Lợi hại khi ăn quả chanh
Chanh làm giảm hôi miệng, chữa cảm, sốt, nhức đầu và làm sạch vi khuẩn trong miệng, do có tính axit nên không phù hợp người đau dạ dày.
Chanh giàu vitamin C, ít calo. Một quả chanh chỉ khoảng 20 calo và gần 90% nước. Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết trong Đông y cả quả, vỏ và hạt chanh đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh.
Quả chanh có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Vỏ quả vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh. Chanh tác dụng thanh nhiệt, thông khí, tiêu đờm, tiêu thực, chữa cảm sốt, nhức đầu, ho có đờm…
Ăn chanh giúp cải thiện vấn đề hôi miệng. Bạn có thể sử dụng nước chanh súc miệng vì chanh có tính axit cao, tiêu diệt vi khuẩn và không gây dị ứng. Uống nước chanh giúp cơ thể sản xuất nhiều nước bọt, hạn chế khả năng sản sinh của vi khuẩn đồng thời làm sạch các chất trắng trên lưỡi và loại bỏ thức ăn còn sót trong miệng.
Nước chanh còn đóng vai trò là chất giải độc gan, làm sạch gan và tăng cường hoạt động của gan thông qua tăng quá trình sản xuất ra một axit mật, một loại axit cần thiết cho sự tiêu hóa. Người bị sốt có thể uống một cốc nước chanh để cung cấp kali và năng lượng, giảm căng thẳng và giúp ngủ ngon. Người thừa cân uống một cốc nước chanh (một quả) mỗi ngày giảm cân.
Vitamin C trong chanh có thể làm giảm các vết thâm, đốm trên da, cải thiện các nếp nhăn. Kết hợp uống nước chanh với mật ong, vài lá bạc hà, gừng hoặc quế để cải thiện hương vị. Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết thêm do khả năng loại bỏ chất độc và chất thải khỏi cơ thể nên mật ong và nước chanh có thể giúp da trắng sáng, mịn màng hơn.
Vắt lấy nước nửa quả chanh tươi, 1-2 thìa cà phê mật ong, pha với một cốc nước ấm. Bạn có thể rửa sạch chanh, ngâm với nước muối khoảng 30 phút, để khô sau đó thái lát mỏng, xếp vào lọ. Cứ một lớp chanh pha một lớp mật ong, thêm chút muối. Mỗi sáng múc 3-4 thìa ra cốc, pha với nước ấm để uống. Theo lương y Sáng, nên pha cả vỏ chanh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Video đang HOT
Chanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Health
Tuy nhiên, chanh có vị chua và tính axít. Người bị dạ dày, đường ruột không nên dùng chanh tươi có thể gây loét dạ dày ở mức nhẹ hoặc nặng. Bạn có thể uống nước chanh tươi pha loãng, hàm lượng axít cũng sẽ bị giảm mạnh, tránh gây hại cơ thể.
Với những người khó tiêu, dùng nước chanh tươi pha loãng cùng một lát gừng có tác dụng tăng cường tiết dịch bài tiết và hỗ trợ tiêu hóa tốt. Không uống nước chanh trước khi ăn do nó không có khả năng đốt cháy calo để giảm cân.
Hạn chế uống nước chanh nóng do lượng axit có trong nước chanh hoạt động mạnh hơn ở nhiệt độ cao, có thể hòa tan men răng làm răng ngả màu, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
Thùy An
Theo vnexpress.net
Nam thanh niên đi chân trần trên đất, về nhà tiêu chảy ra máu khoảng 30 lần/ngày
Trở về nhà, anh Trần có dấu hiệu cảm sốt, phát hiện lòng bàn chân nổi mẩn đỏ, đau và ngứa, nhưng sau đó anh cũng quên bẵng.
BS Trương Chấn Dung, khoa Tiêu hóa & Gan mật, bệnh viện Taipei Medical University Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Trần (30 tuổi) tham gia trò bắn súng sơn với bạn bè. Khi một cơn mưa bất ngờ đổ xuống khiến anh ướt đẫm người và lấm lem bùn đất, anh đã cởi giày tất và đi chân trần trên đất. Trở về nhà, anh Trần có dấu hiệu cảm sốt, phát hiện lòng bàn chân nổi mẩn đỏ, đau và ngứa, nhưng sau đó anh cũng quên bẵng.
Khoảng 3, 4 ngày sau, triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Anh Trần bắt đầu tiêu chảy khoảng 20 - 30 lần/ngày. Nhưng nghĩ cơ thể khỏe mạnh nên anh không nhập viện mà xin nghỉ phép ở công ty. Cho đến ngày thứ 5, khi nhìn thấy trong phân có máu thì anh Trần mới hốt hoảng đến bệnh viện khám.
BS Trương Chấn Dung cho biết, kết quả khám cho thấy bệnh nhân có bạch cầu tăng cao 16.000ul (người bình thường chỉ khoảng 10.000 - 11.000ul), viêm dạ dày cấp. Cho dù tiêm kháng sinh nhưng bệnh nhân vẫn tiêu chảy 30 lần/ngày. Khi tiến hành nội soi, phát hiện có một vật thể di chuyển trong đường ruột. Sau khi gắp và xác định bệnh nhân nhiễm giun móc.
BS Trương Chấn Dung chia sẻ: "Đài Loan và các nước Đông Nam Á là nơi xảy ra tình trạng nhiễm giun móc khá phổ biến. Thông thường giun móc từ đất sẽ xâm nhập qua da bàn chân, dấu hiệu dễ nhận biết là lòng bàn chân của người bệnh nổi mẩn đỏ.
Do tôi đã điều trị cho nhiều trường hợp nhiễm giun móc, nên tôi luôn nhắc nhở con trẻ không được đi chân trần trên đất, bãi cỏ. Giun đất xâm nhập qua da sẽ vào vòng tuần hoàn máu, phổi, cổ họng, đường ruột. Tuy nhiên, mọi người không nên quá lo lắng, khi tiếp xúc với thiên nhiên thì bạn chỉ cần mang giày dép và đừng đi chân trần là được".
Nhiễm giun móc là bệnh gì?
Nhiễm giun móc, hay nhiễm giun mỏ, là khi có giun móc (giun mỏ) sống kí sinh trong cơ thể. Chúng thường lây nhiễm ở các vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt có điều kiện vệ sinh kém. Ấu trùng và những con giun trưởng thành sống trong ruột của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh.
Nếu đối tượng nhiễm bệnh đi ngoài hoặc phân của họ được dùng làm phân bón thì trứng giun sẽ bám vào đất. Trứng sẽ trưởng thành và nở ra ấu trùng có khả năng xâm nhập vào da người. Những người đi chân không trên những khu đất này sẽ bị nhiễm giun móc vì thường ấu trùng giun móc rất nhỏ nên không thể nhìn thấy. Khi vào vòng tuần hoàn máu, giun móc sẽ đến phổi và cổ họng, sau đó đi vào ruột.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm giun móc (nhiễm giun mỏ)?
Hầu hết những người bị nhiễm giun móc không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số người bị ngứa hoặc nổi mẩn quanh vùng da mà ấu trùng xâm nhập. Khi ấu trùng vào phổi, bạn sẽ gặp một vài triệu chứng như ho khan, thở khò khè, ho ra máu, sốt nhẹ. Nếu tình trạng viêm nặng, nó có thể gây ra chứng biếng ăn, tiêu chảy, thiếu máu, đau bụng...
Giun móc có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, và người suy dinh dưỡng như thiếu máu hay thiếu hụt protein. Da, phổi, ruột non cũng bị nhiễm bệnh. Những biến chứng khác bao gồm mệt mỏi, vấn đề hô hấp, suy tim, nhịp tim bất thường.
Bạn nên đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Vùng da bị ấu trùng xâm nhập có triệu chứng sưng tấy, viêm, rát, đỏ.
- Bị sốt, khó thở hoặc đau thắt ngực.
Theo Ettoday/Helino
Nhóm thực phẩm giúp cơ thể mát mẻ, xua tan nóng nực mùa hè Sữa chua, cam, chanh hay táo, dưa chuột đều là những thực phẩm được khuyến cáo sử dụng trong mùa hè để giúp cơ thể luôn mát mẻ. Cam Theo các chuyên gia, cam được mệnh danh là loại quả quan trọng bậc nhất vào mùa hè. Bởi cam rất giàu kali, nước, giúp bổ sung nước và cung cấp kali cho cơ...