Lối chơi kiểm soát bóng hết thời tại World Cup?
World Cup 2022 chứng kiến những đội bóng thiên về lối chơi kiểm soát dễ phải nhận thất bại hơn, cũng như số lượng siêu phẩm tạo ra ngày càng ít đi.
Zing dịch lại bài viết trên ESPN của nhà báo Bill Connelly, người đã có những phân tích về sự tiến hóa trong xu hướng chơi bóng và chất lượng cú sút của các kỳ World Cup kể từ năm 1966.
Kết quả ngày càng khó đoán
Thông số là thứ ngôn ngữ người xem luôn muốn bàn luận về mỗi trận đấu. Dữ liệu mà StatsPerform thống kê kể từ World Cup 1996 mang đến cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về quá trình phát triển của giải đấu. Tuy nhiên, một số kỳ World Cup lại cho ra những kết quả vượt ngoài sức mong đợi.
Tôi muốn so sánh sự tương quan giữa điểm số mà các đội giành được với chỉ số bàn thắng kỳ vọng (xG) mà họ thực hiện trong mỗi trận đấu (thông số chỉ được tính trong tối đa 120 phút thi đấu).
Theo chiều dài lịch sử giải đấu, độ chênh lệch xG giữa các đội trong trận ngày càng trở thành dữ liệu đáng để soi xét khi đề cập đến khả năng giành chiến thắng. Về cơ bản, xG mang đến cho chúng ta cái nhìn tương quan về chất lượng cú sút của 2 đội. Kỹ năng dứt điểm là yếu tố tiên quyết, thế nhưng tầm quan trọng của điều này chỉ dừng lại ở một mức nhất định.
Nếu chúng ta cho mỗi đội đá 100 trận, chỉ số xG phản ánh gần như chính xác số điểm trung bình mà một đội giành được ở mỗi trận đấu. Xét việc mỗi đội chỉ đá 3 trận, và kết quả cho ra sẽ mang đến sự thú vị, đặc biệt là kỳ World Cup lần này.
(Lưu ý: thông số này được tính theo thang từ -1 đến 1. Nếu kết quả cho ra gần với 1, điều này chứng minh cho việc số điểm một đội thu về trung bình tương đương với chỉ số bàn thắng kỳ vọng mà đội bóng đó tạo ra trong mỗi trận đấu. Điều này ngược lại khi kết quả cho ra gần với mốc -1.)
Kết quả cho ra đồng nghĩa với việc World Cup là sân chơi mang đến ít sự bất ngờ. Những viễn cảnh khó tưởng như “Đội A tung ra 3 cú sút với xG 0,1, đội B tung ra 17 cú sút với xG 2,2, đội A thắng chung cuộc 1-0″ là điều gần như không xảy ra.
World Cup 1974 là giải đấu cho ra con số lớn hơn tất cả. Đó là năm mà Hà Lan và Tây Đức cho ra chỉ số xG lớn nhất giải đấu và góp mặt ở trận chung kết.
Thống kê này cũng cho ra một vài kết quả thú vị cũng trong giải đấu này: Brazil với những màn trình diễn thiếu thuyết phục cùng chỉ số chênh lệch xG chỉ 0,1/trận lại góp mặt ở bán kết, nhưng Scotland với chỉ số 0,3 lại dừng bước ở vòng bảng (họ bằng điểm với Nam Tư và Brazil ở bảng 2 nhưng không thể đi tiếp vì chỉ số phụ).
Trong quá khứ, thông số và kết quả thường phản ánh rõ đẳng cấp và trình độ của các đội trong giải đấu. Điều này lại không được thể hiện tại World Cup 2022. Đội bóng sở hữu xG lớn nhất cho tới lúc này ( 2,2/trận) là Đức chỉ xếp ở vị trí thứ 3 ở bảng E. Tính riêng trong trận thua 1-2 trước Nhật Bản, Đức tạo ra xG lên tới 3,1, trong khi đó con số của Nhật Bản chỉ là 1,5.
Đội bóng sở hữu chênh lệch xG lớn thứ 2 tại giải đấu là Brazil. “Selecao” chịu thất bại trước Croatia sau loạt sút luân lưu. 2 đội hòa 1-1 trong 120 phút thi đấu chính thức, dù xG mà đôi bên tạo ra là 2,6 và 0,6.
Morocco là đội bóng phản ánh rõ nhất về việc không cần cầm nhiều bóng nhưng vẫn có kết quả tốt.
Video đang HOT
4 đội bóng góp mặt ở bán kết World Cup 2022 là Argentina (xếp thứ 3 trong hiệu số xG tại giải đấu), Pháp (xếp thứ 4), Morocco (xếp thứ 19) và Croatia (xếp thứ 23). Đoàn quân của HLV Zlatko Dalic giành chiến thắng ở 2 loạt đấu súng liên tiếp trước Nhật Bản và Brazil, còn “những chú sư tử Atlas” tạo nên kỳ tích khi đánh bại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Đó là những kết quả gần như không thể lặp lại trong một giải đấu và 2 đội bóng này cuối cùng cũng đã phải chịu trận ở bán kết.
World Cup 2022 là giải đấu thú vị khi nhiều trận đấu có dữ liệu không đi đôi với kết quả. Nhưng những dữ liệu khác sẽ chỉ ra điều gì về lối chơi chung của các đội?
Các đội cầm nhiều bóng ngày càng dễ thua
Tại Qatar, có tới 8/32 đội bóng kết thúc trận đấu với trên 55% thời lượng kiểm soát bóng. Trước trận bán kết, con số này là 9 đội trước khi Croatia giảm xuống còn 54,8% sau trận đấu gặp Argentina.
Một điểm đáng chú ý chính là việc mối tương quan giữa tỷ lệ kiểm soát bóng và kết quả cuối cùng đã giảm sút đáng kể trong các giải đấu gần đây.
Phần trăm các đội sở hữu 55%, 60% và 70% thời lượng kiểm soát bóng tại các kỳ World Cup.
Năm 2006, 13 đội sở hữu quyền kiểm soát bóng từ 51% trở lên, 11 đội trong số đó lọt vào vòng knock-out và 5 đội góp mặt ở tứ kết. 2 đội bóng góp mặt ở trận chung kết là Pháp và Italy chỉ có thông số nằm trong khoảng 49%, thế nhưng rõ ràng chúng ta có thể thấy mối liên hệ giữa việc cầm nhiều bóng và tận dụng tối đa điều này.
Năm 2022, 15 đội sở hữu quyền kiểm soát bóng từ 51% trở lên, nhưng chỉ có 9 trong số đó lọt vào vòng knock-out. Đức và Đan Mạch đều có tỷ lệ lên tới 59,8% nhưng phải về nhà từ vòng bảng. Trong khi đó, 6 đội sở hữu quyền kiểm soát bóng trung bình dưới 38% và 4 trong số đó (Morocco, Nhật Bản, Ba Lan và Australia) lọt vào tới vòng trong.
Số điểm trung bình/trận mà đội sở hữu trên 50% quyền kiểm soát bóng giành được là 1,4, trong khi con số này với quyền kiểm soát bóng dưới 50% là 1,2.
Đây có lẽ là điều không cần làm quá lên khi giải đấu chứng kiến những trận đấu điên rồ theo kiểu Nhật Bản – Đức. Tây Ban Nha cầm bóng tới 76% trước Morocco, nhưng chỉ tạo ra xG 1,0 với 13 cú sút. Đại diện tới từ châu Phi đạt được chỉ số xG là 0,7 với chỉ 6 cú sút cùng tỷ lệ kiểm soát bóng là 24%.
Morocco có lẽ là đội bóng thú vị nhất tại giải đấu lần này. Trước Bồ Đào Nha, họ cũng chỉ kiểm soát bóng 27% nhưng sút tới 9 lần, đạt 1,4 xG. Đoàn quân của HLV Fernando Santos chỉ có 0,9 xG tới từ 12 cú sút. Morocco có đến 2 cơ hội đáng kể với xG lên tới 0,38 cho mỗi cú sút. Bàn thắng của Youssef En-Nesyri là một trong số đó.
Cơ hội đáng kể nhất của Bồ Đào Nha chỉ đạt 0,18 xG. Đội bóng do ông Walid Regragui dẫn dắt luôn cho thấy sự nguy hiểm dù thực hiện chỉ 247 đường chuyền so với 663 của Bồ Đào Nha.
World Cup 2022 tiếp tục chứng minh thực tế khó chấp nhận với những đội bóng vốn phụ thuộc vào lối chơi kiểm soát thế trận. Trình độ ngày càng được thu hẹp giữa các đội giúp cho những đại diện như Morocco có thể chơi tốt mà không cần cầm nhiều bóng. Dù vậy, không thể khẳng định rằng việc cầm ít bóng sẽ có khả năng giành chiến thắng cao hơn.
Ở cấp độ CLB, những đội bóng với tiềm lực cùng đội hình chất lượng sẽ có nhiều cơ hội giành chiến thắng hơn. Điều này đã được chứng minh với Manchester City tại đấu trường quốc nội. Tại các giải đấu cúp, các đội phải lựa chọn cách chơi phù hợp để có được kết quả mong muốn. Câu nói nổi tiếng “Trên sân chỉ có một quả bóng, vì thế bạn phải sở hữu nó” của Johan Cruyff có lẽ không còn chính xác ở bóng đá ngày nay.
Trái bóng lăn nhiều hơn ở 2 cánh
Xu thế nổi bật trong 15 kỳ World Cup gần đây đó chính là vị trí của trái bóng. Theo thời gian, bóng sẽ dần lăn về phía hành lang cánh thay vì khu vực trung tâm, dựa theo cách chơi của các đội. World Cup 1982 chứng kiến số lần chạm bóng chủ yếu nằm ở khu vực giữa sân. Điều này ngày càng thay đổi trong bóng đá hiện đại.
Phần trăm số pha chạm bóng ở khu vực trái, phải và trung tâm 1/3 phần sân tấn công.
Khi Tây Ban Nha vô địch World Cup năm 2010, họ sở hữu tỷ lệ kiểm soát bóng trung bình 65%, với 31% thời lượng kiểm soát bóng ở 1/3 sân của đối phương nằm ở khu vực giữa sân. Tại giải đấu lần này, thời lượng kiểm soát bóng trung bình tăng lên 77%, nhưng số lần chạm bóng ở giữa sân giảm xuống còn 23%.
Tây Ban Nha, Anh và Bồ Đào Nha cộng lại chỉ có 25% thời lượng bóng ở khu vực giữa sân khi tấn công. Việc các đội cố gắng thu hẹp chiều ngang sân khi phòng ngự buộc đội tấn công phải luân chuyển bóng nhiều hơn ra cánh.
Chất lượng cú sút ngày càng cải thiện
Bóng đá hiện đại ngày càng ít những cú sút mang tầm siêu phẩm, đặc biệt ở các giải đấu lớn. Các đội ưu tiên việc giữ bóng trong chân và luân chuyển nhịp nhàng, chờ đợi thời cơ tới từ những pha dứt điểm mang tới cơ hội ăn bàn rõ rệt hơn.
Trung bình số cú sút/thời lượng kiểm soát bóng và chỉ số xG/mỗi cú sút tại các kỳ World Cup.
Chỉ số xG/mỗi cú sút không thay đổi quá nhiều kể từ World Cup 1966 tới 2010, thế nhưng xu thế này đã tăng vọt kể từ giải đấu trên đất Brazil.
Phần trăm số cú sút đạt ít nhất 0,2 xG trở lên của mỗi đội tại các kỳ World Cup.
Năm 2010, Nigeria có chỉ số xG cho mỗi cú sút đạt 0,085, cao hơn bất cứ đội bóng nào khác. Con số này chỉ đạt hạng 23/32 đội nếu so sánh với World Cup 2014, và 29/32 đội tại World Cup 2022. Chỉ có 3,3% số cú sút tại World Cup 2010 có được ít nhất 0,2 xG. Tại giải đấu lần này, tỷ lệ tăng lên tới 15%.
Điều này không hẳn đến từ số lượng những quả phạt đền tại giải đấu trên đất Qatar. Nếu không tính loạt sút luân lưu, World Cup 2010 chứng kiến 15 quả phạt đền, ít hơn 5 quả so với thời điểm trước 2 trận đấu cuối cùng tại World Cup 2022.
Số bàn thắng tới từ những tình huống bóng chết giảm đáng kể so với giải đấu được tổ chức tại Nga, từ 65 xuống còn 37 bàn thắng cho tới lúc này.
Xét toàn cảnh, những đội bóng mạnh ngày càng thiên về cách chơi kiểm soát theo thời gian, nhưng họ phải luân chuyển trái bóng sang những vị trí ít tạo ra đột biến hơn khi vấp phải hàng phòng ngự đông người. Những đội như Tây Ban Nha hay Đức thường chờ đợi thời cơ tới từ tình huống ghi bàn rõ rệt trong vòng cấm đối phương.
Các đội như Morocco là hiện thân của hàng phòng ngự chơi tổ chức, nhằm tránh phải nhận những siêu phẩm tới từ đối phương. Cách chơi phòng ngự phản công khoa học dần có nhiều cơ hội để đánh bại những đội bóng giàu sức sáng tạo và có thiên hướng kiểm soát trận đấu như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Chính điều này khiến các trận đấu ngày càng khó đoán hơn, giúp giải đấu có thêm nhiều bất ngờ hơn tới từ những đại diện không được đánh giá cao.
Messi làm điều chưa từng có ở tuổi 35, hàng loạt huyền thoại ngả mũ thán phục
Ở tuổi 35, Lionel Messi đã làm được điều chưa từng có tại một kỳ World Cup, khiến hàng loạt huyền thoại bóng đá cũng phải ngả mũ thán phục.
Lionel Messi trở thành tâm điểm của bóng đá thế giới vào rạng sáng nay 14/12, khi tỏa sáng với 1 bàn thắng cùng 1 đường kiến tạo giúp Argentina đánh bại Croatia ở bán kết World Cup 2022. Sau 8 năm, Argentina mới lại góp mặt ở trận chung kết của giải đấu lớn nhất hành tinh.
Messi cũng có lần thứ 4 giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất trận kể từ đầu giải, đồng thời thiết lập hàng loạt kỷ lục ấn tượng. Siêu sao người Argentina có tổng cộng 5 bàn thắng và dẫn đầu danh sách Vua phá lưới World Cup 2022.
Messi tỏa sáng giúp Argentina tiến vào chung kết
Chưa dừng lại ở đó, Messi còn làm được điều chưa từng có khiến hàng loạt huyền thoại bóng đá phải ngả mũ thán phục. Cụ thể, Messi là cầu thủ lớn tuổi nhất ghi được 5 bàn thắng tại một kỳ World Cup. Tiền đạo mang áo số 10 lập được cột mốc này khi 35 tuổi, 5 tháng và 21 ngày.
Anh bỏ xa những danh thủ xếp sau như Diego Forlan (31 tuổi, 1 tháng và 22 ngày), Rob Rensenbrink (30 tuổi, 11 tháng vf 12 ngày), Davor Suker (30 tuổi, 6 tháng và 8 ngày) hay Rivaldo (30 tuổi, 2 tháng và 3 ngày).
Trước mắt Messi là trận chung kết World Cup 2022 với Pháp hoặc Morocco. Cầu thủ mang áo số 10 còn ít nhất 1 trận đấu nữa để tiếp tục gia tăng cột mốc ấn tượng này. Trước thềm giải đấu, Messi từng tuyên bố World Cup 2022 là lần cuối cùng anh góp mặt. Song nếu Argentina giành chức vô địch, chưa biết chừng, Messi có thể thi đấu ở World Cup 2026.
Messi là cầu thủ lớn tuổi nhất ghi được 5 bàn tại một kỳ World Cup
Từ đầu năm 2022 tới nay, Messi duy trì được phong độ cực cao trong màu áo CLB lẫn đội tuyển quốc gia. Với những gì đã thể hiện thời gian qua, người hâm mộ hy vọng Messi cùng các đồng đội có thể giành được chiếc cúp Vàng danh giá.
Đây là danh hiệu lớn duy nhất mà Messi còn thiếu trong bộ sưu tập đồ sộ của mình. Đối thủ của Argentina sẽ được xác định sau cặp đấu bán kết giữa Pháp và Morocco vào lúc 2h rạng sáng mai 15/12.
Modric: 'Mong Messi vô địch World Cup 2022' Luka Modric ca ngợi Lionel Messi là cầu thủ hay nhất lịch sử và hy vọng siêu sao người Argentina sẽ vô địch World Cup 2022. "Tôi hy vọng Lionel Messi vô địch World Cup 2022. Messi là cầu thủ hay nhất lịch sử và anh ấy xứng đáng với điều đó. Tôi chúc mừng Messi với chiến thắng này và chúc cậu...