Lợi ích của bạc hà
Không chỉ mang lại cảm giác thơm mát khi ăn, lá bạc hà còn hữu ích trong việc chữa trị bệnh tật.
Ảnh: Hạ Huy
Chữa nấc cụt, hen suyễn. Tinh dầu bạc hà giúp làm dịu những kích thích cơ hoành dẫn đến chứng nấc cụt khó chịu. Đổ nước ấm đầy cốc, thêm 1 thìa nước cốt chanh tươi, một chút muối hạt và vài lá bạc hà có thể chữa được chứng nấc cụt. Lá bạc hà cũng có tác dụng rất tốt trong việc giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và dị ứng do tác dụng của nấm.
Đuổi côn trùng. Có thể đẩy lùi kiến và ruồi bằng cách trồng bạc hà ngay bên ngoài cửa nhà, hoặc phun tinh dầu bạc hà pha loãng với nước theo tỷ lệ 1/10 đều khắp cửa ra vào và cửa sổ.
Chữa hôi miệng. Một vài lá bạc hà tươi sẽ giúp thoát khỏi hơi thở có mùi nhanh chóng. Chỉ cần nhai trực tiếp sau khi ăn hoặc cảm thấy hơi thở bắt đầu có mùi.
Hỗ trợ tiêu hóa. Tinh dầu bạc hà, đặc biệt là methol trong dầu, có tác dụng nới lỏng các cơ trên thành ruột. Gần đây, Alex Ford, nhà nghiên cứu tại Đại học McMaster (Canada) đã đưa ra kết luận tinh dầu bạc hà là sự lựa chọn hàng đầu chống lại hội chứng ruột kích thích IBS thay cho các loại thuốc phổ biến trên thị trường.
Tăng miễn dịch, giảm stress. Nhiều người sử dụng trà bạc hà khi bị cảm cúm hay cảm lạnh, bởi loại trà này có chứa can xi, vitamin B và kali, có thể tăng cường hệ miễn dịch. Hương vị của trà bạc hà cũng được biết với công dụng giảm căng thẳng. Uống trà bạc hà giúp dễ ngủ hơn.
Làm sạch đường hô hấp. Xông hơi hương bạc hà có thể giúp làm sạch xoang mũi bị tắc và chống nhiễm trùng. Đun sôi một nồi nước, tắt bếp, nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà và hít hà hơi nước bốc lên một cách trực tiếp.
Video đang HOT
Kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Bạc hà là một nguồn tuyệt vời về khoáng chất như kali, can xi, sắt, man gan và ma giê. 100 gr bạc hà tươi cung cấp 569 mg kali. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
Giảm buồn nôn. Hương thơm tự nhiên của lá bạc hà giúp đẩy lùi cơn buồn nôn. Hãy trồng một cây bạc hà tại nhà hoặc dự phòng chai dầu bạc hà sẽ rất hữu ích cho bạn trong trường hợp này.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
Trị bệnh đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày như do căng thẳng kéo dài, ăn không đúng bữa, ăn quá nhanh, vừa ăn vừa làm việc, uống nhiều rượu... Thực hiện những cách dưới đây sẽ giúp bạn chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Ảnh: altsantiri.gr
Trà hoa cúc
Trà hoa cúc có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm đau bụng và chuột rút. Bạn nên thêm một chút nước cốt chanh vào trà khi uống để điều trị đau dạ dày hiệu quả.
Gừng
Ảnh: arteparfum.ru
Theo Boldsky, gừng có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa, giúp giảm cơn đau dạ dày. Bên cạnh đó, gừng có khả năng làm tăng dịch tiêu hóa và trung hòa axit trong dạ dày. Bạn nên thêm vài lát gừng tươi thái mỏng vào tach tra xanh nóng, để trong 5 phút rồi lấy nước để uống.
Hạt thì là
Hạt cây thì là có tác dụng làm giảm đau bụng, khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi. Bạn có thể cho 1 muỗng cà phê hạt thìa là xay vào 1 cốc nước sôi, để trong khoảng 8-10 phút. Sau đó, lọc bỏ bã rồi thêm một chút mật ong vào nước này để uống.
Bạc hà
Ảnh: bizimbahce.net
Theo Healthline, bac ha co khả năng hỗ trơ tiêu hoa và giảm đau dạ dày. Bạn nên cho 1 muỗng cà phê bạc hà khô vào 1 cốc nước sôi, để trong 10 phút. Sau đó, lọc bỏ bã rồi thêm một chút mật ong vào nước này để uống.
Sữa chua
Ăn sữa chua giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và giảm đau bụng do chứng khó tiêu. Ngoài ra, sữa chua rất giàu lợi khuẩn probiotic, có tác dụng loại trừ các vi khuẩn có hại và bảo vệ dạ dày.
Nha đam
Ảnh: Women's Health
Uống nước ép nha đam giúp điều trị nhiễm trùng, ngăn chặn chảy máu trong dạ dày. Ngoài ra, nha đam còn có tác dụng làm dịu dạ dày, cải thiện tiêu hóa, điều trị táo bón và giảm đau bụng.
Lê Loan
Theo Thanhnien
8 lý do nên uống nước dứa vào mỗi sáng Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nước dứa chứa nhiều vitamin C, bromelain (một enzyme có tác dụng chống viêm, giảm phù nề do bị chấn thương hay phẫu thuật. Đã bao giờ bạn nghĩ chính những thói quen trong lối sống hàng ngày của bạn sẽ hoặc là tạo ra khả năng miễn dịch của bạn hoặc là phá hủy nó?...