Lõi của Mặt Trời trông ra sao?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng du hành một chuyến vào vùng lõi của Mặt Trời. Điểm khởi hành là Trái Đất của chúng ta, nơi cách bề mặt Mặt Trời 148 triệu km.
Khi tới bề mặt của Mặt Trời, chúng ta sẽ thấy ở đây thật là nóng, vì nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời là 5.700 độ C, ánh sáng vô cùng chói chang đến mức lóa mắt.
Nếu nhìn gần thêm chút nữa, chúng ta có thể thấy dường như có nhiều bong bóng, giống như một nồi nước đang sôi. Một số bong bóng trông tối hơn những bong bóng khác. Những bong bóng tối màu nguội hơn một chút so với những bong bóng kia, nhưng từng cm trên bề mặt của Mặt Trời vẫn vô cùng nóng bỏng.
Từ vùng này đến vùng khác
Chúng ta tiếp tục hành trình, cùng lặn qua một trong những bong bóng khổng lồ trên bề mặt và tiến về điểm dừng đầu tiên, đó là vùng đối lưu.
Lúc này xung quanh chúng ta là môi trường chất lưu nóng gọi là ly tử thể (plasma), và có đầy những bong bóng sinh ra do chuyển động liên tục của các luồng khí nóng trồi lên và luồng khí mát tụt xuống. Các bong bóng này luôn chuyển động, to lên và nhỏ đi, thậm chí một số bong bóng còn vỡ ra khi con tàu vũ trụ của chúng ta rung lắc tiến sâu hơn về phía lõi Mặt Trời như một con tàu trên biển cả.
Sau quãng đường khoảng 200.000 km (tức là bằng 15 lần đường kính Trái Đất) thì con tàu hết rung lắc. Chúng ta đến điểm dừng thứ hai, đó là vùng bức xạ.
Vùng này của Mặt Trời nóng vô cùng. Lúc này nhiệt độ bên ngoài con tàu của chúng ta là 2 triệu độ C. Nếu có thể nhìn thấy từng hạt ánh sáng, gọi là hạt photon, thì chúng ta sẽ thấy chúng nhảy nhót giữa các hạt bé nhỏ gọi là nguyên tử, tạo thành plasma.
Video đang HOT
Những hạt này nhảy tới nhảy lui và từ bên này sang bên kia tạo nên một điệu nhảy mà các nhà khoa học gọi là “bước đi ngẫu nhiên”. Một hạt photon có thể mất hàng trăm nghìn năm mới bước đi ngẫu nhiên xuyên qua hết vùng bức xạ này.
Con tàu của chúng ta sẽ tăng tốc tối đa để đi qua được vùng này nhanh hơn.
Khối lượng của tất cả plasma bên trên ép xuống, có nghĩa là plasma xung quanh chúng ta đậm đặc hơn cả vàng, và nhiệt độ tăng lên khủng khiếp, tận 15 triệu độ C. Chúng ta đã gần đến đích của cuộc hành trình, đó là lõi của Mặt Trời.
Chào mừng bạn đến vùng lõi
Trước khi xâm nhập vào vùng lõi, chúng ta sẽ phải thu mình nhỏ lại cỡ như một nguyên tử. Đây là cách duy nhất để chúng ta nhìn thấy được điều gì xảy ra ở đây, vì những gì chúng ta sắp sửa nhìn thấy ở đây là các nguyên tử, chúng nhỏ hơn hàng triệu lần so với một hạt cát.
Lõi của Mặt Trời là ngôi nhà của hàng tỷ tỷ nguyên tử hydrogen, nguyên tố nhẹ nhất trong vũ trụ. Áp suất và sức nóng kinh khủng ép những nguyên tử này lại gần nhau đến mức chúng kết hợp với nhau tạo thành những nguyên tử mới nặng hơn.
Hiện tượng này được gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân. Các nguyên tử hydrogen kết hợp với nhau tạo thành một chất mới hoàn toàn gọi là helium.
Như vậy lúc này chúng ta đang ở lõi Mặt Trời. Vậy thực sự trông nó ra sao? Ở đây mọi thứ không chỉ sáng chói đến mức lóa đi không thể nhìn được mà còn hóa thành một màu hồng tươi đẹp.
Nhấn để phóng to ảnh
Một ly tử thể hydrogen trong một thí nghiệm phản ứng hạt nhân ở Phòng thí nghiệm quốc gia Berkeley, Mỹ, lấp lánh màu hồng.
Chúng ta không thể biết chắc lõi Mặt Trời trông như thế nào khi nhìn bằng mắt thường, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy trong phòng thí nghiệm ở Trái Đất plasma hydrogen có màu hồng. Vì thế chúng ta có thể phỏng đoán một cách có cơ sở rằng plasma hydrogen trong lõi Mặt Trời cũng có màu hồng như vậy.
Khi các nguyên tử kết hợp lại với nhau, chúng tỏa ra một lượng năng lượng lớn dưới dạng ánh sáng. Ánh sáng thoát ra khỏi vùng lõi sang vùng bức xạ và nhảy nhót trong vùng bức xạ này cho đến khi cuối cùng nó bước sang vùng đối lưu. Sau đó ánh sáng tiếp tục đi về phía bề mặt qua các bong bóng plasma, rồi từ bề mặt Mặt Trời nó du hành không ngừng nghỉ khắp vũ trụ.
Bây giờ đã đến lúc rời khỏi nơi nóng nhất trong Hệ mặt trời và quay trở về Trái Đất. Chuyến đi vừa rồi đã đưa chúng ta xuyên qua 700.000 km vào sâu trong lòng Mặt Trời, đi qua các bong bóng của vùng đối lưu, qua hàng tỷ tia sáng trong vùng bức xạ và vào tận lõi phản ứng hạt nhân huyền bí.
Khi trở về Trái Đất và nhìn lên Mặt Trời, chúng ta thấy như thể đang nhìn về quá khứ. Ngày nay chúng ta biết rằng ánh sáng mình đang nhìn thấy đã được sinh ra từ hàng trăm nghìn năm trước ở nơi nóng nhất trong Hệ mặt trời.
Trái đất đã được tái chế lớp vỏ trong phần lớn lịch sử
Để hiểu rõ hơn về sự di chuyển và phân phối của lớp vỏ tái chế trong lớp phủ của Trái đất, các nhà nghiên cứu đã phân tích tỷ lệ của một số khoáng chất trong bazan giữa đại dương.
Nghiên cứu mới cho thấy khoảng 5 - 6% lớp phủ của Trái đất được tạo thành từ lớp vỏ tái chế. Phát hiện này cho thấy Trái đất đã tạo ra lớp vỏ mới với tốc độ tương tự cho hầu hết lịch sử của hành tinh.
Các nhà địa chất biết rằng một số lớp vỏ Trái đất thường xuyên chìm vào lớp phủ, nhưng cho đến bây giờ, họ không chắc chắn được tái chế bao nhiêu. Đây là chìa khóa để hiểu một phần về lịch sử hình thành và hút chìm của vỏ Trái đất.
Để hiểu rõ hơn về quỹ đạo của lớp vỏ bị nuốt chửng vào lớp phủ, các nhà khoa học đã thu thập 500 mẫu đá bazan từ các dải núi giữa đại dương trên khắp thế giới.
"Thành phần hóa học của bazan đại dương phun trào dọc theo hệ thống sườn núi đại dương dài 40.000 km bị suy giảm một cách có hệ thống các yếu tố được gọi là các yếu tố không tương thích, tập trung ở lớp vỏ lục địa với các nguyên tố như kali, thori, urani và chì", Munir Humayun, tác giả nghiên cứu cho biết.
Trước đó điều khiến các nhà khoa học bối rối từ lâu là thành phần bazan đại dương có ba loại, mỗi loại có nồng độ cùng các yếu tố không tương thích khác nhau.
Bazan đại dương bình thường đã cạn kiệt đến mức đủ để giải thích việc khai thác lớp vỏ lục địa từ lớp phủ, nhưng có những bazan đại dương bị cạn kiệt hơn bình thường. Cả hai đều có mặt trong sự phong phú đáng kể.
Các mảng kiến tạo liên quan dường như bắt đầu dịch chuyển sớm hơn nhiều so với những gì các nhà địa chất vẫn nghĩ.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu không chắc chắn điều gì đã tạo ra sự khác biệt về số lượng các yếu tố không tương thích được tìm thấy trong đá bazan. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng lớp vỏ tái chế có thể giúp giải thích sự hình thành của ba loại bazan.
"Lớp vỏ đại dương được tái chế làm tan chảy tại các rặng núi tạo ra các khối lượng có tỷ lệ gecmani (Ge) thấp hơn so với silic (Si), hai nguyên tố rất giống nhau trong quá trình tan chảy. Chúng tôi đã phát triển một cách đo lường các biến thể nhỏ trong tỷ lệ Ge / Si và sử dụng phương pháp này để chỉ ra rằng bazan được làm giàu có tỷ lệ Ge / Si thấp hơn phù hợp với việc tan chảy từ lớp vỏ tái chế chìm", Humayun nói.
Tỷ lệ Ge / Si thấp hơn đã có mặt trong các bazan được làm giàu từ tất cả 30 khu vực khác nhau nằm rải rác trên toàn cầu. Điều này là bằng chứng về tỷ lệ tái chế vỏ phù hợp trên toàn cầu trong lịch sử.
Nhiều nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng lớp vỏ bị kéo ngược vào lớp phủ chìm sâu vào lớp dưới cùng của lớp phủ và vẫn ở đó, chỉ có những sợi nhỏ trôi ngược về lớp phủ phía trên. Những người khác đã ước tính rằng lớp vỏ tái chế được phân bố đều khắp lớp phủ, giống như một vòng xoáy.
"Chúng tôi rất ngạc nhiên khi xác nhận lý thuyết của giáo sư Alex Sobolev từ Đại học Grenoble cho rằng lớp phủ dưới các rặng núi có trung bình khoảng 5% lớp vỏ tái chế. Nó chỉ có thể có lớp vỏ tái chế nhiều như vậy nếu sức sống của sự hút chìm tương tự trong hầu hết lịch sử Trái đất và hầu hết lớp vỏ tái chế không được đặt trong nghĩa địa chìm ở dưới cùng của lớp phủ", Humayun nhấn mạnh.
Công bố kỷ lục tia sét dài 700km Cơ quan thời tiết của Liên hợp quốc ngày 25/6 công bố tia sét dài nhất trong lịch sử là một tia sáng duy nhất đã cắt bầu trời dọc hơn 700 km ở Brazil vào ngày 31/10/2018. Tia sét kỷ lục mới được công bố. Theo AFP, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) trong một tuyên bố cho biết, quãng đường...