Lời kể của người cả đêm tìm kiếm nữ sinh Việt trong vụ Itaewon
Ngày 3/11, nữ sinh Đ.T.T., người ra đi trong vụ việc tại Itaewon, Hàn Quốc đã về tới quê hương. Trong hành trình đó, phải kể đến sự giúp đỡ không nhỏ của M.
- người thay mặt gia đình T. làm mọi thủ tục để đưa cô về nước.
M. là người đã hỗ trợ đưa T. về Việt Nam. (Ảnh: VTC News)
VTC News đưa tin, cách đây 3 năm, khi T. rời Bình Định sang Hàn Quốc du học, M. chính là người gắn bó, động viên để cô gái trẻ dần thích nghi với cuộc sống bên nước ngoài. Thời gian qua, T. vừa học vừa chăm chỉ làm nhiều việc để có chi phí trang trải, gửi một ít về giúp gia đình. T. và M. luôn đồng hành cùng nhau. Đến tận giây phút đưa được T. về Việt Nam, nhìn di ảnh của cô, M. vẫn chưa thể chấp nhận sự thật.
Ngày cô ra đi, anh đã chạy khắp nơi, tìm cả đêm. (Ảnh: VTC News)
Đám tang của T. ở Hàn Quốc. (Ảnh: VTC News)
Chia sẻ với VTC News, M. cho biết vào đêm 29/10, T. cùng nhóm bạn tới Itaewon chơi nhưng cô gái trẻ bị mất liên lạc. Ngay lập tức, M. vội vàng chạy đi tìm. Anh dường như không thể tin được cảnh con phố vốn đông đúc nay lại trở nên hoang tàn, xe cảnh sát, cấp cứu khắp mọi nơi. Vừa nhìn mặt từng nạn nhân, anh vừa cầu nguyện cho T. được an toàn. Cả đêm ngược xuôi tìm kiếm từ bệnh viện tới cảnh sát… gọi điện liên tục nhưng M. không thể thấy T.
Bố mẹ đau đớn khi nghe tin con gái ra đi. (Ảnh: Thanh Niên)
Chiều 30/10, sau cuộc điện thoại, M. lập tức tới viện và lặng người khi nhận dạng nạn nhân đúng là cô gái mà mình đang nỗ lực tìm kiếm. Anh run run gọi điện cho gia đình T. ở Việt Nam: ” Đúng là em T., con xin lỗi vì đã không bảo vệ được em”. Vì gia đình không thể sang Hàn nên M. được ủy quyền hoàn thiện mọi thủ tục đưa T. về nước. Mặc dù đau đớn nhưng anh vẫn phải gắng giữ bình tĩnh để lo lễ viếng cho T. Được sự giúp đỡ của Đại sứ quán Việt Nam cùng mọi người, anh đã hoàn tất mọi thủ tục, đúng như ý nguyện đưa T. về nước.
T. được đưa về quê nhà. (Ảnh: VTC News)
Video đang HOT
Chiều ngày 2/11, T. được đưa ra sân bay trở về Việt Nam. Tiếp tục quãng đường suốt 5 giờ trên máy bay, M. lúc nào cũng tự động viên bản thân phải mạnh mẽ. Khi máy bay hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất, M. nhận linh cữu của T. rồi di chuyển bằng ô tô hơn 600km để về Bình Định. M. sẽ ở lại cùng gia đình T. để tiễn cô về với đất mẹ. Ngày 7/11, M. trở lại Hàn Quốc.
Bố lặng người chờ con về nước. (Ảnh: VTC News)
Trước đó, khi T. về tới quê hương, bố mẹ em dường như không thể giữ được bình tĩnh. Người mẹ liên tục gào khóc nức nở còn bố lại ngã quỵ, đi đến ôm lấy di quan của con. Họ không thể ngờ ngày đi con gái vui vẻ, tươi tắn bao nhiêu thì bây giờ trở về lại lạnh lẽo đến đáng sợ. Bà con lối xóm cũng không khỏi xót xa, nhiều người cả đêm không thể ngủ, lúc thấy T. về đã bật khóc nức nở.
Bà con lối xóm thương tiếc cho T. vì còn cả tương lai phía trước. (Ảnh: VTC News)
Nỗi đau này sẽ mãi không thể nào nguôi ngoai. (Ảnh: VTC News)
Hành trình của T. đã khép lại, gia đình em tại Việt Nam đang tiến hành mọi thủ tục, các bước cuối cùng để đưa con gái về với đất mẹ. Câu chuyện của T. khiến người khác xót xa nhưng nó cũng là lời cảnh báo cần phải biết tự bảo vệ bản thân khi tới nơi đông đúc.
Vụ việc tại Hàn Quốc đã khiến 156 người ra đi. Ngoài ra, có nhiều trường hợp đang nguy kịch, phải cấp cứu tại bệnh viện. Một lần nữa, sự việc là hồi chuông cảnh báo cho tất cả chúng ta không được chủ quan khi xuất hiện tại nơi đông người. Khi cảm nhận được áp lực vì quá đông đúc, mỗi người hãy bình tĩnh, tìm cách rời khỏi đó ngay lập tức.
Biết làm thủ thuật hồi sức cấp cứu nhưng người Hàn vẫn không dám hỗ trợ nạn nhân, vì sao?
Biết làm thủ thuật hồi sức cấp cứu CPR, nhưng nhiều người dân Hàn Quốc vẫn không dám hỗ trợ nạn nhân vì sợ trách nhiệm pháp lý ràng buộc.
Sau thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon trong lễ hội Halloween vào đêm ngày 29/10 khiến 156 người thiệt mạng, tầm quan trọng của thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR) và sơ cứu ban đầu càng được chú trọng. Do đó, chính phủ Hàn Quốc đang mở rộng chương trình đào tạo CPR cho các thanh thiếu niên và nhân viên làm việc tại những cơ sở liên quan tới giới trẻ.
Vào thời điểm xảy ra thảm họa ở Itaewon, các nhân viên y tế, cảnh sát và nhiều người dân đã cố gắng làm CPR để cứu hàng chục nạn nhân rơi vào tình trạng ngưng tim, sau khi họ bị mắc kẹt và bị xô ngã trong con hẻm nhỏ hẹp.
Nhân viên y tế cùng người dân làm thủ thuật CPR cấp cứu cho các nạn nhân trong thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon. (Ảnh: Yonhap)
CPR là một thủ thuật khẩn cấp, kết hợp giữa ấn ngực và thông khí nhân tạo mục đích để hồi phục lượng máu giàu oxy lên não của bệnh nhân, từ đó bảo tồn chức năng não của bệnh nhân được nguyên vẹn cho đến khi các biện pháp cấp cứu y tế tiếp theo được thực hiện. Việc thực hiện CPR một cách nhanh chóng sẽ tăng cơ hội sống cho nạn nhân bị ngưng tim lên 2 - 3 lần.
Theo Korea Times, sau thảm kịch giẫm đạp ở Itaewon, mạng xã hội Hàn Quốc tràn ngập các video hướng dẫn cách làm thủ thuật CPR. Ngoài ra, nhiều người cũng đổ xô đăng ký tham gia các khóa học miễn phí cấp cứu được chính quyền địa phương tổ chức.
Trong thông báo hôm 3/11, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc cho hay cơ quan này sẽ mở rộng đào tạo CPR cho thanh thiếu niên và các nhân viên làm việc tại cơ sở phục vụ giới trẻ.
Trong vòng 3 ngày qua, Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc đã phân phát các thiết bị và tài liệu giảng dạy CPR cho các trung tâm giới trẻ, đồng thời đưa yêu cầu tham gia khóa học bắt buộc này đối với những ai muốn vào làm việc tại các cơ sở phục vụ giới trẻ.
Trước đó, hôm 1/11, Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo sẽ tăng cường đào tạo CPR tại các trường học trong cả nước.
Theo chương trình giảng dạy hiện nay, học sinh cấp 1, 2 và 3 đều được tham gia các khóa học CPR và kỹ năng sơ cứu ban đầu trong vòng 2 tiếng đồng hồ/năm. Tuy nhiên, do thiếu các nguồn tài nguyên như bộ thiết bị CPR, hầu hết các trường chỉ học lý thuyết mà không được thực hành thực tế.
Do đó, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cho biết sẽ mở rộng hợp tác với các cơ quan liên quan để cung cấp thiết bị học cần thiết, cũng như tái triển khai các chương trình giáo dục an toàn bao gồm những biện pháp bảo toàn tính mạng khi ở nơi đông người.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, ngoài mở rộng đào tạo CPR, các quy định và luật liên quan tới CPR cũng cần được sửa đổi để khuyến khích người dân chủ động làm CPR cho nạn nhân trong tình huống khẩn cấp. Nguyên nhân là do nhiều người dù biết làm thủ thuật CPR, nhưng vẫn do dự vì lo sợ phải đối mặt với pháp luật trong trường hợp nạn nhân gặp chuyển biến xấu.
Theo luật hiện hành, nếu một người dân bình thường hoặc nhân viên y tế có bằng cấp nhưng không trong ca làm việc thực hiện thủ thuật CPR, nếu gây tổn thương thể chất cho bệnh nhân, người làm CPR được miễn trừ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chết, người thực hiện CPR có thể bị luận tội hình sự "giảm nhẹ".
Các bác sĩ cho rằng dù bộ luật hiện hành có mục đích ngăn chặn người thực hiện thủ thuật CPR quá mạnh tay nhưng vẫn có khả năng cứu sống được bệnh nhân, song lại kèm theo trách nhiệm pháp lý nếu như bệnh nhân rơi vào trường hợp xấu.
Hàn Quốc tăng cường đào tạo CPR và cấp cứu ban đầu cho thanh thiếu niên và người trẻ. (Ảnh: Yonhap)
Cho tới nay chưa có trường hợp nào bị đưa ra tòa án xét xử và phải chịu trách nhiệm pháp lý sau khi hỗ trợ nạn nhân làm CPR. Tuy nhiên, theo bác sĩ Park Soo-hyun tại khoa cấp cứu ở Bệnh viện Mokdong thuộc Đại học Nữ Ewha, một số người đã phải đối mặt với các vụ kiện dân sự mà bên đệ đơn kiện là bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân.
"Trong tình huống bị ngưng tim, mỗi giây đều đáng quý. Và CPR là phương pháp cứu mạng duy nhất mà những người không phải là nhân viên y tế có thể làm được trong lúc chờ xe cấp cứu. Có nhiều trường hợp bệnh nhân được người đi đường cứu mạng nhờ làm CPR kịp thời", bà Park nói với Korea Times.
"Do đó, các bộ luật hiện hành là không phù hợp khi vẫn đề cập tới trách nhiệm pháp lý trong trường hợp bệnh nhân qua đời", bà Park nói thêm.
Bà Park cũng cho biết bà đã vô cùng ngạc nhiên và xúc động khi biết nhiều người đã ngay lập tức làm thủ thuật CPR để cứu các nạn nhân trong thảm họa ở Itaewon.
"Ngay cả khi mọi người biết làm thủ thuật CPR, nhưng sẽ rất khó đối với một người bình thường đối mặt với tình huống thực tế bị sốc tâm lý khi mà hàng chục người đang sắp chết ở xung quanh", bà Park nhấn mạnh.
Hồi đầu tháng Sáu, nghị sĩ Shin Hyun-young thuộc đảng Dân chủ Hàn Quốc cũng đã đề xuất dự luật mang tên "Luật Người tốt" nhằm khuyến khích người dân cứu nạn nhân đang gặp nguy hiểm bằng cách giới hạn trách nhiệm pháp lý với người hỗ trợ.
Nếu như dự luật được thông qua, nó sẽ bảo vệ pháp lý cho những người có lý do chính đáng cứu nạn nhân trong trường hợp nạn nhân không may gặp hậu quả xấu.
"Dự luật cũng sẽ bảo vệ tốt hơn cho các bệnh nhân trong tình huống khẩn cấp bằng cách khuyến khích người dân chủ động hỗ trợ cứu mạng", bà Shin đề xuất dự luật sau khi dùng thủ thuật CPR để cứu một người đàn ông bị ngưng tim trên một chuyến tàu tốc hành hồi tháng Năm.
Cũng theo bà Shin, dự luật được đề xuất không trói buộc trách nhiệm pháp lý liên quan tới hành vi sơ suất trong lúc cứu mạng nạn nhân.
Chủ đề Halloween có thể bị cấm phát sóng trên truyền hình Hàn Quốc vĩnh viễn Với thảm kịch giẫm đạp tại Itaewon vừa diễn ra, rất có thể những chủ đề liên quan tới Halloween sẽ bị cấm phát sóng trong nhiều năm tới nhằm tưởng nhớ các nạn nhân. (Ảnh: Korean Wonders) Hàng năm, các nhà đài Hàn Quốc thường lên kế hoạch kĩ lưỡng cho các tập chương trình truyền hình và sự kiện đặc biệt...