Lợi ích chưa biết của việc… lấy vợ già
Mỗi lần tôi được vợ chăm sóc, thằng bạn thân lại ghen tỵ. Còn với bản thân mình, biết thế này, tôi ‘cưỡi máy bay bà già’ lâu rồi.
Việc cưới 1 phụ nữ hơn tuổi về làm vợ, với hầu hết đàn ông không giản đơn chỉ là câu chuyện của sự lựa chọn cá nhân. Sẽ có vô vàn những rào cản từ người thân ruột thịt cho đến bè bạn, thậm chí cả người mới gặp lần đầu.
Mỗi người đều có lý riêng để ngăn cản. Mẹ bảo vợ nhiều tuổi hơn chồng sau này già thì tâm sinh lý sẽ ra sao. Bố bảo đàn ông trẻ dai, đã vậy vợ còn hơn tuổi nữa, lấy nhau vài năm, lúc ấy mà chán nhau thì khổ bọn trẻ.
Còn đám bạn bè thì có đủ lý do để ‘tấn công’ nào là cả bọn đồng loạt gọi vợ bạn là chị trong khi vẫn ‘cậu, tớ’ với bạn, nào là ra đường cẩn thận họ nhầm chị em.
Quả thật sau này lấy nhau rồi, nhiều cặp ‘phi công, máy bay’ cũng gặp rắc rối ngay từ màn chào hỏi.
Dẫu vậy, mấy lý do trên chỉ là chuyện hình thức vặt vãnh.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
‘Nỗi nhục’ lớn nhất của gã đàn ông khi quyết lấy người hơn tuổi mình làm vợ là ở nỗi oan… ham giàu, ham chức. Chẳng thế mà, người đời khi nhìn thấy chàng nào lấy vợ hơn tuổi thì câu cửa miệng của những người xung quanh bao giờ cũng là: Chắc cô kia giàu hoặc làm sếp.
Vậy nhưng khi lấy nhau về rồi, hóa ra cuộc sống thật tuyệt.
Vì các nàng khi đã quyết định làm máy bay thường ý thức rất rõ rằng việc trẻ hóa bản thân là điểm mấu chốt.
Từ đó họ chăm chỉ làm đẹp, sắm sang quần áo, váy vóc và họ cũng chịu khó dành thời gian, tâm huyết để nghiên cứu về thời trang của các cô gái trẻ. Vậy nên thành ra, họ trẻ thật.
Những ‘máy bay’ đặc biệt chú ý đến hình thức mỗi khi sánh đôi cùng chồng. Mỗi khi bước chân ra khỏi nhà, họ nghiên cứu kỹ lưỡng mình sẽ mặc bộ gì, trang điểm ra sao cho đồng bộ với chồng và nhất định trông chồng phải… già hơn họ.
Cũng vì có cái ưu thế trẻ hơn vợ nên các ông chồng tự nhiên lại không trở thành đối tượng để các bà vợ là ‘máy bay’ nói xấu.
Khi quyết lấy ‘phi công trẻ’, cô vợ nào chả tỉnh táo, chẳng dại gì chê chồng bởi họ biết lộ ra 1 câu bất mãn là đám bạn sẽ xâu xé ‘bình loạn’ trăm người mười ý nhưng chung kết đều mang hàm ý ‘lấy chồng trẻ con thì kêu ca gì!’.
Các bà vợ ‘máy bay’ rất giữ kẽ trong chuyện này. Thậm chí, ngay cả mỗi khi về nhà mẹ, có giận chồng đến đâu cũng tịnh không dám kêu ca phàn nàn mà lẳng lặng biết điều ‘tự làm tự chịu’.
Mấy cái lỗi ở bẩn, lười làm việc nhà, vô tâm… mẹ hay rầy la, thì đến khi ở với vợ lớn hơn tuổi tự nhiên bay sạch. Vợ nếu không lẳng lặng làm hộ, thì cũng nhẹ nhàng nhắc nhở, họ chẳng dại gì làm lớn chuyện bởi ‘xấu chàng thì hổ ai’.
Phụ nữ nhiều tuổi hơn chồng cũng biết rằng nhược điểm lớn nhất của họ là già dặn hơn nên bao giờ họ cũng cố… cưa sừng làm nghé cả trong hình thức lẫn lối ăn nói. Vậy nên sánh bước bên nàng, các ông chồng tự dưng biến thành… trang quân tử.
Nói như anh Hải, Hai Bà Trưng, HN, 1 người kém vợ tới 3 tuổi: Làm ‘phi công trẻ’ sướng thật. Mỗi lần nhìn tôi được vợ chăm sóc, thằng bạn thân lại tỏ ra ghen tị. Còn với bản thân mình, biết thế này, tôi ‘cưỡi máy bay bà già’ lâu rồi.
Theo Tinngan
Ám ảnh mỗi lần tặng quà cho mẹ chồng
Đồ chổi cùn giẻ rách tôi không dùng, không mang đi tôi cho bà giúp việc hết đấy. Từ nay đừng có mua gì nữa, tôi không thích kiểu thẩm mĩ nhà quê. Với quê nhà cô thì đây là đẹp nhưng với chúng tôi không ai mặc được đâu.
Mai được trời phú cho khuôn mặt khả ái, vóc dáng ưa nhìn và mồm mép giảo hoạt. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng khá của một trường danh tiếng, không quá khó để cô tìm được công việc thu nhập tương đối ở thủ đô. Gặp và yêu Sơn - một chàng trai ưa nhìn, có gia đình khá giả. Hai người kết hôn trong sự trầm trồ khen ngợi của người lớn và không ít những lời ghen tỵ của các cô gái trẻ. Nhưng sự thật có ai biết cuộc sống của Mai cũng chẳng sung sướng thoải mái gì. Cô luôn bị mẹ chồng chê là cô không có thẩm mỹ ăn mặc bởi cô thích màu tối. Tuy nhiên cũng chưa có ai chê cô không biết cách lựa chọn, phối đồ cả. Nhưng đây là mẹ chồng, nên không mấy vui nhưng cô lấy lý do mỗi người một gu thẩm mỹ để thưa gửi.
Muốn thể hiện tình cảm của mình với mẹ chồng. Mai mua vải may tặng mẹ một bộ quần áo. Trước đó cô đã quan sát kỹ, mẹ chồng cô thích mặc đồ tân thời, sáng màu, may vá cầu kỳ. Cô tìm và đặt may mẫu cho là phù hợp. Cô hí hửng mang về nói con tặng mẹ. Bà cầm lên với thái độ không trân trọng gì, miễn cưỡng nói "màu này á, mẹ tưởng con may cho mẹ đẻ con". Thực sự Mai rất buồn nhưng cố gắng cười nói bà cứ thử đi, cô tin là phù hợp. Bà lẳng lặng cất vào tủ, và không thấy mặc bao giờ. Cứ có bạn đến chơi là mẹ chồng cô lại kể với giọng mỉa mai: Các bà biết không tôi được con dâu may tặng bộ quần áo đấy. Tôi chả hiểu thẩm mĩ của nó thế nào chứ. Người như tôi mà mặc loại đó à. Đưa ra thì có người khen, người thì an ủi quan trọng là tấm lòng của nó... tuyệt nhiên bà không bao giờ đụng vào bộ đồ đó kể cả thử bà cũng chưa 1 lần.
Mùa đông năm đầu tiên về nhà chồng, Mai lại đưa mẹ chồng đi mua 1 cái áo khoác. Rút kinh nghiệm từ lần trước cô nài nỉ đưa bà đi chọn và bà cũng chọn được 1 cái tương đối đắt tiền nhưng quan trọng là bà ưng ý. Dù cho cô không thấy đẹp, không phù hợp với bà. Các bạn của bà lại vào bình phẩm, đa số nói là không phù hợp với tuổi, vóc dáng của bà. Bà bực tức, vứt luôn cái áo vào phòng Mai và nói: Từ giờ đừng bày vẽ tặng quần áo gì cho tôi nữa nhé. Mua cho tôi mấy thứ đồ hạ giá, chẳng phù hợp gì. Cô cất đi, mang về cho mẹ đẻ cô ở quê thì hợp hơn.
Uất nghẹn Mai chỉ nói lại áo là do mẹ chọn, con muốn đưa mẹ đi để thể hiện tình cảm và con thực sự muốn tặng mẹ. Bà vu là Mai cãi bà, lại nói với Sơn là cô mua cho bà được cái áo hạ giá rẻ tiền mà về khi người khác chê cô lại tỏ ra cáu gắt mẹ. Sơn vốn bênh mẹ nên mắng cô, nói cô thiếu tôn trọng, lịch sự trong việc tặng quà mẹ anh. Nhưng cô không giải thích chỉ khóc. Cô thấy uất ức, tại sao bà lại có thể đổi trắng thành đen như thế.
Đỉnh điểm của cơn tức sáng hôm sau, bà gọi người giúp việc vào cho quần áo. Bà gọi cả cô vào và nói: "này, mang về cho mẹ cô này. Đồ chổi cùn giẻ rách tôi không dùng, không mang đi tôi cho bà giúp việc hết đấy. Từ nay đừng có mua gì nữa, tôi không thích kiểu thẩm mĩ nhà quê. Với quê nhà cô thì đây là đẹp nhưng với chúng tôi không ai mặc được đâu". Mà đó là gì, là bộ quần áo cô may tặng bà khi vào thu và cái áo khoác hôm qua. Mai thực sự choáng váng với cách cư xử của mẹ chồng, một câu là mẹ cô, hai câu nhà quê... cô thấy bị xúc phạm ghê gớm, lấy hết sức bình tĩnh cô nói: "quà con tặng mẹ, mẹ không thích mẹ cho ai thì cho. Nhưng mẹ đừng xúc phạm con như thế, quê con nghèo nhưng chúng con có lòng tự trọng và con yêu cầu mẹ tôn trọng con cũng như gia đình con". Mai tập xác định luôn, sẽ có biến. Đúng thế bà gọi cho Sơn, yêu cầu tối về sớm để họp gia đình. Tối nay Mai sẽ nói gì đây? Có nên tiếp tục nhẫn nhịn để êm ấm gia đình hay kể hết mọi chuyện với chồng mình để anh hiểu rõ tại cô láo hay tại mẹ anh khó chiều, quá đáng?
Theo Emdep
Tớ yêu cậu vì những điều nhỏ xíu Có những khoảnh khắc, những hành động của cậu, dù nhỏ xíu thôi, đã khiến tớ thấy "rung rinh" thật nhiều... Đó là khi cậu í ới gọi tớ là... "Cua". Bề ngoài thì tớ nhặng xị lên mắng cậu vì tội dám gọi tên "cúng cơm" của tớ, nhưng trong lòng thì tớ lại... "rung rinh" lắm đấy. Bởi, chỉ có bố...