Lợi ích tuyệt vời của lá tía tô đối với trẻ sơ sinh
Ngoài việc được sử dụng như là gia vị trong các món ăn thì lá tía tô còn được biết đến là một vị thuốc mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đăc biêt la tre nho.
Theo Đông Y, tía tô là loại cây thảo dược chứa tinh dầu perillaldehyd, L-perrilla alcohol, limonen, -pinen, hydrocumin nên có tác dụng tốt trong chữa ho, giảm đau, giải độc, long đờm…Vì là thảo dược lành tính nên mẹ hoàn toàn yên tâm để dùng lá tía tô để chăm sóc bé cho khỏe mạnh hơn.
La tia tô co nhiêu lơi ich đôi vơi sưc khoe tre nho (Anh minh hoa)
H a sôt cho tre sơ sinh băng la tia tô
Kinh nghiệm rất nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai cho nhau cho thấy có thể hạ sôt cho bé bằng cách cho ăn cháo tía tô hoặc uống nước lá tía tô rồi cho bé bú thật nhiều trước hôm đi tiêm phòng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bé bú sữa mẹ có chứa hoạt chất từ lá tía tô sẽ làm cơ thể nóng lên, tiết mồ hôi từ đó thải được độc tố.
Nếu sử dụng lá tía tô để hạ sốt cho bé thì bé sẽ ra mồ hôi nhiều, mẹ lưu ý mặc đồ thoáng mát cho bé, lấy khăn mềm lau lưng, bẹn, nách, chân tay cho bé để tránh tình trạng cảm lạnh vì mồ hôi ra nhiều.
Cách làm nước lá tía tô hạ sốt cho bé
Áp dụng đối với trẻ sơ sinh bú mẹ: Lấy 10 lá tía tô đem rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó cho vào cối giã nhuyễn để lấy nước cốt, mẹ uống trực tiếp rồi cho bé bú trước và sau khi tiêm phòng cho bé. Nếu nguyên nhân bé sốt không phải do tiêm phòng thì mẹ cũng nên áp dụng cách này và cho bé bú càng nhiều càng tốt.
Video đang HOT
Áp dụng khi trẻ uống sữa công thưc: Với những bé uống sữa công thức thì mẹ có thể dùng 20g lá tía tô, đem giã lấy nước cốt, pha thêm chút nước ấm cho bé uống mỗi lần 2.5ml, ngày uống 3 lần là được.
Lá tía tô giúp hạ sốt hiệu quả cho trẻ sơ sinh (Anh minh hoa)
Dùng lá tía tô chữa ho cho trẻ sơ sinh
Lá tía tô có tác dụng bổ tỳ vị nên giảm ho rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài ra, loại lá này còn có tác dụng giúp long đờm nên cũng thích hợp trị ho cho trẻ bị ho có đờm.
Nguyên liệu: Lá tía tô: 20g; Hoa đu đủ đực: 5-10g; Hoa khế: 5g; Đường phèn: 5g
Cách thực hiện: Rửa sạch lá tía tô, hoa khế và hoa đu đủ đực để ráo nước. Cho tất cả vào cối giã nát rồi lọc lấy nước cốt, cho thêm đường phèn vào rồi hấp cách thủy. Để nguội cho bé dùng dần. Các mẹ cho bé uống 5 lần mỗi ngày, mỗi lần 2,5ml (khoảng nửa muỗng cà phê). Bài thuốc này đặc biệt hiệu quả với trẻ sơ sinh bị ho khan, ho nặng tiếng và có nhiều đờm.
Dùng lá tía tô nấu nước tắm trị rôm sẩy cho trẻ (Anh minh hoa)
Trị rôm sẩy cho trẻ sơ sinh bằng lá tía tô
Lá tía tô được xem như một loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn nên các mẹ có thể dùng lá tía tô để trị rôm sẩy cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu thấy da bé có dấu hiệu ngứa, mụn nhọn thì mẹ chỉ cần cho bé tắm nước lá tía tô đều đặn một tuần là tình hình sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn mà không cần bôi bất kì một loại thuốc nào khác.
Cách làm: Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô, rửa sạch với muối cho sạch hết bụi bẩn và lông tơ trên lá để tránh gây kích ứng với làn da mỏng manh của bé. Sau đó, các mẹ mang lá đi xay nát rồi dùng dây lọc lấy nước cốt nấu nước cho bé tắm.Hoặc các mẹ có thể để nguyên lá nấu nước cho bé. Khi tắm chỉ cần loại bỏ hết phần lá.
Lưu ý: Trong trường hợp da bé bị lở loét, trầy xước hay mưng mủ thì mẹ không nên cho bé tắm nước lá tía tô bởi dễ gây nhiễm khuẩn.
Xông hơi tri cam cum cho tre băng la tia tô
Nếu thấy trẻ có dấu hiệu cảm cúm cùng dấu hiệu gai rét mà không ra mồ hôi thì mẹ có thể áp dụng cách chữa như sau cho con bằng lá tía tô.
Mẹ lấy 1 nắm lá tía tô, 1 nắm bạc hà, 1 nắm lá sả rồi bỏ chung vào nấu nước cho sôi tầm 5 phút. Mẹ giữ nguyên hơi nóng từ xoong rồi tiến hành xông cho bé nhanh ra mồ hôi để hết cảm cúm.
Trên đây là một số tác dụng của lá tía tô với trẻ sơ sinh mẹ nên lưu lại để nếu trẻ có dầu hiệu cảm sốt, ho…thì mẹ có thể áp dụng ngay sẽ giúp bé yêu tránh được một số bệnh mà không cần dùng thuốc.
Mẹ mới sinh nào cũng cần học nguyên tắc bổ sung sữa công thức cho trẻ sơ sinh khi mẹ chưa đủ sữa
Ai cũng biết khi sữa mẹ chưa về đủ thì cần bổ sung sữa công thức cho trẻ sơ sinh. Nhưng bổ sung như thế nào là hợp lý?
Sữa mẹ là thực phẩm lý tưởng và lành mạnh nhất cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh. Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo rằng nên cho trẻ sơ sinh trong vòng 6 tháng tuổi bú sữa mẹ hoàn toàn.
Nhưng có một số bà mẹ không thể hoàn thành việc này vì không đủ sữa mẹ. Tại thời điểm này, cần phải cho trẻ uống thêm sữa công thức. Phương pháp cho ăn này được gọi là cho ăn hỗn hợp hoặc cho con bú một phần.
Vậy mẹ cần phải chú ý những gì khi cho bé bú hỗn hợp?
1. Trước khi cho trẻ uống thêm sữa công thức mẹ cần phải xem xét, đánh giá lại là thực sự có phải là mình không đủ sữa mẹ cho con bú qua một số yếu tố như số lần đi tiểu/thay bỉm của bé có ít hơn 6-8 lần mỗi ngày? Tình trạng đại tiện của bé phân có cứng, khô và khó đi? Môi và da trẻ có bị nứt nẻ? Trẻ bú xong có ngủ ngon hay quấy khóc? Nếu thực sự không đáp ứng được các yêu cầu trên thì hãy xem xét tới việc bổ sung thêm sữa công thức cho trẻ.
2. Khi cho trẻ uống thêm sữa ngoài, mẹ cần chọn loại sữa có hương vị gần giống sữa mẹ nhất. Sau khi cho trẻ ăn cần theo dõi phân của trẻ để đánh giá xem trẻ có hợp sữa hay không. Lượng sữa bột công thức nên được tăng theo độ tuổi của bé và mức độ thiếu sữa mẹ.
3. Tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho sữa mẹ trước. Tức là mỗi cữ bú mẹ sẽ cho bé bú sữa mẹ trước tiên. Sau đó mới cho trẻ bú thêm sữa công thức.
Ngoài ra, mẹ nên cố gắng duy trì ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để tăng tiết sữa mẹ.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón và cách điều trị Đâu là dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón mà các mẹ cần biết để thực hiện kiểm tra và theo dõi tình hình sức khỏe của bé. Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh xảy ra gây nên những khó chịu cho trẻ nhỏ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ hay vui chơi. Đây là nguyên nhân khiến các bậc...