Lời kể của thanh niên được chuộc với giá 2.600 USD từ Campuchia: Nhiều lần tìm cơ hội bỏ trốn nhưng vô vọng
Hơn 1 tháng làm việc tại một công ty ở Campuchia, T chú ý quan sát xung quanh và chờ đợi cơ hội tẩu thoát ra ngoài, tuy nhiên với sự canh gác nghiêm ngặt của hàng trăm ‘ nhân viên công ty’ thì việc bỏ trốn là điều không thể.
B.V.T (sinh năm 1999, ngụ Bình Dương) là một trong những nạn nhân bị lừa bán sang Campuchia. Ngày 30/6, T trở về Việt Nam qua cửa khẩu Long Bình ( tỉnh An Giang). T cho biết em được nhóm Youtuber người Việt chuộc về với giá 2.600 USD (khoảng 61 triệu đồng).
Clip: Em B.V.T kể lại giây phút bị lừa bán sang Campuchia
Sập bẫy vì tin ‘ việc nhẹ lương cao’
T là con trai thứ 2 trong gia đình, vì hoàn cảnh khó khăn nên em nghỉ học từ năm lớp 6. Cũng từ đó, em làm qua nhiều nghề khác nhau tại địa phương như nhân viên phục vụ, bốc vác, phụ hồ,…
Tháng 5/2022, T lên mạng tìm việc làm. Em đọc được dòng thông báo tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng từ tài khoản Facebook ‘T.Đ W.B – Tuyển dụng uy tín nhất Cambodia’ với mức lương thấp nhất từ 700-800USD/tháng (khoảng 16-18 triệu đồng/tháng) và các chế độ đãi ngộ rất hấp dẫn.
Nghĩ công việc đơn giản lại đang thất nghiệp, T chủ động liên lạc vào tài khoản được đăng công khai dưới bài tuyển dụng.
‘Trước đó, em có lên mạng tra thông tin về công ty này, thấy hiển thị đầy đủ nên tin đây là công ty chính thống. Sẵn có kinh nghiệm đánh máy vi tính nên em liên lạc xin ứng tuyển.
Vài ngày sau đó, bên kia hẹn em lên Sài Gòn để làm hộ chiếu. Ngày 18/5, em được đưa sang Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh’ – T kể lại.
T vẫn còn lưu lại những tin nhắn trao đổi với phía công ty tuyển dụng, hiện khi biết T được chuộc ra, phía này đã chủ động chặn hết liên lạc của T
Trên chuyến xe hôm ấy có 3 người đàn ông và T. Khi nghe những người này trò chuyện, T nảy sinh nghi ngờ và liên tục hỏi mình sẽ được đưa đến đâu. Đáp lại T là những câu trả lời rất mập mờ khiến sự hoài nghi trong T ngày càng lớn.
Khi xe dừng trước một toà nhà, T được đưa vào một căn phòng mà ở đó em thấy nhiều người đang dùng chất cấm. Lúc này, T tin chắc mình đã bị lừa bán sang đây.
Lo lắng, hoang mang nhưng T cố gắng giữ vẻ mặt bình tĩnh. Em liên tục đảo mắt nhìn xung quanh chờ nhóm nhân viên sơ hở để tìm cơ hội trốn thoát nhưng vô vọng.
‘Nhân viên chăm sóc khách hàng’ hoá ra là lừa đảo
Sau 1 tuần thử việc, T được chuyển đến một công ty ở Sihanoukville. Tại đây, T được cấp 1 điện thoại, 1 sim và không có bất cứ một sự hướng dẫn cụ thể nào từ công ty. T chủ động hỏi han, ‘học việc’ từ những người vào đây trước mình.
‘Em mới vào nên chỉ tiêu ban đầu không quá cao. Công viêc cụ thể của em là lấy hình các bạn nữ rồi tạo tài khoản có tên nữ giới. Sau đó em sẽ tìm kiếm các đối tượng là đàn ông, đang cô đơn rồi nhắn tin trò chuyện với họ, làm cho họ yêu mình. Sau 2-3 ngày, em rủ họ chuyển tiền vào dự án sinh lời ngay và luôn, vốn ban đầu là 5 triệu đồng.
Những lần đầu tiên, mình để cho người ta thoải mái rút tiền ra, vào và thậm chí còn tặng cho họ vài chục đô (USD) để họ tin tưởng. Những lần tiếp theo thì mình bắt đầu chặn việc rút, nhiều người càng thua càng hăng, càng chuyển nhiều tiền hơn…’ - T nói về công việc của mình ở Campuchia.
Trong hơn 1 tháng làm ‘nhân viên chăm sóc khách hàng’, T cho biết mình đã lừa được khoảng 200 triệu đồng, em được chia hoa hồng chưa đến 10%. Vì làm được việc nên T chưa bị đánh đập, chích điện như một số bạn khác thường xuyên không đạt chỉ tiêu.
Khu vực đằng sau bức tường kiên cố với hàng rào kẽm gai là nơi ‘giam lỏng’ T và nhiều người Việt Nam khác – Nguồn: Phong Bụi
Có thời điểm nhiều người cùng không đạt chỉ tiêu thì tất cả sẽ bị công ty bỏ đói, hoặc cho suất ăn ít hơn mọi lần, ai nhanh chân thì no bụng, ai chậm chân thì nhịn.
Ban ngày ngồi làm việc ở phòng máy, ban đêm T tìm cách trốn thoát khỏi công ty không khác gì ‘nhà tù’ giam lỏng này.
‘Em đếm thấy khu này có khoảng 6-7 toà nhà, mỗi toà là hàng chục tầng, ngăn cách với bên ngoài bằng một bức tường rào kẽm gai kiên cố. Bên trong cứ cách khoảng 20 bước chân lại có 1 người canh gác và họ có súng.
Khi trời tối thì người canh ở bên ngoài ít hơn, nhưng trên nóc nhà lại nhiều, họ rọi đèn pin suốt đêm. Ban ngày lại cầm súng ống ra phía ngoài canh gác.
Thấy tình hình này, em biết rằng cơ hội bỏ trốn rất mong manh, mọc cánh chưa chắc đã bay ra ngoài được. Em chỉ còn cách duy nhất là cố gắng làm việc để không bị đánh đập và bị bán sang công ty khác’ – T nhớ lại những ngày tháng ám ảnh.
Nơi em T làm việc có gắn camera khắp nơi, hàng rào bảo vệ nội bất xuất ngoại bất nhập – Nguồn: Phong Bụi
Nước mắt người mẹ
T giấu gia đình sang Campuchia làm việc nên khi biết mình đã bị lừa bán, em không dám nói với ai, càng không muốn người mẹ ở quê nhà phải lo lắng. Tuy vậy, T vẫn giữ liên lạc với người anh trai và có kể lại công việc mà em đang làm.
Khoảng đầu tháng 6/2022, chị Mai Trang nghe con trai lớn kể về việc con trai thứ (em T) bị lừa bán sang Campuchia.
‘Như sét đánh ngang tai, tôi xin nghỉ làm mấy hôm để tìm cách cứu con ra. Nhưng đồng lương công nhân ít ỏi tháng còn không đủ trả nợ thì tôi biết kiếm đâu ra số tiền 2.600 đô (USD) để chuộc con đây?’ - chị Trang bật khóc kể lại.
‘Nếu con có mệnh hệ gì, chắc tôi không sống nổi’ – chị Trang nghẹn ngào nói.
Một mặt giữ liên lạc với con, trấn an tinh thần con; mặt khác chị Trang tìm cách xoay sở, cầu cứu khắp nơi với hy vọng sẽ có cách đưa con trở về lành lặn. Một tháng từ ngày biết con bị lừa bán sang Campuchia, không đêm nào chị không khóc vì thương và lo cho con.
Ngày 29/6, một Youtuber đã bỏ ra số tiền khoảng hơn 40 triệu đồng, cùng với 20 triệu đồng chị Trang được mọi người giúp đỡ để đến chuộc T ngay tại nơi em đang làm việc.
Thời điểm được đưa ra khỏi cánh cổng toà nhà, bỏ lại đằng sau tầng tầng lớp lớp bảo vệ, T chưa dám tin rằng em đã được cứu. Chỉ đến khi ngồi trước mặt mẹ, T mới thở phào, giọng nghẹn lại, T nói lời xin lỗi vì đã để mẹ phải lo lắng cho mình suốt thời gian qua.
Chị Trang bật khóc ôm chầm lấy con thời khắc đoàn tụ – Nguồn: Phong Bụi
Căn phòng trọ chỉ vỏn vẹn hơn 10m2 năm sâu trong con hẻm là nơi hai mẹ con chị Trang đang ở. Chị nói rằng chị chẳng mong gì hơn là con trai được bình yên, khoẻ mạnh.
‘Giờ con đã về với tôi, tôi mừng lắm. Cả tôi và con như được tái sinh lần thứ 2, tôi không muốn con xa tầm mắt mình thêm lần nào nữa. Tôi mong các vị phụ huynh hãy để ý, quan tâm đến con của mình nhiều hơn. Đôi khi vì quá khó khăn mà các con tự ý quyết định rồi dễ mắc lừa kẻ xấu’ – chị Trang chia sẻ.
T nói chờ ổn định tinh thần, em sẽ tìm một công việc mới để làm. Mong muốn của em là lo được cho mẹ của mình không phải vất vả, chạy ăn từng bữa như hiện tại.
‘Việc bị lừa bán sang Capuchia vừa qua là bài học đắt giá đối với em. Em biết rằng không có cái gọi là ‘việc nhẹ lương cao’ tồn tại trên đời. Em mong các bạn hãy tỉnh táo khi lựa chọn công việc để làm, đặc biệt là sang Campuchia bởi đi dễ khó về…’ – T nói.
Chỉ cần con khoẻ mạnh, nhà mình có rau ăn rau, có cháo ăn cháo…
Truy tìm một phạm nhân đang thụ án tại Trại giam Vĩnh Quang
Ngày 9/7, Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, lực lượng chức năng đang truy tìm một phạm nhân đang thụ án tại Trại giam Vĩnh Quang (Cục C10, Bộ Công an) bỏ trốn.
Theo Công an tỉnh Vĩnh Phúc, khoảng 9h cùng ngày, phạm nhân Đặng Văn Kết (SN 1989, quê xã Hồng Đức, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đang thụ án 30 năm về tội Trộm cắp tài sản đã bỏ trốn khỏi Trung tâm y tế huyện Tam Dương khi đang điều trị. Phạm nhân đang mổ chân phải, đi tập tễnh.
Phạm nhân Đặng Văn Kết.
Công an thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương thông báo đến toàn thể người dân, nếu phát hiện thông tin đối tượng có đặc điểm nêu trên thì báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để kịp thời phối hợp truy bắt, xử lý theo quy định.
Trả lời báo chí, một lãnh đạo Trại giam Vĩnh Quang (đóng tại huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) xác nhận thông tin trên và cho biết đã báo cáo Cục C10 về vụ việc.
Hiện công an Trại giam Vĩnh Quang đang phối hợp với các lực lượng lập chốt, khoanh vùng truy bắt phạm nhân./.
Người Việt bị lừa lương 20 triệu được chuộc về từ Campuchia: Bị ép dụ người khác 'việc nhẹ lương cao' Anh T. 23 tuổi (ngụ Bình Dương) - người bị lừa sang Campuchia làm 'việc nhẹ lương cao' cho biết, mỗi ngày, anh được quản đốc giao lừa thêm nhiều người khác gia nhập các sàn thương mại điện tử giả mạo, nhằm thực hiện việc lừa đảo nạn nhân chuyển tiền. Gần 2 tháng bị lừa sang Campuchia làm "việc nhẹ lương...