến Trường Tiểu học "C" Phú Hội (An Phú, An Giang) vào một ngày cuối tuần để trao số tiền hỗ trợ cho Tuyết Nhi, tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với thầy Dương Minh Sử, Hiệu trưởng nhà trường, về quá trình vận động nguồn kinh phí để giúp đỡ gia đình em. Thật tình, tôi hơi bất ngờ khi lần đầu tiên gặp một bức "thư ngỏ" xin hỗ trợ hoàn cảnh khó khăn do một trường học thực hiện. Bởi lẽ, đó là nơi để dạy và để học theo cách nghĩ đơn thuần. Tuy nhiên, với ngôi trường nghèo khó ở một xã còn khó nghèo như Phú Hội, thì ngoài việc dạy và học còn là nơi thể hiện rất rõ tình cảm thầy trò.
"Sau khi Tuyết Nhi bị tai nạn giao thông thì bà ngoại em đến đây xin nhà trường giúp đỡ. Thật tình, với vai trò là đơn vị giáo dục, chúng tôi không biết phải giúp em bằng cách nào. Sau khi họp bàn, Ban Giám hiệu và đại diện Hội cha mẹ học sinh của trường đã thống nhất làm bức thư ngỏ để kêu gọi sự hỗ trợ của các điểm trường khác trong huyện An Phú. Trước đó, tập thể giáo viên, học sinh của trường đã đóng góp được 6 triệu đồng để hỗ trợ gia đình đưa em đi TP. Hồ Chí Minh phẫu thuật. Vì số tiền đó chẳng thấm vào đâu nên chúng tôi tiếp tục vận động, một số anh em đã đưa bức thư ngỏ lên mạng xã hội để tìm kiếm thêm những tấm lòng vàng" - thầy Dương Minh Sử kể.
Thầy Sử chia sẻ, nhà trường quyết định ra bức thư ngỏ ấy nhưng không biết mình làm như vậy có đúng hay không. Nhưng tình thế cấp bách, tấm lòng người thầy khiến họ không do dự. Sau khi bức thư ngỏ được phát đi, đã có nhiều nhà hảo tâm đến hỗ trợ Tuyết Nhi để em có thêm động lực vượt qua cơn nguy kịch. Sau khi bức thư ngỏ được gửi đi, ban giám hiệu nhà trường mới báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Phú cùng Đảng ủy, UBND xã Phú Hội về việc này. Được UBND xã Phú Hội yêu cầu làm nơi tiếp nhận, quản lý số tiền các nhà hảo tâm hỗ trợ Tuyết Nhi, nhà trường đã nhận được hơn 300 triệu đồng để chuyển đến gia đình em lo viện phí.
"Chúng tôi không nghĩ mình đang làm việc gì to tát mà đó là tấm lòng của người thầy đối với học sinh của mình. Người xưa nói, "một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" trong khi Tuyết Nhi học ở trường hơn 1 tháng đã "kha khá" chữ rồi!" - thầy Sử nói vui. Chia sẻ hóm hỉnh của người hiệu trưởng ấy làm tôi suy nghĩ về đạo thầy trò! Rõ ràng, câu nói với ấy mục đích là khẳng định truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của người Việt. Nhưng ở đây, người làm thầy đã lấy đó để nhận phần trách nhiệm phải giúp đỡ, đồng hành với học sinh của mình vượt qua cơn nguy kịch.
Từ thông tin của thầy Sử, tôi được biết Tuyết Nhi đã xuất viện về nhà và sức khỏe đang tiến triển tốt. Tuy nhiên, em sẽ còn trải qua cuộc phẫu thuật thay nắp hộp sọ với kinh phí dự kiến từ 70 - 100 triệu đồng. Hiện tại, nhà trường đang tiếp tục xin ý kiến của Đảng ủy, UBND xã Phú Hội để quản lý số tiền còn lại một cách hợp lý, nhằm giúp Tuyết Nhi có điều kiện chữa bệnh sau này. Ngoài ra, gia đình em cũng yêu cầu nhà trường có cách giữ gìn, quản lý số tiền để sử dụng lâu dài, hợp lý.
"Hiện tại, chúng tôi đã thông báo xin dừng tiếp nhận hỗ trợ bởi Tuyết Nhi đã qua cơn nguy kịch. Chúng tôi xin gửi lời tri ân đến các nhà hảo tâm đã giúp đỡ Tuyết Nhi thời gian qua. Mong rằng, những nghĩa cử cao đẹp ấy sẽ tiếp tục được phổ biến rộng rãi hơn trong xã hội" - thầy Dương Minh Sử mong mỏi.
Qua câu chuyện những giáo viên của Trường Tiểu học "C" Phú Hội tìm mọi cách giúp đỡ học sinh của mình vượt qua nguy kịch chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện đẹp về người thầy trong thời hiện đại. Có lẽ đạo lý "một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy" vẫn sẽ mãi tồn tại trong xã hội để hướng chúng ta về chân lý tốt đẹp. Và trong những ngày của tháng 11 này, mỗi chúng ta hãy nhớ đến những người thầy đã đi qua cuộc đời mình và nhất là chân lý đã trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt: "nửa chữ cũng là thầy!".
Kỳ vọng vào định hướng phát triển của An Phú Trong không khí phấn khởi chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện An Phú (An Giang) lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015-2020, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đều rất tự hào với sự kiện chính trị trọng đại của huyện nhà. Tất cả đang đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách hợp lý để...