Lợi ích bất ngờ từ dưa leo
Dưa leo thuộc họ thực vật giống như bí đao, bí đỏ, dưa hấu. Cũng như dưa hấu, dưa leo được tạo thành chủ yếu 95% là nước.
Ảnh: Shutterstock
Dưa leo chứa vitamin K, vitamin B, đồng, kali, vitamin C, mangan… có thể giúp tránh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngoài ra, dưa leo còn có thành phần polyphenol và các hợp chất khác có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Bảo vệ não. Do chứa một flavonol mang tên fisetin có tác dụng chống viêm, nên dưa leo đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ não. Ngoài việc cải thiện trí nhớ và bảo vệ tế bào thần kinh do sự sụt giảm liên quan đến tuổi tác, fisetin cũng được chứng minh giúp ngăn chặn suy giảm trí nhớ và khả năng học tập ở những con chuột.
Giảm nguy cơ ung thư. Dưa leo chứa polyphenol gọi là lignans có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt. Không chỉ vậy, dưa leo cũng chứa các dưỡng chất thực vật gọi là cucurbitacins có đặc tính chống ung thư.
Kháng viêm. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy chiết xuất từ dưa leo có tác dụng giảm viêm rất hiệu quả, do nó có nhiều thành phần ức chế hoạt động của các enzyme gây viêm.
Giải độc. Dưa leo phong phú chất chống ô xy hóa, bao gồm cả vitamin C, beta-carotene, flavonoid mà các nhà khoa học tin rằng có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch và đặc biệt giúp đào thải các chất độc trong cơ thể.
Cắt stress. Dưa leo chứa hàm lượng vitamin B1, B5, B7 (biotin) khá nhiều. Vitamin B được biết với tác dụng giúp giảm bớt cảm giác lo lắng và giảm thiểu các tác hại của stress.
Video đang HOT
Hỗ trợ tiêu hóa. Hai trong số những yếu tố cơ bản cần thiết cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh là nước và chất xơ. Nếu bạn đang vất vả đối phó với chứng trào ngược dạ dày thực quản, dưa leo sẽ có tác dụng. Theo Mercola, nước giúp ngăn chặn các triệu chứng cấp tính của chứng trào ngược a xít bằng cách tạm thời nâng độ pH trong dạ dày lên. Ngoài ra, vỏ dưa leo còn chứa chất xơ hòa tan, giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa nhanh hơn, từ đó tránh được tình trạng táo bón.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
8 lợi ích tuyệt vời của trái thơm
Thơm (dứa) là thực phẩm quen thuộc trong nhiều món ăn và thức uống. Thành phần enzyme bromelain trong thơm như một chất chống viêm tự nhiên giúp chữa lành vết thương, hỗ trợ tiêu hóa.
Nhờ nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, thơm là loại trái cây có thể ăn tươi hoặc chế biến thành thức uống tốt cho sức khỏe. Bổ sung thơm vào thực đơn hàng tuần có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh sau:
1. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trái thơm là nguồn cung cấp tự nhiên nhiều hỗn hợp vitamin khác nhau. Trong đó, vitamin A, C, B1 và B6 cùng với phospho, kali và chất xơ giúp cho hệ tiêu hóa luôn ổn định và khỏe mạnh.
2. Ngăn ngừa huyết khối
Thơm có thành phần chống đông máu tự nhiên, thường xuyên ăn hoặc uống nước ép thơm có thể ngăn ngừa sự hình thành huyết khối trong cơ thể.
3. Điều trị cảm cúm
Với thành phần vitamin C dồi dào, thơm giúp cơ thể chống lại triệu chứng cảm cúm. Ngoài ra, trong thơm còn có bromelain - một hợp chất giúp làm loãng chất nhầy trong cổ họng và ngực, điều trị ho hiệu quả.
4. Giúp xương chắc khỏe
Thơm còn tốt cho xương nhờ giàu magie, dưỡng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe. Chỉ cần một chén nhỏ thơm có thể cung cấp hơn 60% nhu cầu magie hàng ngày.
5. Giảm triệu chứng viêm khớp
Thành phần enzyme bromelain trong thơm như một chất chống viêm tự nhiên, giúp chữa lành vết thương, làm giảm các tình trạng đau nhức xương khớp.
6. Giảm cân
Giàu năng lượng lại ít calo, thơm có thể dùng làm món tráng miệng hay thức ăn vặt mà không sợ tăng cân. Ngoài ra, nguồn chất xơ dồi dào trong thơm cũng giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón và tăng cường sự trao đổi chất.
7. Giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng
Thơm giúp bảo vệ mắt khỏi nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng nhờ vào thành phần beta-carotene và vitamin A. Beta-carotene cũng giúp mắt làm quen với sự thay đổi ánh sáng nhanh hơn.
8. Vệ sinh răng miệng
Ngoài vitamin và khoáng chất, thành phần axit có trong thơm cũng tốt cho răng miệng giúp làm sạch hơi thở và mảng bám trên răng.
Tuy quả thơm nhiều công dụng nhưng người có bệnh về bao tử, phụ nữ mang thai những tháng đầu, người có tiền sử dị ứng nên hạn chế ăn thơm. Ngoài ra, thơm có thể gây rát lưỡi, nên sau khi gọt có thể ngâm nước muối loãng 5-10 phút, vừa giúp tránh rát lưỡi vừa đem lại vị ngọt cho thơm.
Theo beautyandtips.com
Ích lợi từ nước khổ qua Nước ép từ rau củ đắng như khổ qua có thể giúp cải thiện nhiều chứng bệnh. Ảnh: Shutterstock Để tránh vàng da, bạn nên thường xuyên uống nước ép từ khổ qua. Cách này có thể giúp mát gan, phục hồi làn da và cải thiện hệ miễn dịch. Uống một ly nước khổ qua đắng làm trẻ hóa tế bào gan,...