‘Lỗi đánh máy’ làm sập hàng loạt website lớn
Amazon công bố nguyên nhân khiến nhiều trang web và dịch vụ như Instagram, Verge, Vine… không hoạt động được hoặc truy cập chậm trong ba ngày qua.
Từ ngày 28/2, dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services, đang được rất nhiều website và dịch vụ Internet lớn trên thế giới sử dụng, gặp sự cố dẫn đến tình trạng khó truy cập. Những dịch vụ và site bị ảnh hưởng có thể kể đến như Instagram, Vine, Slack, Giphy, Quora, Business Insider, Verge… và cả những dịch vụ IoT như Amazon Alexa.
Sau đó, Amazon đã sớm khắc phục vấn đề và các chuyên gia dự đoán nguyên nhân có thể do mất điện hay lỗi hệ thống.
Ngày 2/3, Amazon cho biết rắc rối xảy ra sau khi một nhân viên của hãng gõ nhầm câu lệnh khi đang sửa một lỗi khác. Câu lệnh làm một lượng lớn máy chủ tại khu vực Virginia (Mỹ) của Amazon ngừng hoạt động, gây nên hiệu ứng domino và kéo theo sự ngưng trệ của nhiều dịch vụ khác.
Hàng loạt website lớn không thể truy cập chỉ vì lỗi đánh máy tại Amazon.
Video đang HOT
Theo CNet, vấn đề một lần nữa cho thấy việc phụ thuộc vào các dịch vụ đám mây có thể gây nên những sự cố khó lường như thế nào, dù xuất phát chỉ từ một lỗi nhỏ của con người.
“Chúng tôi xin lỗi vì những gì đã gây ra cho khách hàng. Chúng tôi hiểu sự nghiêm trọng của vấn đề”, đại diện Amazon cho hay.
Năm 2015, máy chủ của Amazon Web Services tại Virginia cũng gặp lỗi khiến nhiều dịch vụ ngừng hoạt động và rất nhiều người đã không thể gọi điện hay chat video qua Skype.
Châu An
Theo VNE
VNPT khẳng định đảm bảo kết nối Internet trước sự cố đứt cáp
Sau sự cố đứt cáp AAG, VNPT đã định tuyến dịch vụ trên 3 tuyến cáp đang hoạt động gồm CSC, SMW-3, APG để đảm bảo kết nối.
VNPT cho biết dịch vụ Internet cung cấp cho khách hàng không bị ảnh hưởng nhiều vì họ đã xây dựng kịch bản ứng cứu thông tin trong trường hợp xảy ra sự cố tuyến cáp AAG từ trước nên đã chủ động định tuyến dịch vụ trên 3 tuyến cáp đang hoạt động gồm CSC, SMW-3, APP.
Cụ thể, VNPT đã định tuyến lưu lượng Internet quốc tế khu vực Miền Nam từ Cần Thơ, TP.HCM ra Đà Nẵng để lưu thoát trên tuyến cáp APG và SMW3, đồng thời một phần lưu lượng được định tuyến ra Hà Nội để lưu thoát qua hướng cáp đất liền CSC.
Cáp quang AAG gặp sự cố lần thứ 2 trong năm 2017. Ảnh: VNPT.
Ngoài ra, đơn vị này cũng thực hiện một số biện pháp đảm bảo an toàn lưu lượng Internet quốc tế như tuần tra giám sát các cung đoạn cáp quang trên hướng Hà Nội đi Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho các kênh Internet quốc tế trên tuyến cáp CSC.
VNPT cũng mở rộng 40 Gbps trên tuyến cáp Faster từ Nhật Bản đi Mỹ kết nối vào tuyến APG hướng Đà Nẵng để tăng cường băng thông cho kết nối Internet đi Mỹ.
Với các dịch vụ cung cấp nội dung và mạng xã hội phổ biến như Google, YouTube, Facebook, đơn vị này cũng mở rộng hệ thống caching (lưu trữ dữ liệu), cụ thể Google 3.650 Gbps, Facebook 600 Gbps, Akamai 160 Gbps.
Do đó, người dùng tại hầu hết tỉnh thành vẫn truy cập dịch vụ bình thường, không phải kết nối qua hướng quốc tế.
Trước đó vào hồi 17h15 ngày 18/2, tuyến cáp AAG xảy ra sự cố đứt cáp cập bờ khi vực Hong Kong, ảnh hưởng lưu lượng Internet kết nối từ TP.HCM đi quốc tế, làm giảm tốc độ truy cập Internet tại giờ cao điểm.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2017 cáp AAG gặp sự cố. Trước đó, tuyến cáp này bị đứt vào ngày 8/1. Hiện đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển AAG chưa đưa ra thông báo về thời gian khắc phục dự kiến.
Thành Duy
Theo Zing
Thế giới sẽ ra sao nếu Internet sụp đổ? Với nhiều người, thiếu vắng Internet vài giờ đã quá kinh khủng thì việc mạng lưới này sập trong vài ngày quả là ngoài sức tưởng tượng. Jeff Hancock, chuyên gia nghiên cứu diễn biến tâm lý và xã hội dưới tác động của truyền thông trực tuyến đã rất bất ngờ trước sức ảnh hưởng của công nghệ tới đời sống giới...