Lợi ích của chùm ruột
Mặc dù không được nhiều người chú ý bởi không hấp dẫn vị giác, nhưng chùm ruột là trái cây có thể khống chế rất tốt một số bệnh thông thường như bệnh gan, phổi…
Theo các chuyên gia y tế, quả chùm ruột chứa 0,73 – 0,90% protide, 0,6 – 0,76% lipide, 5,89 – 7,29% glucide, lượng vitamin C đạt tới 40mg % và nhiều dưỡng chất khác có tác dụng rất tốt trong việc lọc máu, kích thích sự thèm ăn, trị viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, viêm tiết niệu và tiêu chảy.
Không chỉ vậy, một số kết quả nghiên cứu gần đây đã chứng minh hiệu quả trị bệnh của chùm ruột như sau:
Trị bệnh gan
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Chinese Integrative Medicine (Trung Quốc) cho biết, chất chống ôxy hóa dồi dào trong quả chùm ruột có tác động tích cực đến quá trình điều trị bệnh gan.
Trị xơ nang phổi
Một công bố khác được xuất bản trong tạp chí Molecular Pharmacology (Mỹ) cho thấy, tinh chất từ nước ép chùm ruột cũng hỗ trợ đắc lực trong việc điều trị bệnh xơ nang phổi.
Điều trị chứng huyết áp cao
Không chỉ thế, một bài báo đăng trên tạp chí European Journal of Pharmacology (châu Âu) khẳng định, chiết xuất từ lá chùm ruột cũng có tác dụng hạ huyết áp rất mạnh.
Chống viêm, giảm đau
Trong khi đó, kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine (châu Á) chỉ ra rằng, chiết xuất từ lá chùm ruột còn có khả năng chống viêm, giảm đau và chống ôxy hóa mạnh mẽ.
Trị tiêu chảy
Ngoài ra, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature and Science cho rằng, các dưỡng chất trong lá chùm ruột cũng có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn E.coli (gây tiêu chảy) và khuẩn tụ cầu rất tốt.
Video đang HOT
Đẹp da
Trái chùm ruột chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa mạnh nên rất tốt cho làn da. Da bạn sẽ tươi sáng, mịn màng hơn khi uống 1 ly nước ép chùm ruột mỗi ngày.
Bạn có thể dùng chùm ruột dưới dạng nguyên trái, ngâm nước đường, ép lấy nước, làm mứt, giã nát lá chùm ruột uống. Với những công dụng đặc biệt này, bạn nên “kết” món ăn vặt giá rẻ lại rất bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe này.
Lưu ý: Tuy trái và lá chùm ruột rất tốt cho sức khỏe, còn vỏ và rể lại chứa nhiều độc tố, gây hại cho sức khỏe.
Theo PNO
Giải nhiệt ngày hè bằng thực phẩm
Thực tế ăn uống cũng là một giải pháp hiệu quả giúp bạn hạ nhiệt, đánh bay cái nóng của mùa hè và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Một số thực phẩm sau có thể giúp bạn làm được điều tuyệt vời đó:
1. Rau
- Rau diếp cá
Ngoài tác dụng lợi tiêu hóa, trị táo bón, rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, rất hữu hiệu trong việc giải nhiệt ngày hè.
Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính hơi lạnh, giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, lợi tiểu và sát trùng. Với tác dụng đó, diếp cá làm mát huyết trong cơ thể nên có thể trị được mụn nhọt, mẩn ngứa.
Rau diếp cá có thể được dùng để hạ nhiệt cho trẻ sốt mà không muốn dùng Tây y, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược.
Rau riếp cá
- Mồng tơi
Mồng tơi còn có tên gọi khác là lạc quỳ, có 2 loại: màu xanh và tía. Loại màu tía tốt hơn, có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát, tác dụng lưu thông huyết mạch, lợi tiểu và nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ. Được dùng để luộc hay nấu canh ăn rất ngon.
Canh rau mồng tơi
Mồng tơi thường dùng trị liệu các chứng như huyết vận hay huyết tụ, dùng mồng tơi tía giã nát, pha giấm thanh, đắp lên chỗ huyết vận, huyết tụ. Hay trị đau mắt: lấy quả mồng tơi chín, ép lấy nước, nhỏ vào mắt ngày 3 - 4 lần. Hoặc trị táo bón: tối trước khi đi ngủ, ăn một đĩa rau mồng tơi luộc.
- Rau dền
Có 2 loại dền xanh và dền tía, có vị ngọt, thơm, tính mát. Với dược năng thanh nhiệt, lọc máu, lợi tiểu, an thần, mồng tơi giúp trị nhức đầu, hạ nhiệt, giúp tiêu hóa, lưu thông khí huyết, trừ nhọt lở. Đặc biệt trị sung huyết, ứ huyết và tăng huyết áp. Được dùng luộc hay nấu canh ăn hằng ngày, có thể phơi khô, nấu nước uống.
Dùng trị tăng huyết áp: lấy dền tía khô 15g, lá cối xay 10g, hạt muồng láng 10g, nấu nửa lít nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Dùng lọc máu: dền tía khô 15g, cỏ mần chầu 15g, nấu nửa lít nước, uống hằng ngày. Trị nhọt lở: hoa dền tía 20gr, hoa mào gà 20gr, nấu 1 ly nước 100ml, rửa mụn. Có thể giã sống, đắp vào chỗ sưng lở.
- Rau má
Rau má có vị thơm, đắng, không độc, tính mát. Với dược năng cầm máu, giải nhiệt, sát khuẩn, lợi tiểu. Trị sốt rét nóng nhiều, máu cam, thổ huyết, khí hư, huyết bạch, tả lỵ. Giúp sáng mắt, trị các chứng nhọt độc, sang lở, gan nhiệt.
Có thể giã sống, pha đường uống mỗi lần 40 - 50g hay luộc ăn hoặc phơi khô nấu nước uống, mỗi lần 20g. Nhọt độc sưng đau nhai lá rau má tươi, đắp trên chỗ sưng đau. Trị kiết lỵ, tiểu đục, sạn thận lấy lá tươi giã lấy nước cốt, pha đường uống mỗi ngày 2 lần, trong 1 tuần. Hành kinh đau bụng, đau lưng: lá má khô 20g tán nhỏ, uống với nước nóng, mỗi ngày 2 lần lúc đói, trong 3 ngày.
2. Củ, quả
- Mướp đắng: Vị đắng, tính hàn, có tác dụng sáng mắt, trừ khát, giải nhiệt, bổ khí, hoạt huyết. Mướp đắng dùng làm thức ăn mùa hè rất phù hợp, thường xào với thịt bò, nấu canh xương, nhồi thịt hấp, có khi đun nước tắm cho trẻ lặn rôm, sắc nước uống (thái nhỏ phơi khô dùng dần).
Mướp đắng
- Cà chua: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan, chống nóng. Ngoài ra, Cà chua có nhiều vitamin, chất khoáng và vi khoáng dễ hấp thu, giúp cho cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch, phòng chống nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, chế độ ăn tăng cường cà chua đã góp phần làm chậm quá trình lão hoá và làm giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại tràng, ung thư vòm họng....
- Bí đao: Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù thũng, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá hoặc đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu thũng, lợi tiểu.
- Củ cải: Vị ngọt, tính mát, có lợi cho cả 5 tạng, làm hạ khí nhanh, tiêu hóa ngũ cốc, điều hòa thân nhiệt, tiêu viêm, chống cơn khát, thân thể nhẹ nhàng, da dẻ hồng hào trắng mịn, mất nếp nhăn. Ngoài ra củ cải còn tiêu ứ, khí không thoát, giải độc do rượu, cầm máu... Thường chế biến các món: luộc, xào thịt, xào tim, gan, bồ dục, hầm với thịt dê, thịt lợn.
3. Trái cây
- Dưa hấu, dưa chuột, cà chua...
Có một trữ đủ sẽ giải lý do dưa hấu, dưa chuột được "chào đón" trong mùa hè là nhờ hàm lượng nước cao giúp giữ cho cơ thể đủ nước. Dưa chuột, cần tây, rau diếp, cà chua...là những "ứng cử viên" tốt cho ngày hè. Để "hưởng" trọn lợi ích tối ưu, bạn nên sử dụng nó làm các món nộm, gỏi, salad. Bên cạnh đó, nhớ hạn chế các loại hoa quả nhiều đường khiến bạn dễ "háo nước" hơn.
Dưa chuột
- Chanh: Vị chua, tính bình, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, thanh nhiệt, an thai, khai vị, tiêu thực. Những người máu nhiệt, hay rối loạn tiêu hóa, chán ăn miệng nhạt, ậm ạch không tiêu, hay nôn nấc... nên dùng chanh ngậm với muối. Chanh thường được vắt uống tươi, có khi ngâm muối hay phơi khô làm ô mai.
- Mía: Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng rất tốt trong mùa hè để phòng chống các chứng bệnh viêm nhiệt có biểu hiện miệng khô họng khát, sốt cao mất nước, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo... cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu.
- Dừa: Vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường thể lực, ích khí, khu phong, sinh tân chỉ khát. Cùi dừa rất giòn, thơm ngon, nước dừa mát và bổ, ngọt dịu làm nước giải khát mùa hè rất tốt.
4. Trà
Có một thói quen sai lầm mà nhiều người phạm phải là ăn kem hoặc uống nước lạnh để hạ nhiệt cơ thể nhanh. Bởi vì ăn kem làm giảm nhiệt độ trong dạ dày và đường ruột, có thể gây ra tiêu chảy hay đau bụng do lạnh. Trong khi đó, đồ uống thường là nước ngọt, nước uống có ga có thể làm tổn thương lá lách, dạ dày, giảm cảm giác thèm ăn và ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Ly trà thanh mát
Lựa chọn hàng đầu không phải là đồ uống lạnh mà là nước trà bình thường. Lá trà sạch giàu kali, vừa giúp giải khát lại có tác dụng giảm mệt mỏi. Theo kết quả nghiên cứu của Anh thì khả năng giải nhiệt của nước trà hơn hẳn các đồ uống lạnh, vì vậy, đó là lựa chọn tối ưu khi bạn muốn giải khát.
Theo Hạ Vy (Đời sống & Pháp luật)
Đi bộ có thể là giải pháp chữa bệnh thận Bệnh nhân thận có thể tránh được cái chết hoặc tật nguyền do căn bệnh này gây ra, chỉ bằng cách đi bộ, theo một nghiên cứu mới đây. Theo một bài viết đăng trên tạp chí Clinical Journal của Hiệp hội Thận học Mỹ, các nhà nghiên cứu Đài Loan đã phát hiện đi bộ thường xuyên giúp bệnh nhân thận sống...