Lợi ích của giấc ngủ đối với làn da
Đối với nữ giới giấc ngủ luôn là một liều thuốc hữu hiệu với làn da của họ. Cùng tìm hiểu những lợi ích của giấc ngủ cũng như cách điều chỉnh giấc ngủ phù hợp để có làn da khỏe đẹp.
Thức khuya, thiếu ngủ sẽ gây rối loạn các hoạt động điều tiết của tế bào da, ảnh hưởng xấu đến sức sống của các tế bào biểu bì ở da.
Chất lượng giấc ngủ của bạn như nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp trên khuôn mặt bạn, đặc biệt là vẻ đẹp của vùng da quanh mắt. Một giấc ngủ ngon và sâu sẽ giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho tế bào da hoạt động cân bằng, làm chậm quá trình lão hóa da. Ngoài ra, giấc ngủ giúp sâu giúp điều chỉnh tâm sinh lý khiến cho da bóng mịn và đàn hồi tốt.
Vào ban đêm khi bạn ngủ ngon, da sẽ tiếp tục công việc cần mẫn: bổ sung dinh dưỡng và tự tu sửa để bảo đảm trạng thái bình thường của da.Vì vậy giấc ngủ đêm rất quan trọng.
Ngủ sớm và thức dậy sớm khiến da ngày càng khỏe đẹp. Nguyên nhân do sự trao đổi chất của da được tiến hành từ khoảng 22 giờ đến 4 giờ sáng. Do vậy ngủ sớm và dậy sớm không những loại trừ mệt mỏi toàn thân, nó còn làm cho tinh thần sảng khoái, làn da ngày càng khoẻ đẹp.
Không ngủ hơn 8h hoặc ngủ dưới 4h/ ngày vì sẽ ảnh hưởng đến vóc dáng và làn da của bạn. hời gian ngủ như nhau, nhưng hiệu quả của việc “ngủ ngày” và “ngủ đêm” lại khác nhau. Ngủ ngày khiến da không được tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời dễ làm da xanh ủng, không hồng hào. Hơn nữa, việc ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ khiến da bị mất nước, trở nên khô.
Theo KNLD
Video đang HOT
Caffeine tốt hay xấu ?
Caffeine là tên gọi chung cho trimethylxanthine, có trong hạt cà phê, hạt cacao và trà.
Một ly cà phê có thể giúp bạn tỉnh táo, nhưng dùng quá nhiều có thể khiến bạn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Caffeine gây ra những thay đổi hóa chất trong não chủ yếu theo hai cách. Nó bắt chước adenosine và liên kết với tất cả các thụ thể adenosine trong não để ngăn cản các adenosine đích thực thực hiện công việc của mình, từ đó cản trở các xung thần kinh hoạt động và gây buồn ngủ. Đây là lý do tại sao đôi khi caffeine có thể giúp tỉnh táo.
Ở góc độ thứ hai, caffeine làm tăng mức độ dopamine trong não, cải thiện cảm giác, hình thành cảm xúc hạnh phúc và cải thiện tâm trạng. Hiệu ứng dopamine này là gốc rễ của tính chất gây nghiện từ caffeine.
Caffeine và nhức đầu
Có ba liên kết quan trọng giữa caffeine và đau đầu: một là caffeine làm đau đầu do tiêu thụ quá nhiều; hai là đau đầu do cắt giảm caffeine một khi đã phát triển thành chứng nghiện, rồi sau đó đột nhiên giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn; ba là nhức đầu thường xuyên và thậm chí đau nửa đầu bởi tác dụng quá mức của caffeine.
Caffeine và căng thẳng
Liều nhỏ caffeine có thể nâng tâm trạng, nhưng nếu quá nhiều caffeine, tâm trạng có thể khó kiểm soát, từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ, đồng thời cơ thể phải chịu những hậu quả về sức khỏe và tất nhiên căng thẳng có chiều hướng tăng cao hơn.
Gần đây, đã có không ít các cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề caffeine thật sự tốt hay xấu cho sức khỏe, và những lý giải sau đây trên trang Prevention phần nào sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về chất gây nghiện này.
Tác dụng trên cơ thể
Bạn có thể cảm thấy những ảnh hưởng của caffeine trong vòng vài phút sau khi tiêu thụ. Khi vào cơ thể nó sẽ lưu lại trong nhiều giờ và có chu kỳ tan rã trong vòng từ 4-6 giờ. Lúc chu du trong cơ thể, caffeine ảnh hưởng đến các nội tiết tố sau:
Adenosine - caffeine có thể ức chế sự hấp thụ của adenosine, khiến cơ thể dịu lại, từ đó giúp bạn cảm thấy tỉnh táo trong thời gian ngắn, nhưng nó có thể gây ra các vấn đề giấc ngủ sau đó.
Adrenaline - caffeine khi vào cơ thể sẽ tạo ra sự hưng phấn tạm thời nhưng sau đó sẽ dẫn đến mệt mỏi và chán nản. Nếu dùng quá nhiều, bạn sẽ dễ lâm vào trạng thái thất thường.
Cortisol - caffeine có thể làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, và các hoóc môn "căng thẳng" này có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe khác nhau, từ việc tăng cân và ủ rũ đến bệnh tim và tiểu đường.
Dopamine - caffeine làm tăng nồng độ dopamine trong hệ thống cơ thể. Dopamine hoạt động tương tự như các chất kích thích, có thể khiến bạn cảm thấy tốt sau khi dùng, nhưng sau khi nó nhanh chóng biến mất, để lại cảm giác mệt mỏi, căng thẳng.
Những thay đổi sinh lý này có thể để lại những hậu quả cả tích cực và tiêu cực.
Giấc ngủ . Caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ bằng cách giữ sự tỉnh táo lâu hơn, qua đó rút ngắn thời lượng của giấc ngủ, đồng thời khiến giai đoạn phục hồi giấc ngủ trở nên ít hơn.
Nhưng ở khía cạnh khác, caffeine là chất kích thích được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, bởi nó hữu ích trong việc chống lại các tác động của chứng buồn ngủ ban ngày.
Trọng lượng. Nhiều chuyên gia tin rằng việc gia tăng hàm lượng cortisol gây ra tình trạng thèm chất béo và carbohydrate kịch liệt hơn, từ đó làm cơ thể lưu trữ chất béo ở bụng nhiều hơn (chất béo bụng mang theo nó những rủi ro sức khỏe hơn so với các loại chất béo khác). Ngoài ra, nếu nồng độ cortisol tăng lên dẫn đến cảm giác thèm ăn những thực phẩm chứa nhiều caffeine, cơ thể sẽ càng đi sâu vào chu kỳ rối loạn, khiến sức khỏe tồi tệ hơn.
Tuy nhiên bên cạnh mặt "xấu" trên, caffeine có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất. Ngoài ra, nó có thể giúp cơ thể phá vỡ hiệu quả các chất béo khoảng 30% nếu uống trước khi tập thể dục. Không chỉ vậy, caffeine còn có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó tạo cảm giác ít đói hơn.
Tập thể dục. Caffeine khiến mức độ cortisol và các kích thích tố khác tăng lên tạm thời; nhưng sau khi nó biến mất, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và cảm giác trầm cảm nhẹ. Điều này có thể khiến cho các hoạt động thể chất trở nên khó khăn hơn.
Nhưng về mặt tích cực, caffeine đã được tìm thấy giúp tăng cường hoạt động thể chất và sức chịu đựng nếu không lạm dụng. Điều này, kết hợp với hiệu ứng đốt cháy chất béo trong quá trình tập thể dục, caffeine thực sự có thể giúp tăng cường khả năng tập luyện và cho phép bạn có được hình dạng tốt hơn nếu dùng nó đúng thời điểm.
Stress. Bởi vì caffeine và căng thẳng đều là tác nhân làm nâng cao lượng cortisol trong cơ thể, từ đó có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu dùng caffeine ở mức cao, bạn có thể cảm thấy tâm trạng tăng lên, nhưng sau đó không lâu nó sẽ chùng xuống, khiến bạn thèm caffeine hơn. Tình trạng này sẽ khiến làm bạn dễ lâm vào cảnh mất ngủ, đồng thời phải chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên, nếu dùng một lượng nhỏ đến trung bình caffeine có thể giúp cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả.
Diễm Trinh
Theo Thanhnien
Ngừa cao huyết áp Ngủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Những người ngủ 5 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm dễ có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp. Ảnh: Shutterstock Theo thời gian, thiếu ngủ có thể làm tổn thương khả năng điều chỉnh hoóc môn căng thẳng của cơ thể, dẫn đến huyết áp cao. Không chỉ số giờ bạn ngủ mỗi đêm...