Lợi đủ đường nếu mẹ biết cách cho con trên 6 tháng tuổi uống nước cơm
Vô số tác dụng tuyệt vời của nước cơm mà cha mẹ không biết cho con Nếu bé nhà bạn trên 6 tháng tuổi và đã bắt đầu ăn dặm thì nước cơm là 1 sự lựa chọn tuyệt vời.
Nước cơm là một món ăn giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe cho tất cả mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ sẽ phải bất ngờ trước một số công dụng “ít biết” của loại nước này.
Lợi ích khi cho con uống nước cơm đối với trẻ nhỏ
Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, nước cơm có chứa hàm lượng cao của carbohydrates sẽ giúp tiếp thêm năng lượng cho bé sau một ngày dài vui chơi.
Dễ tiêu hóa, chống táo bón: Nước cơm rất giàu chất xơ, chống táo bón hiệu quả. Thêm vào đó, nước cơm cũng chứa nhiều tinh bột, kích thích các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, có lợi cho tiêu hóa.
Điều trị tiêu chảy: Báo cáo của các nhà nghiên cứu Anh cho biết rằng uống nước cơm một cách hiệu quả sẽ làm giảm lượng phân ở trẻ sơ sinh và giúp điều trị viêm dạ dày nhẹ đến trung bình.
Chữa bệnh chàm (eczema): Bệnh chàm là một loại bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với những biểu hiện như nổi mụn, da ửng đỏ.
Video đang HOT
Khi con bị chàm, mẹ có thể dùng mẹo sau: Lấy hai ly nước gạo pha vào chậu nước tắm của bé sẽ dưỡng ẩm da và làm dịu những tác động do eczema gây ra.
Hạ sốt hiệu quả: Nếu bé sốt, hãy chắt lấy nước cơm vào bát, để nguội bớt và cho bé ăn làm nhiều phần nhỏ trong ngày. Cơn sốt của bé sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.
Không chỉ thế, khi sốt cơ thể trẻ còn bị mất nước khá nhiều. Nước cơm chính là nguồn nước có khả năng dưỡng ẩm tự nhiên giúp bổ sung nước cho cơ thể của con.
Cách cho trẻ dùng nước cơm
- Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bắt đầu cho con tập uống nước cơm.
- Nước cơm chỉ là thực phẩm bổ sung không phải thực phẩm chính nên không thay thế sữa hoặc thức ăn dặm nào khác vì nó không chứa đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng. Cho con bú sữa mẹ, sữa công thức và ăn dặm song song với đó là chắt nước cơm cho con dùng ngày 3 bữa đều được.
- Tốt nhất là cho con sử dụng nước cơm nguyên chất, không pha thêm bất kì chất gì vì nó có thể làm giảm tác dụng dinh dưỡng của nước cơm.
- Cách lấy nước cơm cho con: Vo qua gạo và cho vào nồi để nấu chung với nước. Khi nồi cơm sôi sục, các tinh chất trong hạt gạo sẽ hòa tan với nước tạo nên hỗn hợp nước đục trắng. Gạn lấy phần nước trắng, để nguội và cho con dùng.
- Nước cơm sạch hoàn toàn an toàn và không có khả năng gây dị ứng nên mẹ có thể yên tâm
Linh Hồ
Theo www.phunutoday.vn
Trẻ bị đi ngoài nên ăn gì & kiêng ăn gì để tránh mất nước mau khỏi bệnh?
Trẻ bị đi ngoài nên ăn gì & kiêng ăn gì để tránh mất nước mau khỏi bệnh? là câu hỏi của nhiều mẹ hiện nay. Trẻ bị đau bụng đi ngoài là một trong những chứng bệnh quen thuộc nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách chăm sóc hiệu quả. Khi trẻ bị đi ngoài, tiêu chảy kéo dài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khi để kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, nặng có thể dẫn tới tử vong do cơ thể mất một lượng nước và muối lớn. Vật khi trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? trẻ đi ngoài không nên ăn gì? mời các bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
1. Trẻ đi ngoài không nên ăn gì?
Tâm lý chung của nhiều phụ huynh thường kiêng khem khắt khe vì nghĩ bụng dạ con còn yếu. Tuy nhiên đây lại là quan điểm sai lầm mà nhiều người mắc phải. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các bé càng suy dinh dưỡng và yếu sức đề kháng. Vì vậy trừ phi có chỉ định của bác sĩ, nếu không các mẹ không nên bắt trẻ nhỏ ăn kiêng.
Tuy nhiên vẫn nên hạn chế đồ ăn nhanh, các món chiên xào tránh khó tiêu. Đồng thời bé không nên ăn loại thức ăn ngọt có nhiều đường. Vì chúng có thể khiến dạ dày khó tiêu hơn hoặc tình hình tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Một số người vì có tâm lý kiêng khem quá nhiều thức ăn cho con khiến bé ngày càng suy dinh dưỡng và yếu sức đề kháng. Nhìn chung vấn đề bé đi ngoài nên ăn gì và kiêng gì thì không phải bậc cha mẹ nào hiểu rõ. Trong quá trình chăm sóc con, chúng ta hãy quan tâm thật nhiều đến chế độ dinh dưỡng cũng như sức khỏe của con để trẻ nhỏ được phát triển toàn diện nhất có thể.
2. Bé đi ngoài nên ăn gì?
Đối với trẻ sơ sinh, khi bé đi ngoài nhiều quá hoặc tiêu chảy thì mẹ vẫn nên tiếp tục cho bé bú. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp bé tăng sức đề kháng. Trong thành phần dinh dưỡng của sữa mẹ có nhiều kháng thể, lợi khuẩn, bạch cầu. Nếu trẻ có bú sữa công thức ở ngoài, mẹ cần tiệt trùng các dụng cụ như bình sữa, núm vú, thìa hoặc ly.
Nếu bé trong độ tuổi ăn dặm 6 tháng trở lên, bé đi ngoài nên ăn gì? Các mẹ hãy ưu tiên những món dễ tiêu như cháo, súp. Lưu ý, không kiêng khem quá khắt khe kẻo trẻ lại suy dinh dưỡng, yếu sức đề kháng. Hãy cho bé ăn đủ các loại thực phẩm như thịt, cá, rau, quả, sữa chua. Tuy nhiên mẹ cần chia nhiều bữa ăn cho bé.
Đối với các trẻ trên 3 tuổi, mẹ cần nấu thức ăn kỹ hơn. Mẹ nên lựa chọn nguyên liệu và thực phẩm hợp vệ sinh an toàn. Hơn nữa các món cần nấu loãng hơn bình thường. Đến ngày thứ 5, nếu thấy bé đã đỡ hơn có thể cho bé ăn bình thường trở lại.
Hy vọng với trẻ bị đi ngoài nên ăn gì & kiêng ăn gì để tránh mất nước mau khỏi bệnh? trên đây chắc hẳn các mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích khi chăm sóc sức khỏe trẻ em mỗi ngày, đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn và hãy luôn đồng hành cùng kqxs.tv để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé.
Theo big.vn
Lợi ích sức khỏe của lá cà ri Có thể nhiều người trong chúng ta chỉ mới biết đến lá cà ri như một loại gia vị dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Ảnh: AFP Thật ra loại lá này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sau đây là một số lợi ích của lá cà ri, theo trang tin India. Điều trị tiêu chảy...