Lợi ích của khoai lang đối với sức khỏe
Khoai lang là một trong những loại thực phẩm quen thuộc đối với người Việt Nam. Giá trị dinh dưỡng của khoai lang rất cao và được các nhà khoa học đánh giá là rất tốt cho sức khỏe.
Ảnh: premium-gourmet.com
Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời mà khoai lang mang lại cho sức khỏe của chúng ta.
1. Phòng ngừa bệnh ung thư
Ảnh: zahidadental.com
Lượng vitamin A và C dồi dào trong khoai lang góp phần ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư khác nhau. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới đã cho thấy chất sắt chống ôxy hóa Antoxian có nhiều trong tinh bột của khoai lang, có tác dụng giảm tác động nguy hiểm của kim loại nặng và các gốc ôxy hóa tự do đối với cơ thể.
Ảnh: foodieinberlin.com
Khoai lang có khả năng chống lại sự viêm nhiễm rất tốt vì nó chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang thường xuyên.
Video đang HOT
3. Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Ảnh: healthand-happiness.blogspot.com
Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp. Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy việc tiêu thụ nhiều chất beta cryptoxanthin giúp giảm 50 % tỷ lệ phát triển của bệnh viêm khớp. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì collagen và giảm thiểu tỉ lệ phát triển của bệnh viêm khớp.
4. Cân bằng lượng đường trong máu
Ảnh: diabetestips.org
Chất carotenoid trong khoai lang có thể giúp cho cơ thể cân bằng lượng đường trong máu. Lượng chất xơ hòa tan có trong khoai lang còn hỗ trợ việc hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu. Chất axít chlorogenic cũng có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác…
5. Điều trị bệnh loét dạ dày
Ảnh: ayushveda.com
Khoai lang còn có khả năng làm dịu nhẹ và điều trị bệnh loét dạ dày vì nó chứa nhiều vitamin B, vitamin C, potassium, beta carotene và canxi. Chất xơ có trong khoai lang giúp phòng ngừa bệnh táo bón và kiểm soát nồng độ axít trong dạ dày nên cũng góp phần làm giảm các cơn đau và viêm loét dạ dày.
6. Phòng ngừa bệnh khí phế thũng
Ảnh: wordsa.co.gp
Khoai lang có thể cung cấp vitamin A cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới cho rằng, những người hút thuốc nên hấp thu nhiều vitamin A vì bệnh khí phế thũng và các bệnh về phổi có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin A do việc hút thuốc gây ra.
7. Tốt cho bộ máy tiêu hóa
Ảnh: babytipz.com
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp thúc đẩy hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Các nghiên cứu còn cho thấy chất xơ có tác dụng làm sạch các kim loại nặng trong bộ máy tiêu hóa như Asen và thủy ngân.
Theo PNO
Những lưu ý khi cho trẻ ăn phomai
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa được xem là nguồn thực phẩm chủ yếu dành cho trẻ nhỏ. Trong số đó, phomai là một trong những lựa chọn ưu tiên vì đây là sản phẩm "đa chất", phụ huynh có thể kết hợp khi chế biến thức ăn cho bé.
Bác sĩ Chuyên khoa 1 Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về sản phẩm này.
Chỉ cho trẻ trên 6 tháng tuổi dùng phomai
Sau 6 tháng tuổi, ngoài việc bú sữa mẹ, cần cho trẻ ăn dặm thêm nhằm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất giúp trẻ tiếp tục tăng trưởng nhanh. Có thể bổ sung phomai vào thực đơn của trẻ như những thực phẩm khác. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dưới 6 tháng dùng phomai vì không cần thiết, hệ tiêu hóa của trẻ chưa có đủ men tiêu hóa thức ăn khác ngoài sữa; bên cạnh đó, phomai có thể làm hại đường ruột của trẻ gây tiêu chảy, nôn ói, khó tiêu,...
Khi mới tập cho trẻ ăn, phụ huynh nên cho trẻ ăn một miếng nhỏ, duy nhất một lần trong ngày. Nếu quan sát thấy trẻ có tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm thì phải ngưng cho ăn ngay và chỉ tập lại sau đó một tháng. Nếu thấy trẻ bình thường, vẫn bú tốt thì có thể tăng dần dần theo sở thích và khả năng tiêu hóa của bé.
Hiện nay, chưa có khuyến cáo về lượng phomai tiêu thụ tối đa hay tối thiểu cho trẻ ăn trong 1 ngày hay 1 tuần. Tuy nhiên, tính về thành phần dinh dưỡng cân đối thì mỗi ngày chỉ nên cho trẻ ăn 1 lần, tuần ăn vài ngày là đủ, để trẻ còn ăn các thức ăn khác. Phụ huynh cũng có thể cho trẻ ăn hàng ngày trong một thời gian ngắn nhưng không tốt bằng thay đổi với các món ăn khác vì sẽ dễ làm trẻ ngán và không được đa dạng thực phẩm.
Cách chế biến đa dạng
Với những thực phẩm khác, nếu không biết cách chế biến có thể sẽ không giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao nhất; phomai lại không như vậy. Ví dụ như khi cho phomai vào cháo thì có thể cho vào nấu hay gần nhắc xuống mới cho vào cũng được.
Thành phần chất dinh dưỡng trong phomai gồm có đạm, béo, canxi và vitamin A..., không có chất bột đường như sữa toàn phần. Một chén cháo đủ dinh dưỡng cho bé thì cần khoảng 10-15ml dầu ăn, nếu sử dụng phomai thêm thì tùy lượng phomai dùng bao nhiêu mà cần thêm dầu nhiều hay ít. Cách chế biến thực phẩm thường ít ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của phomai. Việc pha trộn phomai để dùng với các món khác cũng không có tương kỵ gì. Ba mẹ có thể cho bé ăn nhiều cách như có thể ăn với bánh mì, nấu chung với cháo hay làm những món ăn khác...
Phomai tươi là một sản phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein chiếm khoảng 15-20%, đầy đủ các loại axit amin quan trọng... Ngoài ra, trong phomai tươi còn có một lượng đáng kể các chất khoáng Ca, P, Fe, Mg... cần cho sự phát triển tế bào, sự tạo thành xương và quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bé. Tuy nhiên, dù phomai là thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu vì hương vị hoặc do cơ địa mà bé ăn không được thì phụ huynh có thể thay thế thực đơn bổ sung cho bé với những thức ăn khác như sữa tươi (cho trẻ trên 1 tuổi) hoặc các chế phẩm khác của sữa như bánh flan, sữa chua, kem,...
Theo PNO
Một số điều lưu ý về chuối chín Tất cả các loại trái cây đều bắt đầu mất đi giá trị dinh dưỡng ngay khi chúng bị rời khỏi cây. Dưới đây là một số điều lưu ý về chuối chín. Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Kentucky, tất cả các loại trái cây đều bắt đầu mất đi giá trị dinh dưỡng ngay khi chúng bị rời...