Lợi ích kép từ việc giảm lãi suất của ngân hàng nhà nước
Theo các chuyên gia kinh tế, quyết định giảm lãi suất của ngân hàng nhà nước sẽ hỗ trợ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận dòng vốn rẻ tốt hơn.
Lợi ích kép từ việc giảm lãi suất của ngân hàng nhà nước
Cụ thể, các lãi suất như tái cấp vốn, lãi suất vay qua đêm giảm 1%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm 0,5%. Tuy nhiên, các lãi suất cơ bản chỉ giảm nhẹ: trần lãi suất huy động giảm 0,25-0,3%/năm, trần lãi vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%.
Nhận xét về động thái giảm lãi suất điều hành của ngân hàng nhà nước (NHNN), TS. LS Bùi Quang Tín – CEO Trường Doanh nhân Bizlight, giảng viên Đại học Ngân hàng TP. HCM cho rằng, quyết định giảm lãi suất của NHNN hiện nay khá tương quan với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, tỷ giá…
Cũng theo TS. Bùi Quang Tín, lần điều chỉnh lãi suất này của NHNN là phù hợp với động thái điều chỉnh lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương nhiều nước trên thế giới. Song sự tác động này mang tính trung, dài hạn và chỉ tác động tới các khoản vay mới.
Rõ ràng, việc giảm lãi suất sẽ hỗ trợ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận dòng vốn rẻ tốt hơn. Bởi nhu cầu vốn của doanh nghiệp hiện nay yếu, do kinh doanh đình trệ, chờ dịch bệnh kiểm soát xong…
Ngoài ra, TS Bùi Quang Tín cũng khuyến cáo khách hàng, hiện lãi suất huy động kỳ hạn dài phổ biến từ 7-8%/năm, do đó nếu trừ đi lạm phát 4%, người dân vẫn có lợi. Kể cả khi lãi suất kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm còn 4,75%, người dân vẫn có khoản dư nhất định.
Vì vậy, trong bối cảnh chung của các lĩnh vực đầu tư đang bị tác động bởi dịch Covid -19, lãi suất tiết kiệm vẫn đang tạo ra mức lợi tức nhất định cho người dân. Nói cách khác, gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả thời điểm này”, TS. Bùi Quang Tín nêu.
Video đang HOT
Lan Thanh
Cho vay doanh nghiệp trả lương lãi suất 0%, cần có cơ chế giám sát
Trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu việc cho vay tái cấp vốn, lãi suất 0% để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động.
Trong đó, có nội dung hỗ trợ người sử dụng lao động được vay Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với lãi suất 0%, thời hạn không quá 12 tháng, mức vay tối đa theo 50% mức lương tối thiểu vùng/tháng/người để trả lương cho người lao động bị ngừng việc trong 3 tháng và có trách nhiệm trả số tiền lương ngừng việc còn lại cho người lao động.
Dự kiến số tiền cho vay là 16.200 tỷ đồng, tổng số lao động được hỗ trợ là 3 triệu người.
ây được nhận định là tin vui không chỉ với doanh nghiệp mà cả với người lao động và trong đó, minh chứng khá rõ nét đối với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực thâm dụng lao động như dệt may, da giày.
ầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát từ Trung Quốc khiến ngành dệt may Việt Nam rơi vào khó khăn do thiếu hụt nguyên phụ liệu sản xuất.
Khi nỗi lo về nguyên liệu chưa kịp giải tỏa, thì mới đây, nhiều doanh nghiệp nhận được thông báo các đối tác tại thị trường Mỹ và EU sẽ tạm ngưng nhận hàng trong khoảng thời gian từ 3 tuần đến 1 tháng.
Mặc dù vậy, vấn đề cấp bách nhất được các lãnh đạo doanh nghiệp cho biết là làm thế nào để đảm bảo đời sống cho người lao động.
ặc thù của ngành dệt may là sử dụng nhiều lao động và phần lớn là lao động phổ thông, không có khả năng chuyển đổi công việc trong tình hình hiện nay.
Do đó, việc duy trì việc làm và thu nhập cho công nhân không chỉ là bài toán sống còn của doanh nghiệp, mà còn tác động rất lớn đến đời sống xã hội.
Theo các doanh nghiệp dệt may, xuất khẩu hàng hóa bị đình trệ, doanh nghiệp giảm giờ làm, nhưng vẫn phải trả lương cơ bản cho công nhân với mức trung bình hơn 6 triệu đồng/người/tháng.
Như vậy, ước tính một doanh nghiệp quy mô vừa, với khoảng 1.000 lao động, mỗi tháng phải chi trả hơn 6 tỷ đồng tiền nhân công, còn những doanh nghiệp lớn với quy mô từ 10.000 lao động thì số tiền trả lương hàng tháng lên tới hàng chục tỷ đồng.
Thực tế cho thấy, nếu không xử lý tốt vấn đề này có thể dẫn tới việc doanh nghiệp buộc phải sa thải lao động hàng loạt.
iều đó không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp khi dịch bệnh qua đi, mà nó còn tiềm ẩn nhiều vấn đề gây bất ổn xã hội.
Theo Tổng cục Thống kê, về tình hình lao động, việc làm quý I/2020, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở mức thấp kỷ lục do dịch bệnh.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.
Về phía ngân hàng, trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, vấn đề được các lãnh đạo ngân hàng đặc biệt quan tâm đó là cơ chế cho vay, cơ chế giám sát để chính sách hỗ trợ hướng đến đối tượng thụ hưởng cuối cùng là người lao động, tránh các trường hợp trục lợi, bên cạnh cơ chế xử lý rủi ro.
"Ngân hàng có phải trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản cho vay này hay không? Thậm chí trong trường hợp xấu nhất là doanh nghiệp phá sản, không trả được nợ, rủi ro này được xử lý thế nào? ó là những vấn đề vô cùng quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách cần phải tính tới nếu muốn chính sách có thể sớm đi vào cuộc sống, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, mà không tạo rủi ro cho ngân hàng", TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế phân tích.
Trong diễn biến mới nhất, Thường trực Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội vừa đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Ủy ban nhân dân Thành phố trong việc bổ sung 650 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác (đợt 1) qua chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội.
ược biết, nguồn vốn này nhắm đáp ứng khoảng 65% nhu cầu vốn cần thiết để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố nhằm phục hồi sản xuất, khắc phục thiệt hại do dịch bệnh trong năm 2020, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
NHCSXH cho biết, đơn vị này đang hoàn thiện hướng dẫn liên quan đến công tác hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhằm đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch.
Nhuệ Mẫn
Bơm 2.000 tỷ cho vay nhà ở xã hội, vạn dân đón tin vui giữa mùa dịch Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3. Trong đó, yêu cầu bổ sung 2.000 tỷ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do NHNN chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội. Cụ thể, về giải pháp để thúc đẩy phát triển nhà ở xã...