Lời cảnh báo từ chuyến viếng thăm Paris của ông Trump
Vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump rời sân bay Orly (Pháp) hôm 11-11 (giờ địa phương) để trở về Mỹ, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ mục đích thực sự của chuyến đi lần này.
Hôm 9-11, Tổng thống Trump đến Paris để tham dự các sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến I. Chuyến viếng thăm này còn được xem là một cơ hội để ông Trump thắt chặt quan hệ đồng minh Mỹ-châu Âu khi ông gặp gỡ các nhà lãnh đạo châu Âu.
Tuy nhiên, một số quyết định của ông Trump đã khiến nhiều người tự hỏi nhà lãnh đạo này đến Paris làm gì?
Đầu tiên, Tổng thống Trump hủy kế hoạch viếng thăm Nghĩa trang Mỹ Aisne-Marne ở miền Bắc nước Pháp vào ngày 10-11, viện dẫn lý do trời mưa.
Nhà Trắng từ chối tiết lộ ông Trump đã làm gì trong quãng thời gian này mặc dù tối cùng ngày, ông Trump thông qua mạng xã hội khẳng định rằng ông “đã có vài cuộc gặp và gọi điện rất hiệu quả cho đất nước”.
Tổng thống Trump bị chỉ trích sau khi hủy kế hoạch viếng thăm Nghĩa trang Mỹ Aisne-Marne ở miền Bắc nước Pháp vào ngày 10-11 vì trời mưa. Ảnh: Reuters
Việc đảng Cộng hòa để mất quyền kiểm soát Hạ viện vào tay đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua khiến Tổng thống Trump theo dõi sát sao tình hình trong nước ngay cả khi ở cách xa ngàn dặm.
Ông Trump cáo buộc giới chức bầu cử gian lận phiếu trong cuộc bầu cử này và đe dọa cắt giảm viện trợ liên bang trong khi quy trách nhiệm vụ cháy rừng nghiêm trọng ở California cho công tác quản lý rừng “kém cỏi”.
Video đang HOT
Vào ngày 11-11, trong lúc các nhà lãnh đạo châu Âu gặp nhau tại Điện Élysée để cùng nhau đến Khải Hoàn Môn – nơi diễn ra lễ tưởng niệm 100 năm ngày kết thúc Thế chiến I, Tổng thống Trump quyết định đi đến địa điểm này một mình.
Nhà Trắng giải thích rằng Tổng thống Trump làm thế vì lý do an ninh.
Tổng thống Trump không đi cùng với các nhà lãnh đạo châu Âu đến Khải Hoàn Môn. Ảnh: AP
Dù vậy, hành động này phần nào cho thấy Tổng thống Trump dường như không mấy mặn mà trong việc thắt chặt quan hệ đồng minh với châu Âu vốn giúp củng cố các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương kể từ khi Thế chiến I kết thúc. Thay vào đó, ông chỉ trích các đồng minh lâu năm về thương mại và chi phí an ninh.
Ngược lại, Tổng thống Trump thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đối với một số nhà lãnh đạo thường xuyên bị châu Âu chỉ trích, chẳng hạn như Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ông Trump đã trò chuyện với ông Putin trong tiệc trưa chiêu đãi hôm 11-11 và làm điều tương tự với ông Erdogan khi họ ngồi cạnh nhau trong tiệc tối một ngày trước đó.
Tổng thống Trump và Tổng thống Putin tươi cười bắt tay khi gặp nhau. Ảnh: AP
Điều này khiến các nhà lãnh đạo châu Âu, như Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cảnh báo về điều mà họ gọi là nguy cơ tái diễn “những khoảnh khắc đen tối nhất của lịch sử”.
Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 100 năm kết thúc Thế chiến I, Tổng thống Macron đã nói về sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc, nhiều khả năng là nhắm đến chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tổng thống Trump
Ông Trump – người gần đây tuyên bố mình “theo chủ nghĩa dân tộc” – không bộc lộ chút cảm xúc nào khi nghe ông Macron nhận định lòng yêu nước đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân tộc là sự phản bội lòng yêu nước.
Hôm 11-11, Tổng thống Macron chỉ trích chủ nghĩa dân tộc trước mặt Tổng thống Trump. Ảnh: CNN
Cao Lực (Theo CNN)
Theo nld.com.vn
Mỹ trấn an đồng minh khi Tổng thống Trump vắng bóng tại các hội nghị châu Á
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định, cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang mạnh mẽ chưa từng có ngay cả khi Tổng thống Donald Trump không thể tham dự các hội nghị cấp cao diễn ra tuần này ở châu Á.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania tới Paris dự kỷ niệm kết thúc Thế chiến thứ nhất. (Ảnh: AFP)
Theo Bloomberg, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cuối ngày hôm nay 12/11 dự kiến sẽ đáp máy bay xuống Tokyo (Nhật Bản), bắt đầu chuyến công du châu Á và thay mặt Tổng thống Trump dự các hội nghị thượng đỉnh khu vực. Các hội nghị này gồm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN & Đông Á (EAS) và Hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Việc Tổng thống Trump không tham dự các hội nghị châu Á lần này đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Mỹ không tham dự các sự kiện như vậy kể từ năm 2013 khi người tiền nhiệm Barack Obama buộc hủy chuyến công du châu Á để đối phó với đóng cửa chính phủ.
Phát biểu với báo giới tại Alaska ngày 11/11, Phó Tổng thống Pence cho biết, Tổng thống Trump không muốn bỏ lỡ, song không thể tham dự các hội nghị ở châu Á vì lý do "người Mỹ muốn ông tới Paris dự lễ kỷ niệm kết thúc Thế chiến thứ nhất".
Ông Trump cử cấp phó dự các hội nghị ở châu Á trong bối cảnh kể từ khi nhậm chức ông đã tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), áp thuế lên các đồng minh, tăng cường cuộc chiến ngoại giao, kinh tế với Trung Quốc.
Mặc dù vậy, Phó Tổng thống Pence khẳng định, cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương "chưa bao giờ mạnh mẽ như hiện nay".
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence khẳng định, cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đang mạnh mẽ chưa từng có. (Ảnh: Reuters)
Anthony Nelson, giám đốc bộ phận nghiên cứu Đông Á-Thái Bình Dương tại tổ chức Albright Stonebridge (Washington), nhận định trong chuyến công du này, ông Pence sẽ đưa ra những tuyên bố quan trọng để gạt bỏ những hoài nghi của các đồng minh, đối tác về cam kết của chính quyền Trump với châu Á. "Ông Pence có thể cố gắng nói những điều đúng đắn, nhưng sẽ không đưa ra điều gì cụ thể", chuyên gia Nelson nhận xét.
Một quan chức giấu tên trong chính quyền Tổng thống Trump trước đó cho biết, ông Pence sẽ công bố một số sáng kiến mới trong chuyến công du châu Á lần này. Các sáng kiến đó bao gồm các sáng kiến về hợp tác song phương, quan hệ hợp tác 3 bên trong các lĩnh vực như kinh tế số, năng lượng, hạ tầng.
Theo kế hoạch, ông Pence sẽ bắt đầu chuyến công du bằng các cuộc hội đàm và họp báo với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào ngày mai 13/11. Ông cũng dự kiến sẽ có các cuộc gặp với Thủ tướng Singapore, Ấn Độ, Australia và Papua New Guinea.
Theo dantri.com.vn
Kiểu chào riêng của ông Putin dành cho ông Trump khi ở Paris Trong khi bắt tay chào hỏi các lãnh đạo khác tham gia lễ kỷ niệm kết thúc Thế chiến thứ nhất ở Paris ngày 11/11, Tổng thống Putin còn có thêm cử chỉ thân mật đặc biệt dành cho người đồng Mỹ Donald Trump khi giơ ngón tay cái lên và vỗ thân mật vào cánh tay. Tổng thống Putin bắt tay và...