Lợi ích bất ngờ của ’siêu thực phẩm’ hạt chia
Được đánh giá là một ’siêu thực phẩm’, hạt chia chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể và bộ não. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe của hạt chia đã được khoa học chứng minh.
Ảnh: Shutterstock
Chống viêm. A xít béo omega 3 có đặc tính chống viêm tự nhiên. Trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, hạt chia là loại hạt chứa a xít omega 3 nhiều nhất. Chất béo thiết yếu này có thể giúp giảm viêm và đau cơ thể. Cùng với việc giảm viêm, các a xít béo omega 3 còn có thể cải thiện chức năng nhận thức, làm giảm cholesterol và giữ cho các khớp xương được bôi trơn.
Xây dựng cơ. Cơ thể cần protein, vì nó là một phần thiết yếu của mọi tế bào (từ mái tóc đến móng tay). Không chỉ vậy, protein còn giúp xây dựng xương, cơ bắp và sửa chữa các mô bị hỏng. Nếu là người thuần chay thì hạt chia nên có trong thực đơn hằng ngày để đảm bảo cơ thể có đủ các protein.
Tốt cho đường ruột. Hạt chia là một trong những nguồn chất xơ dồi dào có thể giúp giảm viêm, giữ cho đường ruột hoạt động tốt. Hai muỗng hạt chia chứa ít nhất 10 gr chất xơ nên giúp đảm bảo được lượng chất xơ khuyến cáo mỗi ngày.
Video đang HOT
Chống ung thư. Chất chống ô xy hóa là những hợp chất mà cơ thể cần để chống lại một số bệnh tật, nhiễm trùng và ung thư. Hạt chia phong phú các chất chống ô xy hóa (quercetin, myricetin và a xít chlorogenic). Nhiều bằng chứng cho thấy a xít chlorogenic có đặc tính chống ung thư tuyệt vời vì nó có thể giết chết các gốc tự do gây ung thư nhất định.
Giảm huyết áp cao. Do hạt chia chứa dồi dào các khoáng chất như kali, magiê, can xi, mangan nên có tác dụng giúp giảm huyết áp rất hiệu quả. Điều này có lợi cho người bị chứng huyết áp cao.
Giảm cân. Ăn hạt chia có thể giúp giảm sự thèm ăn vì hạt chia giàu chất xơ, nên giúp ngăn chặn sự hấp thu calo.
Tốt cho tim mạch. Nếu muốn tránh các vấn đề bệnh tim mạch, nên bổ sung hạt chia vào chế độ ăn mỗi ngày. Lý do, các a xít béo thiết yếu trong hạt chia có thể làm tăng mức cholesterol tốt và giảm mức cholesterol xấu. Cholesterol xấu chính là nguyên nhân lớn dẫn đến bệnh tim.
Duy trì năng lượng. Đặc tính ưa nước của hạt chia có tác động tích cực đến mức năng lượng của cơ thể. Hạt chia sẽ bị phá vỡ dần dần theo thời gian khi vào cơ thể và do đó giúp duy trì được sức chịu đựng. Không chỉ vậy, các a xít béo thiết yếu trong hạt chia còn có tác dụng cải thiện tâm trạng và nâng cao năng lượng tinh thần.
Hạ Yên
Theo Thanhnien
5 siêu thực phẩm được người xưa truyền lại
Các thực phẩm lâu đời như rong biển, nấm thủy sâm, kim chi đến nay vẫn được coi là những siêu thực phẩm rất có ích đối với sức khỏe.
Theo Health, một số học giả cho rằng nấm thủy sâm (kombucha) được người Trung Quốc tìm ra vào khoảng năm 220 trước công nguyên nhằm mục đích cai nghiện. Được mệnh danh là "trà bất tử", nấm thủy sâm cung cấp cho cơ thể nhiều vi khuẩn tốt.
Được làm từ rau củ lên men, kim chi giàu chất xơ, gia vị chống oxy hóa cùng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Các nghiên cứu chỉ ra ăn kim chi phòng tránh táo bón, béo phì và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Người ta cho rằng các chiến binh Aztec cổ đại trước khi ra trận đều nuốt một thìa hạt chia để tăng cường năng lượng. Trên thực tế, nhờ lượng omega-3 dồi dào, hạt chia có khả năng cải thiện tình trạng cholesterol và huyết áp cao từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, cứ một ounce (28,3 g) hạt chia chứa 11 g chất xơ nên loại hạt này còn kềm chế cảm giác thèm ăn và hỗ trợ giảm cân.
Các loại hạt gồm quinoa, kamut, freekeh, kê, lúa mạch, yến mạch... được gọi là "hạt xưa" vì chúng không hề bị biến đổi suốt hàng trăm năm qua. "Hạt xưa" là nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều canxi và một loại axit amin có tên lysine giúp đốt cháy mỡ trong cơ thể.
Từ hàng nghìn năm trước rong biển đã trở thành một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của người châu Á. Chúng cung cấp i ốt để đảm bảo tuyến giáp và mô vú phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, rong biển còn chứa hàng loạt khoáng chất quan trọng như canxi, sắt.
Minh Nhật
Theo VNE
Điều kỳ diệu cho cơ thể nhờ mỗi ngày ăn 1 lát gừng Gừng được biết đến là một phần của lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền. Nó giúp tiêu hóa, làm giảm buồn nôn, giúp chống cúm và cảm lạnh thông thường. Ảnh: Shutterstock ừng có thể được sử dụng tươi, khô, hoặc dạng bột, hoặc dầu hoặc nước trái cây. Gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng...