Lợi dụng Windows 11 để phát tán mã độc
Một bộ cài Windows 11 lan truyền trên Internet có điều khoản cho phép cài thêm “phần mềm tài trợ” trong đó chứa mã độc hoặc phần mềm quảng cáo.
Phương thức chung của kiểu lừa đảo này là dụ người dùng cài một tệp tin giống cài Windows 11, nhưng trong đó có điều khoản cho phép cài thêm phần mềm bên ngoài. Lợi dụng việc nhiều người dùng không đọc điều khoản sử dụng, chúng sẽ cài thêm bất cứ phần mềm nào lên máy tính. Một trong những bộ cài chứa mã độc được phát hiện gần đây có tên 86307_windows 11 build 21996.1 x64 activator.exe.
Theo các chuyên gia bảo mật, bộ cài này có dung lượng 1,75 GB. Mức dung lượng này, cùng tên gọi của chúng, khiến nhiều người tin tưởng là một bộ cài thật. Tuy nhiên trong đó, chiếm phần lớn là một tệp tin DLL chứa nhiều dữ liệu vô giá trị.
Khi người dùng kích hoạt, một giao diện tương tự giao diện cài đặt Windows sẽ hiện ra nhưng thực chất là đang tải về một tệp thực thi khác. Tệp thực thi này cũng là một trình cài đặt, đi kèm một điều khoản cấp phép cho chúng có thể tải về các phần mềm khác. Nếu được người dùng chấp thuận, một loạt phần mềm độc hại có thể sẽ được cài lên máy tính.
Video đang HOT
Nếu không đọc kỹ điều khoản, người dùng có thể vô tình cho phép phần mềm này cài thêm ứng dụng độc hại.
Theo báo cáo từ Kaspersky, đơn vị này đã ghi nhận hàng trăm trường hợp lây nhiễm mã độc liên quan đến Windows 11 như phương thức trên. Các phần mềm được cài thêm tương đối đa dạng, từ các phần mềm quảng cáo cho đến mã độc, phần mềm đánh cắp mật khẩu…
Công ty bảo mật này cũng ghi nhận mặc dù Microsoft cho phép người dùng có thể đăng ký dùng thử Windows 11 trên website chính thức, nhiều người vẫn tìm đến các nguồn trôi nổi trên Internet. Một trong những lý do, theo Xda-Developers, đến từ việc Microsoft yêu cầu phần cứng hiện đại cho hệ điều hành mới. Nếu muốn trải nghiệm Windows 11, người dùng cần có máy tính chạy chip Intel thế hệ thứ tám, hoặc AMD Zen 2 trở lên. Những người dùng không đáp ứng được các yêu cầu trên thường tìm đến các phương thức cài đặt không chính thống, dẫn đến nguy cơ nhiễm mã độc.
Theo các chuyên gia, người dùng nên đợi đến cuối năm để được trải nghiệm Windows 11 chính thức. Trong trường hợp muốn dùng thử, người dùng chỉ nên đăng ký qua chương trình Windows Insider Program, hoặc đợi bản cài chính thức từ hãng.
Microsoft nới lỏng một số yêu cầu hệ thống cho Windows 11 Preview
Microsoft vừa phát hành bản xem trước đầu tiên của Windows 11 dành cho các thành viên chương trình Insider, và những gì mà hệ điều hành này yêu cầu khiến người dùng bị đưa vào tình huống khó phân tích hơn.
Windows 11 Preview đưa ra những yêu cầu ít khắt khe hơn cho hệ thống PC
Theo Engadget , dựa trên những mô tả cho thấy, người dùng không cần một CPU cụ thể hoặc chip TPM 2.0 để cài đặt bản xem trước. Điều này nhanh chóng được đề cập trong một bài đăng trên blog mới từ Microsoft, nơi công ty đưa ra lý do của việc làm đó chính là mong muốn có được ý tưởng tốt hơn đối với những hệ thống nào có thể chạy Windows 11.
"Bằng cách cung cấp các bản dựng xem trước cho các hệ thống đa dạng trong Windows Insiders của chúng tôi, chúng tôi sẽ tìm hiểu cách Windows 11 hoạt động trên các mô hình CPU một cách toàn diện hơn, giúp điều chỉnh bất kỳ vấn đề nào mà chúng tôi cần thực hiện đối với các yêu cầu hệ thống tối thiểu của mình trong tương lai", công ty cho biết.
Cũng theo Microsoft, những chiếc PC trang bị CPU Intel thế hệ thứ 8 và AMD Zen 2 sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo mật, độ tin cậy và khả năng tương thích mà công ty dự định đặt ra với Windows 11. Công ty có kế hoạch chú ý đến những người thử nghiệm hệ điều hành trên các hệ thống có CPU Intel và AMD Zen 1 thế hệ thứ 7 để xem một số kiểu máy trong các gia đình đó có đáp ứng các tiêu chuẩn của hãng hay không.
Microsoft cũng đã tạm thời ngừng cung cấp tính năng PC Health Check của mình. Phần mềm này là trung tâm của rất nhiều sự nhầm lẫn nảy ra về việc liệu một máy tính cụ thể có thể chạy Windows 11 hay không. Thừa nhận thực tế đó, Microsoft cho biết ứng dụng "không được chuẩn bị đầy đủ để chia sẻ mức độ chi tiết hoặc độ chính xác mà người dùng mong đợi từ chúng tôi". Công ty có kế hoạch giải quyết các lỗi của ứng dụng trước khi cung cấp trở lại vào cuối năm nay, Windows 11 được phát hành dự kiến vào mùa thu.
Nửa triệu smartphone Huawei dính mã độc Joker Hơn 500.000 người dùng smartphone Huawei đã tải về ứng dụng nhiễm mã độc Joker mà không hề hay biết. Các nhà nghiên cứu của Doctor Web phát hiện 10 ứng dụng tưởng như vô hại trên AppGallery - chợ ứng dụng chính thức của Huawei - chứa mã kết nối với máy chủ C&C độc hại để tiếp nhận cấu hình và...