Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của ngò gai
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lá ngò gai tươi chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như chất đạm, chất béo, chất bột-đường, phốt-pho, sắt, cùng nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu. Không chỉ vậy, loại rau thơm quen thuộc này còn là “bài thuốc” chữa trị nhiều bệnh.
1. Trị nhiều bệnh truyền nhiễm. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm DARU, ngò gai sở hữu các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm giúp chống lại nhiều chủng vi khuẩn, một số loại virus và nấm. Chẳng hạn, ngò gai dồi dào flavonoid, tannin và nhiều triterpenoid có công dụng tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét. Hoạt chất tự nhiên phytochemical trong thảo mộc này tấn công các tác nhân gây bệnh và có thể trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn ở người, kể cả vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
2. Kiểm soát bệnh tiểu đường. Ngò gai chứa một thành phần chống ôxy hóa mạnh cùng hàm lượng cao vitamin C, cũng là một chất chống ôxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại. Nhờ vậy, thảo dược này có ích cho việc điều trị bệnh tiểu đường và nhiều rối loạn khác do tình trạng căng thẳng ôxy hóa trong cơ thể gây ra.
3. Tốt cho tim. Ngò gai là thảo mộc chứa hàm lượng cao chất sắt, đạm, canxi, vitamin (A, B và C) và carotene. Đây đều là những hợp chất giúp kiểm soát chứng cao huyết áp – lợi ích giúp tim luôn khỏe mạnh. Không chỉ vậy, các hợp chất như saponin, flavonoid, coumarin, steroid và axít caffeic trong ngò gai còn mang lại đặc tính kháng viêm nổi trội. Theo một nghiên cứu, ngò gai giúp giảm tình trạng viêm ở người mắc bệnh mạch máu và tim ở giai đoạn cấp tính, cũng như viêm do dịch cơ thể chứa nhiều đạm.
4. Phòng ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh. Cũng nhờ chứa các thành phần kháng viêm, ngò gai phòng ngừa hiệu quả các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson. Cụ thể, hợp chất saponin và flavonoid trong rau này giúp giảm tình trạng viêm tế bào não, trong khi vitamin C giúp ngừa tổn thương não do tình trạng căng thẳng ôxy hóa gây ra.
5. Trị hôi miệng. Mùi thơm của ngò gai chữa hôi miệng rất hiệu quả. Lá rau tươi còn chứa diệp lục tố có tác dụng khử mùi, nên nhai sống ngò gai có thể giúp trung hòa hợp chất lưu huỳnh – tác nhân chính gây mùi hôi trong miệng.
Video đang HOT
6. Khắc phục vấn đề ở tuyến tiền liệt và đường tiểu. Trong y học châu Âu, ngò gai là thảo dược lợi tiểu, giúp phòng và điều trị các bệnh như viêm bàng quang, viêm niệu đạo và tiểu buốt, cũng như hỗ trợ điều trị viêm tuyến tiền liệt mãn tính.
7. Trị hen suyễn. Ngò gai là thành phần không thể thiếu trong một loại trà chữa hen suyễn của người dân vùng Caribbe, cùng với những thảo mộc khác như hạt tiêu, sả, hạt nhục đậu khấu và cây hương nhu (Tulsi).
8. Giảm đau, hạ sốt. Thành phần Trimethylbenzaldehydes trong ngò gai là một chất giảm đau mạnh mẽ, có thể làm dịu mọi cơn đau cấp tính như đau tai, đau đầu, đau vùng chậu, đau cơ và khớp. Hoạt chất stigmasterol trong rau này thì giúp chữa sốt, cảm cúm, cảm lạnh và các triệu chứng liên quan.
9. Phòng ngừa vấn đề tiêu hóa. Hàm lượng carotenoid, lutein và phenolic trong ngò gai giúp bình ổn hoạt động tiêu hóa và phòng tránh các chứng rối loạn tiêu hóa khác, từ đó duy trì tốt sức khỏe đường ruột. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dược học Ấn Độ, loại rau này chứa chất diệt giun nên cũng có tác dụng tẩy giun tự nhiên.
10. Trị phù nề. Theo một nghiên cứu, các thành phần stigmasterol, beta-sitosterol, brassicasterol và các hợp chất terpenic trong ngò gai giúp giảm tình trạng sưng phù của cơ thể (do mang thai, nhiễm trùng hoặc dùng thuốc).
11. Chữa vô sinh. Không chỉ giúp nữ giới giảm đau bụng kinh, ngò gai từ xưa đã được xem là thảo mộc cải thiện khả năng sinh sản cũng như điều trị hiếm muộn, vô sinh cho cả nam lẫn nữ. Ngoài ra, loại rau này còn hoạt động như một chất kích thích tình dục tự nhiên.
12. Ngừa co giật do động kinh. Lợi ích này xuất phát từ các hoạt chất như eryngial, flavonoid và tannin sẵn có trong ngò gai.
Người phụ nữ 34 tuổi tử vong vì uống 2 lít nước ngọt mỗi ngày
Uống quá nhiều nước ngọt khiến Amy nhanh chóng suy sụp khi có tiền sử động kinh, trầm cảm.
Amy Louise Thorpe (người New Zealand) đang mang thai 15 tuần khi qua đời tại nhà riêng ở Invercargill, New Zealand. Người thân phát hiện bà mẹ 34 tuổi nằm úp mặt, bất động trên giường.
Mới đây, nhân viên điều tra David Robinson thông báo, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Amy chính là việc tiêu thụ quá nhiều nước có ga. Mỗi ngày, cô uống 2 lít nước ngọt và khoảng 500 ml tới một lít nước tăng lực.
Amy có tiền sử bị động kinh và kể từ khi có bầu, tần suất co giật của cô tăng lên mỗi tuần một cơn.
Uống quá nhiều nước ngọt khiến sức khỏe của Amy bị ảnh hưởng
Người mẹ trẻ được gợi ý tới gặp chuyên gia sản, phụ khoa. Bác sĩ nhận định, cô không có khả năng kiểm soát các rối loạn co giật.
Một tháng trước khi chết, Amy tới gặp bác sĩ thần kinh học Graeme Hammond-Tooke. Vị này gợi ý cô nên thử các loại thuốc chống động kinh hoặc vào viện để đo điện não.
Các mẫu máu và nước tiểu của Amy cho thấy lượng caffeine và nicotine lớn. Cô là người nghiện thuốc lá nặng và uống nhiều nước ngọt. Bạn đời của Amy cho biết, cô còn bị trầm cảm, căng thẳng và ngưng thở khi ngủ. Ba ngày trước khi mất, cô trải qua một cơn co giật.
Bác sĩ thần kinh học Hammond-Tooke cho hay, uống các loại nước có nhiều caffeine sẽ tăng nguy cơ động kinh. Loại chất này cũng làm giảm tác dụng của một số loại thuốc.
"Với bệnh nhân Amy Louise Thorpe, tôi nghĩ có thể lượng caffeine quá mức khiến việc kiểm soát co giật khó khăn. Ngoài ra, sức khỏe của cô ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng", vị bác sĩ này cho hay.
Điều tra viên Robinson khẳng định, việc công bố trường hợp này sẽ cảnh báo cộng đồng về các nguy hiểm tiềm tàng của việc dùng caffeine quá nhiều.
Năm 2010, một phụ nữ ở New Zealand đã chết sau khi uống 8 lít nước ngọt mỗi ngày trong một vài năm. Năm 2018, một nghiên cứu ở Canada cho thấy nước tăng lực có thể gây ra các tác dụng phụ như đau tim và co giật ở trẻ.
Nhiều nhà vận động ở Anh cũng từng kêu gọi chính phủ cấm bán nước tăng lực cho trẻ em dưới 16 tuổi.
Cha mẹ cần tránh những gì để con không mắc viêm não Nhật Bản và biến chứng nặng hơn Bệnh viêm não Nhật Bản thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng ban đầu rất giống với các bệnh viêm nhiễm khác. Ảnh minh họa Trước đây, mỗi năm Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 300-500 ca viêm não nói chung, trong đó 1/5 là viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên những năm gần đây nhờ tiêm phòng, tỉ...