Lỗi “Code 10″ ở Windows là gì? Và làm thế nào để khắc phục nó?
Cùng tìm hiểu và tham khảo cách khắc phục lỗi “ Code 10″ ở Windows.
Trong quá trình sử dụng máy tính, có lẽ bạn sẽ gặp qua thông báo lỗi “”This device cannot start. (code 10)”, hay còn được gọi tắt là “lỗi Code 10″. Theo tìm hiểu thì đây là một trong những lỗi phổ biến có liên quan đến trình quản lý phần cứng Device Manager trên Windows. Cụ thể thì nguyên nhân là do Device Manager không thể khởi động phần cứng thiết bị trong máy tính. Hay nói đúng hơn là do phiên bản driver trên thiết bị đã cũ, bị mất hoặc thiếu trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, lỗi này còn có thể là do một driver bị lỗi khiến Device Manager không hiểu. Đây có thể là một thông báo rất chung chung gây ra từ một driver nào đó hoặc một vấn đề phần cứng. Ví dụ, bạn có thể dễ dàng xác định lỗi này là do phần cứng về Wi-Fi nếu nội dung lỗi là “This device cannot start. (code 10)” xuất hiện ở Device status.
Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi “Code 10″ ở Windows? Mời bạn tham khảo qua các gợi ý sau đây.
1. Hãy khởi động lại Windows
Giống như hầu hết các sự cố máy tính, đôi khi bạn có thể khắc phục sự cố này đơn giản bằng cách khởi động lại máy tính. Bạn nên luôn thực hiện bước khắc phục sự cố cơ bản này trước, để không lãng phí thời gian vào các phương pháp nâng cao hơn một cách không cần thiết.
Khởi động lại máy tính của bạn, sau đó thử truy cập lại thiết bị. Nếu thông báo lỗi tiếp tục xuất hiện, hãy tiếp tục tham khảo qua các gợi ý nâng cao.
2. Khởi chạy công cụ Hardware Device Troubleshooter
Về cơ bản thì Microsoft cũng trang bị sẳn cho Windows một số các công cụ dò tìm và khắc phục sự cố tự động nhầm giải quyết giúp bạn các vấn đề khác nhau trên Windows. Trong đó bao gồm công cụ cho phép khắc phục nhanh các vấn đề về phần cứng, đó là Hardware Device Troubleshooter.
Ở Windows 10 thì vì lí do nào đó mà Hardware Device Troubleshooter bị ẩn đi, tuy nhiên bạn có thể khởi động nó thông qua Command Prompt hoặc PowerShell bằng cách sử dụng câu lệnh “ msdt.exe DeviceDiagnostic“.
Video đang HOT
Sau khi khởi động Hardware Device Troubleshooter, bạn hãy làm theo hướng dẫn để bắt đầu quá trình dò và khắc phục sự cố.
3. Kiểm tra sâu trong Device Manager để lấy thêm thông tin
Device Manager thu thập thông tin về tất cả các phần cứng được kết nối với máy tính của bạn, vì vậy đây là nơi quan trọng cần kiểm tra khi bạn gặp lỗi “Code 10″.
Bạn có thể mở rộng từng phần để xem các thiết bị riêng lẻ bên dưới từng nhóm phần cứng. Nếu phần cứng nào gặp sự cố, bạn sẽ thấy một dấu hiệu cảnh báo nhỏ màu vàng hiển thị bên cạnh thiết bị đó; điều này sẽ cho biết thiết bị gây ra lỗi.
Khi đó, bạn hãy nhấn đúp chuột vào tên phần cứng đó và kiểm tra mục “Device status”. Nếu nó thông báo “This device cannot start (Code 10)” thì đây chính là phần cứng đang gặp lỗi.
Hãy thử ngắt kết nối phần cứng đó khỏi máy tính trong vài phút, sau đó cắm lại. Nếu cách này không có tác dụng, bạn nên tiếp tục cập nhật hoặc gỡ bỏ driver cho phần cứng đó.
4. Cập nhật Driver phần cứng
Thông thường, một phần cứng hoạt động gây lỗi có thể là do bạn đã cài đặt Driver đã lỗi thời hoặc không chính xác cho nó. Do đó, tốt nhất bạn nên cập nhật lại Driver cho nó bằng cách truy cập vào Settings> Update & Security> Windows Update để kiểm tra các bản cập nhật mới, và nếu có thì hãy tiến hành cập nhật.
Nếu bạn muốn cập nhật Driver cụ thể, hãy nhấp chuột phải vào tên phần cứng đó trong Device Manager, sau đó nhấn vào Update driver> Search automatically for drivers. Thao tác này sẽ kiểm tra máy tính của bạn để tìm Driver mới hơn. Nếu điều đó không hiệu quả, hãy tìm kiếm trực tuyến tên phần cứng của bạn để xem liệu có trình điều khiển mới hơn từ nhà sản xuất hay không.
5. Hãy thử cổng USB Port hoặc Hub khác
Nếu bạn đã xác định được phần cứng nào khiến lỗi “Code 10″ xuất hiện, hãy thử cắm thiết bị đó vào một cổng USB khác trên máy tính. Có khả năng cổng USB bị lỗi, khiến máy tính giao tiếp với thiết bị không đúng cách.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng bất kỳ USB hub cơ bản nào với máy tính của mình, hãy cân nhắc thay thế chúng bằng các model được hỗ trợ.
6. Kiểm tra phần cứng trên máy tính khác
Nếu các giải pháp trên không mang lại kết quả, lúc này rất có thể bạn đã bị lỗi phần cứng. Nếu có thể, hãy thử kết nối nó với một máy tính khác và xem nó có hoạt động không. Nếu không hoạt động trên máy tính khác, thì bạn nên liên hệ với nhà sản xuất hoặc thay thế thiết bị.
7. Thực hiện khôi phục hoặc reset lại hệ điều hành
Trong trường hợp thiết bị phần cứng của bạn hoạt động trên một máy tính khác, bạn có thể thử khôi phục hệ điều hành để xem liệu có lỗi nào đó của Windows ngăn phần cứng hoạt động hay không. Điều này đưa hệ điều hành của bạn trở lại thời điểm trước đó, rất hữu ích nếu sự cố bắt đầu gần đây.
Trường hợp nếu vẫn chưa được, bạn có thể thiết lập lại toàn bộ Windows, nhưng có vẻ điều này là quá mức cần thiết cho sự cố này. Các vấn đề về phần cứng, đặc biệt là vào thời điểm này, thường là do chính thiết bị. Nhưng nếu thiết bị phần cứng của bạn hoạt động ở nơi khác và bạn không ngại thử, việc đặt lại Windows 10 có thể giải quyết được sự cố.
Bây giờ thì bạn đã biết phải làm gì khi bạn thấy lỗi “This device cannot start (Code 10)” xuất hiện trong Windows rồi đấy. Hy vọng rằng bạn không phải thực hiện nhiều thao tác khắc phục sự cố để phần cứng của mình hoạt động trở lại. Chúc bạn thành công.
Thủ thuật lấy lại mật khẩu iCloud nhanh chóng trong vòng vài phút
Mật khẩu iCloud là phần quan trọng khi dùng thiết bị của Apple nhưng khá nhiều người dùng quên. Để khắc phục tình trạng này tuy hơi phức tạp nhưng hiệu quả khá cao.
Đối với những thiết bị iOS, iCloud là tính năng rất quan trọng dùng để thực hiện nhiều công việc trên iPhone như sao lưu dữ liệu, khóa thiết bị từ xa, thông báo mất máy hay đồng bộ những hình ảnh, video, danh bạ,... giữa các thiết bị như: iPhone, iPad, Macbook hoặc máy tính Windows. iCloud được tích hợp sẵn vào các thiết bị di động như iPhone, iPad chạy iOS 7 trở lên.
Ngoài dung lượng bộ nhớ của thiết bị, khi đăng nhập iCloud người dùng sẽ có thêm 5 GB miễn phí để lưu trữ hình ảnh, video, tài liệu, ghi chú,... Sao lưu các bản backup của thiết bị, giúp người dùng an tâm không bị mất dữ liệu kể cả khi máy bị hư hỏng hoặc bị mất.
Thủ thuật khôi phục lại mật khẩu iCloud đã quên đơn giản, nhanh chóng.
Đặc biệt, khi iPhone bị thất lạc thì chức năng "Find My Devices" của iCloud sẽ giúp người dùng định vị vị trí của máy, tự động đổ chuông, khóa máy từ xa thậm chí xóa hết dữ liệu trong máy để tránh dữ liệu bị đánh cắp.
Dịch vụ này còn giúp các thành viên trong gia đình hay bạn bè có thể dùng chung ứng dụng đã được một người mua. Hoặc mua ứng dụng và thanh toán bằng thẻ tín dụng của người khác. Ngoài ra, các thông tin quan trọng được bảo mật như: mật khẩu, thông tin cá nhân, tài khoản thẻ tín dụng,... sẽ được đồng bộ và cập nhật trên các thiết bị cùng dùng 1 tài khoản iCloud, giúp quản lý các thông tin đạt tiêu chuẩn tốt nhất.
Có thể thấy iCloud khá quan trọng với người dùng nên một khi bị quên mật khẩu sẽ gây phiền phức lớn cho người dùng. Do đó, khi gặp trường hợp này cần phải tìm cách khôi phục ngay bằng một vài thủ thuật dưới đây:
Khôi phục tài khoản iCloud bằng Gmail
Trước hết cần truy cập vào trang quản lý tài khoản của Apple: Appleid.apple.com>> Chọn đã quên ID Apple hoặc mật khẩu. Sau đó hãy chọn hình thức khôi phục lại tài khoản rồi vào email mà Apple gửi>> Click vào dòng Đặt lại bây giờ. Cuối cùng, một trang web khác mở ra yêu cầu người dùng đăng nhập mật khẩu mới và xác nhận lại là hoàn thành.
Khôi phục tài khoản iCloud qua điện thoại
Vào Cài đặt trên iPhone>> Chọn vào tài khoản của người dùng sau đó kéo xuống chọn Đăng xuất. Chọn tiếp biểu tượng "Dấu chấm hỏi" rồi nhập mật khẩu khóa màn hình. Lúc này sẽ có 2 trường hợp xảy ra. Nếu người dùng thiết lập mật khẩu khóa màn hình và đăng nhập Apple ID, thì khi quên mật khẩu người dùng sẽ được cho phép đổi ngay mật khẩu mới mà không cần xác minh. Lúc này người dùng chỉ cần nhập mật khẩu mới và bấm "tiếp theo" để thay đổi mật khẩu.
Nếu khi thiết lập mật khẩu khóa màn hình và không đăng nhập Apple ID vào thì hệ thống sẽ yêu cầu xác minh qua số điện thoại sau đó đặt lại bằng số điện thoại. Một tin nhắn xác minh sẽ gửi về số điện thoại của người dùng. Tiếp đến hãy nhập mật khẩu khóa màn hình vào và chọn tiếp "Yêu cầu khôi phục". Cuối cùng tài khoản sẽ tiến hành khôi phục và gửi thông báo qua SMS cho người dùng trong vòng 24h.
Microsoft sửa lỗi lặp thông báo Chrome khó chịu trên Windows 10 Có vẻ như Microsoft cuối cùng đã tìm ra cách khắc phục một trong những lỗi khó chịu nhất của Chrome trên Windows 10 bằng cách sửa cách thức hoạt động của thông báo. Mã nguồn mở Chromium cho phép Microsoft can thiệp sửa lỗi lặp thông báo Chrome trên Windows 10 Hiện tại, khi người dùng nhận được một thông báo từ...