Lỗi ‘cấm kỵ’ khi pha sữa cho con

Theo dõi VGT trên

Sai lầm khi pha sữa khiến trẻ không hấp thụ được hết chất dinh dưỡng, thậm chí còn dẫn đến các vấn đề xấu về sức khỏe và đường tiêu hóa.

Pha sữa cho con là một việc làm quen thuộc của những người mẹ đang nuôi con nhỏ. Hiện nay, nhiều mẹ kêu mỗi tháng tốn hàng triệu t.iền sữa, thay đủ các loại mà con vẫn thấp còi. Tuy nhiên, các mẹ không biết rằng chính mình là nguyên nhân khiến con không hấp thụ được đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa. Trong quá trình pha sữa, các mẹ đã tự chế sữa theo công thức của riêng mình, điều này vô tình gây ảnh hưởng đến con.

Dưới đây là một số sai lầm khi pha sữa cho con mà các mẹ hay mắc phải. Để con hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng, các mẹ cần lưu ý những lỗi này.

1. Không tiệt trùng bình sữa

Tất cả các hãng sản xuất bình sữa và đồ dùng t.rẻ e.m đều khuyến cáo rằng, bình sữa, núm ti và những dụng cụ dùng để pha sữa khác nên được tiệt trùng kỹ lưỡng trước khi sử dụng lần đầu tiên. Từ sau đó, mẹ có thể rửa với nước rửa bình chuyên dụng và tráng lại bằng nước sôi. Dùng nước sôi sẽ có hữu ích trong việc khử trùng triệt để và hiệu quả những thứ đồ còn bám lại trong bình sau khi sử dụng. Đối với núm vú, nên để vị trí an toàn để tránh bị tan chảy khi gặp nhiệt độ cao.

2. Làm nóng sữa trong lò vi sóng

Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Không những vậy, hơi nước tích tụ trong bình sửa có thể gây nổ do có các khí phóng xạ bên trong.

Quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa. Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì.

Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng phải tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều. Nếu chưa đủ nhiệt độ như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây thôi, không đun nóng quá lâu.

Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể hâm nóng sữa cho con bằng cách ngâm trong nước ấm vài phút thay vì để nó trong lò vi sóng.

3. Dùng nước khoáng pha sữa cho con

Rất nhiều bà mẹ đã mắc phải sai lầm khi mua nước khoáng đóng chai để pha sữa bộ cho trẻ nhỏ uống. Nếu pha sữa bằng nước khoáng thì trẻ sẽ bị dư canxi và natri. Thừa canxi có thể dẫn đến táo bón, sỏi thận, canxi huyết cao, thận làm việc kém hiệu quả, giảm hấp thu các chất khoáng khác (sắt, kẽm, magie), thừa natri cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, khô tế bào, lâu dài dẫn đến bệnh cao huyết áp..

Bên cạnh đó, nước khoáng có những khoáng chất mà nếu dùng để pha sữa cho trẻ, thì trong quá trình bài tiết thận của trẻ sẽ không xử lý được. Nếu dùng nước khoáng trong một thời gian dài, hoạt động của thận sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ có nhu cầu cần nhiều chất khoáng, vitamin để phát triển, nhưng nếu uống một loại nước khoáng nào đó lâu ngày thì chỉ được cung cấp một số chất, thiếu những chất khác, điều này sẽ cản trở sự phát triển của trẻ.

Lỗi cấm kỵ khi pha sữa cho con - Hình 1

Rất nhiều bà mẹ đã mắc phải sai lầm khi mua nước khoáng đóng chai để pha sữa bộ cho trẻ nhỏ uống (Ảnh minh họa)

Video đang HOT

4. Pha sữa cho con bằng nước rau và nước hoa quả

Pha sữa cho con bằng nước rau và nước hoa quả cũng là một trong những sai lầm khi pha sữa cho con mà các mẹ không biết đến. Trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitaminC giúp hấp thu tốt chất sắt có trong sữa và thực phẩm, tăng cường quá trình tạo m.áu của cơ thể nhất là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nước trái cây hoàn toàn không thích hợp dùng để pha sữa vì trong nước trái cây có chứa nhiều vitamin C và một số acid hữu cơ. Các chất này sẽ làm vón casein (một loại protein chính trong sữa) dễ làm trẻ khó tiêu và đầy bụng.

Còn về nước luộc rau, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, tuyệt đối không nên dùng nước luộc rau để pha sữa cho trẻ. Rất nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện vì tím tái, ngạt thở sau khi được mẹ dùng nước rau luộc pha sữa. Nước luộc các loại rau như củ dền, cả rốt, nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường.. thường có chứa hàm lượng nitrate cao, không tốt cho trẻ. Hơn nữa, các loại rau thường được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên khi nấu thường hòa tan trong nước luộc rau. Dùng nước luộc rau đó pha sữa sẽ có nguy cơ gây ngộ độc cho trẻ.

5. Không pha sữa theo công thức chính xác

Khá nhiều mẹ do muốn con được bổ sung chất nhiều hơn và tăng cân hơn mà khi pha đều cho thêm 1-2 thìa sữa so với quy định. Điều này khá sai lầm bởi vì mỗi sản phẩm sữa trước khi ra thị trường đều được các nhà khoa học nghiên cứu tỷ lệ phù hợp nhất. Chính vì thế mà khi cho thêm sữa không hề giúp cho các bé được bổ sung thêm chất mà trái lại sẽ gây thiếu nước cho bé. Ngược lại, khi pha quá loãng bé sẽ không được hấp thụ đủ lượng chất dinh dưỡng yêu cầu.

Các nhà khoa học đã mất công nghiên cứu và đưa ra một công thức chuẩn, nên mẹ hãy cố gắng làm theo và đừng tự làm như cách riêng của mình.

6. Cho bé uống lại sữa từ tủ lạnh

Khi pha sữa cho con, mẹ nên pha đủ dùng cho bé ăn 1 cữ chứ không nên pha nhiều mà để trữ lại trong tủ lạnh. Hiện nay, có nhiều bà mẹ tiếc của nên khi con không uống hết liền cất trữ lại cho con uống lần sau; hoặc có những bà mẹ vì muốn “nhất cử lưỡng tiện” nên quyết định pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ.

Bởi sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ, nếu để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé. Bé uống lần nào thì nên pha cho lần đấy, chớ dồn lại pha một thể sẽ không tốt.

7. Pha sữa bột bằng nước đun sôi

Đây là bước mà các mẹ hay mắc sai lầm khi pha sữa cho con. Nếu pha với nước bị đun quá nóng sẽ làm mất các chất dinh dưỡng có trong sữa như protein, vitamin… do bị phân giải dưới nhiệt độ cao hoặc pha không đủ độ sẽ gây đau bụng cho trẻ. Theo nghiên cứu thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng.

8. Không rửa tay trước khi pha sữa cho trẻ

Phần lớn mẹ không có thói quen rửa tay xà phòng trước khi pha sữa cho bé, như thế rất không nên. Vì tay người lớn có rất nhiều vi trùng có hại, nếu không được rửa, tay cầm muỗn sữa sẽ làm sữa nhiễm bẩn, mau hỏng, trẻ dễ bị tiêu chảy.

Theo Khampha

Trẻ nghiền mút tay, nguy hại khôn lường

Rối loạn ngôn ngữ, mắc bệnh tâm lý... là một trong những tác hại khi mẹ để trẻ mút tay trong thời gian dài.

Theo Trung tâm nghiên cứu t.rẻ e.m của đại học Mỹ, hầu như t.rẻ e.m đều mút ngón tay trong những năm đầu tiên. Khi mút tay, bé sẽ có cảm giác rất bình yên và thoải mái, không cáu kỉnh, gào khóc...

Trẻ có thói quen mút tay từ rất sơm, có trẻ từ lúc còn trong bụng mẹ. Đây chính là bản năng bú tự nhiên của con người. Trẻ có thể mút ngón tay, bàn tay hoặc những phần khác của cơ thể, nhưng đặc biệt yêu thích ngón tay cái.

Tuy nhiên, khi bé được 2 t.uổi mà vẫn giữ thói quen mút tay, bố mẹ phải lưu ý về vấn đề này của con. Vì nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho bé. Mút tay dường như là bản năng của trẻ, bởi vậy mà đa số cha mẹ không ngờ đến tác hại của thói quen này. Dưới đây là một số tác hại khi trẻ mút ngón tay.

1. Các vấn đề nha khoa

Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.

Mút ngón tay thường khiến răng cửa của bé mọc hô về phía trước. Mức độ hô của răng phụ thuộc vào thời gian bé mút ngón tay và vị trí mà bé đặt ngón tay. Nhưng các nha sĩ chỉ ra rằng độ lệch lạc của răng sữa do mút ngón tay không ảnh hưởng tới răng bắt đầu mọc hẳn khi trẻ khoảng 6 t.uổi. Nếu bé gần 6 t.uổi mà vẫn mút ngón tay, mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách ngăn chặn các vấn đề về răng.

Trẻ nghiền mút tay, nguy hại khôn lường - Hình 1

Nếu thói quen mút tay kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng thẩm mỹ của răng và cung hàm của bé (Ảnh minh họa)

2. Dễ mắc bệnh

Mút tay là một thói quen có hại thường dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Khi đưa tay vào miệng, tay bé do nghịch ngợm và cầm nắm nhiều đồ vật nên dù có rửa tay rồi trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán... Trong khi đó, đường ruột còn yếu nên trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, tăng nguy cơ nhiễm giun sán, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

3. Gây hại cho da

Trẻ thường xuyên mút ngón tay sẽ khiến cho làn da bé trở nên rất khô, có thể bị c.hảy m.áu. Theo các chuyên gia, khi da của bé thường xuyên tiếp xúc với nước bọt của mình sẽ dễ bị phát ban. Bên cạnh đó, da ngón tay dễ bị nứt, l.ở l.oét sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da, gây viêm da mủ.

4. Ngón tay dễ bị thương

Bé mút tay nhiều, lâu và dùng lực mạnh không chỉ làm bẹp đầu ngón tay, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương tay. Khi bé có răng mà vấn tiếp tục thích ngậm tay, rất có thể sẽ khiến ngón tay bị thương khi bé vô tình nghiến vào.

5. Rối loạn phát âm

Rối loạn phát âm cũng là một trong những nguy hại khitrẻ mút ngón tay khi các răng vĩnh viễn đang xuất hiện. Điều này làm cho âm thanh bé phát ra bị biến dạng, đặc biệt là các âm /s,z,t,d,l,n/. Việc trẻ gặp khó khăn trong phát âm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con sau này.

7. Ảnh hưởng đến khuôn mặt

Khi bé mút ngón tay, đầu ngón tay cái nằm trong khoang miệng sẽ sản sinh những lực tác động lên trên, xuống dưới, ra trước và ra sau. Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt. Hàm trên, hàm dưới cũng gặp những tác động, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, và tổng quan là ảnh hưởng đến khuôn mặt của bé.

8. Ảnh hưởng đến việc ăn uống

Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn uống. Để tình trạng này kéo dài, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng anh hưởng đến sự phát triển cả về thể lực và trí tuệ.

9. Mất tự tin

Khi đến t.uổi đi học, trẻ vấn giữ nguyên thói quen mút tay không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe mà còn liên quan đến tâm lý. Mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè đồng trang lứa chọc ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường. Và do đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của em bé.

Biện pháp giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay:

- Khi trẻ còn nhỏ nên cho bú mẹ đầy đủ, không để trẻ bị đói

- Ngay khi bé định đưa ngón tay lên miệng, bạn thử đ.ánh lạc hướng bé, bằng cách động viên bé tham gia vào một trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay.

- Nếu trẻ lớn hơn nên động viên, hướng dẫn và nói về tác hại khi trẻ mút tay.

- Nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh.

- Quấn băng dính vào ngón tay mà bé hay mút, nhắc bé đây là hành vi không được phép. Nếu hành vi mút tay tái diễn nghiêm trọng, bạn nên tìm lời khuyên từ bác sĩ. Để ngăn ngừa chứng mút tay vô thức, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn một loại dung dịch bôi vào ngón tay cho bé.

- Có thể khuyến khích con chơi với bạn hơn t.uổi, vì trẻ lớn thường "khó tính" với những trẻ bé hơn.

Theo Khampha

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

4 nguồn caffeine âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhiều người vẫn dùng hàng ngày
22:05:58 24/06/2024
Bác sĩ cảnh báo về món đồ quen thuộc trên ô tô nổ trúng mặt lái xe
12:53:36 24/06/2024
Từ một nốt nhọt da, b.é t.rai 11 t.uổi bị viêm phổi hoại tử nặng
11:50:43 24/06/2024
Một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời của việc ăn phô mai
13:01:07 24/06/2024
Mỗi ngày đều ăn gà rán, cậu bé 12 t.uổi phải chạy thận suốt đời
21:58:59 24/06/2024
5 bí quyết chữa lành của người Maya
16:06:44 25/06/2024
Công dụng chữa bệnh 'thần kỳ' của lá chanh bạn nên biết
06:39:07 24/06/2024
Bệnh bạch biến có chữa khỏi được không?
16:36:35 24/06/2024

Tin đang nóng

Trường Đại học Luật Hà Nội nói gì về bằng tiến sĩ của Thượng tọa Thích Chân Quang?
22:45:08 25/06/2024
Sao nam tân trang sắc đẹp: Phần nhiều như đeo mặt nạ
22:31:38 25/06/2024
Nữ Cục trưởng được phong NSND ở t.uổi 45: Nguyên là Giám đốc Nhà hát, U50 yêu đời, thích cắm hoa và vẽ tranh
22:03:22 25/06/2024
Hàng xóm thương xót vợ chồng già t.ử v.ong trong nhà không ai biết ở Nam Định
23:10:21 25/06/2024
Chủ tịch CLB Hà Nội bất ngờ ẩn ý chuyện mong hoa hậu Đỗ Mỹ Linh sinh con lần hai?
20:50:39 25/06/2024
Nhân vật khiến Hoài Tâm phải gọi là "sư tổ", sở hữu sân khấu riêng mang tên mình là ai?
22:15:00 25/06/2024
Bố chồng mới mất, tôi dọn phòng thì c.hết sững khi thấy giấy khám thai cùng kết quả xét nghiệm ADN
20:40:04 25/06/2024
Quang Lê tiết lộ làm ăn không thành với Mai Thiên Vân, bị đàn em lên mạng nói xấu
22:16:27 25/06/2024

Tin mới nhất

Căn bệnh khiến em bé nguy kịch khi vừa chào đời

16:06:01 25/06/2024
Tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, đơn vị này còn điều trị cho một trẻ sơ sinh khác cũng mắc thủy đậu diễn biến nặng là bé P.T.M., 22 ngày t.uổi, ngụ huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

7 cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả ở người lớn t.uổi

15:19:57 25/06/2024
Nó giúp theo dõi kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường đang hoạt động tốt như thế nào và cho phép điều chỉnh kịp thời. Sử dụng máy đo đường huyết hoặc hệ thống theo dõi đường huyết liên tục để kiểm tra mức độ hàng ngày.

Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe

13:07:27 25/06/2024
Đậy kín nắp và bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ phòng, sau 3 tháng là có thể sử dụng. Lúc này đường phèn đã tan hết, nước quất tiết ra sánh lại có màu vàng.

Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?

12:59:23 25/06/2024
Vitamin E được lưu trữ trong cơ thể, nên nó có thể tích lũy theo thời gian. Nếu uống một lượng vượt quá liều khuyến cáo, người dùng sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc.

Mất ngủ ở người già phải làm sao?

10:17:46 25/06/2024
Mỗi ngày, người già nên duy trì tập luyện từ 20-30 phút với những bài tập có cường độ trung bình hoặc các môn thể dục như đi bộ, đạp xe, yoga... Lưu ý, người già không nên tập luyện quá sức hoặc tập quá khuya sát giờ ngủ.

Một người phụ nữ cận kề cái c.hết do tự tiêm chất làm đẹp lên mặt tại nhà

10:15:13 25/06/2024
Sau khi làm đẹp tại nhà, nữ bệnh nhân 41 t.uổi (ở huyện Mê Linh, Hà Nội) rơi vào tình trạng sốc phản vệ, suy đa tạng, bác sĩ phải di chuyển hệ thống ECMO từ Hà Nội đến bệnh viện địa phương cấp cứu người bệnh.

10 thói quen lành mạnh ngăn ngừa tăng huyết áp và biến chứng của bệnh

10:12:26 25/06/2024
Huyết áp cao hay tăng huyết áp là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến những hậu quả đe dọa tính mạng như bệnh tim và đột quỵ.

Số ca nhập viện vì bệnh tiêu hóa tăng cao

10:05:46 25/06/2024
Đặc biệt, các địa phương phải chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông sản, tập trung vào nhóm các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Lá bưởi và những công dụng tuyệt vời bạn nên biết

22:03:38 24/06/2024
Ngoài ra, lá bưởi còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải rượu và độc, loại bỏ mùi hôi miệng, chữa đầy bụng. Các phần khác của cây bưởi như vỏ quả, hoa, rễ, hạt cũng đều có nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp.

Hà Nội: Thêm 73 ca sốt xuất huyết và 2 ổ dịch trong một tuần

22:01:14 24/06/2024
Trong tuần qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội có thêm 73 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 35 ca so với tuần trước đó) và 2 ổ dịch.

Phần quý của quả cam được chứng minh đẩy lùi nhóm bệnh gây c.hết người, giúp vòng eo thon

21:48:16 24/06/2024
Vỏ cam thường hay bỏ đi nhưng các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện tác dụng của chúng. Theo đó, lại giúp đẩy lùi nhóm bệnh gây c.hết người, giúp vòng eo thon.

Chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ ở một số khu vực, Hà Nội lo ngại dịch sốt xuất huyết

21:39:54 24/06/2024
Điển hình như giám sát ổ dịch đang hoạt động ở huyện Đan Phượng tại 21 hộ gia đình khu vực thôn Đồng Vân ghi nhận chỉ số BI = 42,8%, ổ bọ gậy tập trung tại các chậu cây cảnh, bể, xô, thùng.

Có thể bạn quan tâm

Louis Phạm bị anh trai người yêu quay lưng, chính thức từ mặt, xóa sạch dấu vết?

Netizen

06:43:38 26/06/2024
Hot girl TDDC Phạm Như Phương (Louis Phạm) mới đây vừa bị dân tình phát hiện anh trai người yêu đã chính thức xóa sạch hình ảnh, clip quay chung với cô trên mạng xã hội. Nhiều người nhận định anh đã quay lưng với em gái.

Mỹ Linh - Ngọc Anh - Quang Dũng hội tụ Đà Nẵng trong đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Phú Quang

Nhạc việt

06:42:59 26/06/2024
Biển của một thời là đêm nhạc đặc biệt được tổ chức với sự hỗ trợ của gia đình nhạc sĩ Phú Quang nhằm tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa đã đi trọn sứ mệnh nghệ thuật của mình với gia tài hơn 600 ca khúc.

'Bom tấn' Palworld sắp đổ bộ PlayStation 5?

Mọt game

06:42:10 26/06/2024
Theo Tech4Gamers, cộng đồng game thủ đang xôn xao trước thông tin Palworld, tựa game Pokémon b.ắn s.úng đình đám, có thể sẽ sớm ra mắt trên PlayStation 5.

Thi tốt nghiệp THPT đối đầu Euro

Lạ vui

06:42:06 26/06/2024
Luyện thi trong không khí tưng bừng mùa Euro 2024, sĩ tử 2K6 đam mê bóng đá sẽ cực kỳ thiệt thòi so với bạn bè đồng trang lứa.

5 cách diện chân váy dài tôn dáng tối ưu cho người có chiều cao khiêm tốn

Thời trang

06:34:27 26/06/2024
Chân váy dài nhận được sự yêu thích của hầu hết các chị em. Điều này cũng không hề khó hiểu, chân váy dài toát lên nét dịu dàng, nữ tính.

Cảnh báo ô nhiễm bụi mịn quanh các sân bay lớn ở châu Âu

Thế giới

06:32:43 26/06/2024
Tổ chức T&E, có trụ sở tại Brussels, đã phân tích nồng độ UFP xung quanh sân bay Amsterdam-Schiphol dựa trên dữ liệu do Viện Y tế cộng đồng và Môi trường quốc gia Hà Lan (RIVM) thu thập.

Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 47: Nghĩa và An Nhiên chính thức "toang", khán giả hết lời khen ngợi diễn xuất của 1 người

Phim việt

06:15:30 26/06/2024
Diễn biến mới nhất của Trạm Cứu Hộ Trái Tim xoay quanh mối quan hệ của Nghĩa và An Nhiên sau khi phát hiện ra sự thật về bé Kitty.

Ăn 'thủng nồi trôi rế' với món thịt gà hầm khoai tây cà rốt ngọt thanh, cả nhà đều thích

Ẩm thực

06:02:15 26/06/2024
Bữa cơm gia đình thường không thể thiếu món mặn từ các loại thịt. Hôm nay, bạn hãy thử nấu món gà hầm khoai tây cà rốt thơm ngon, đậm đà để cả nhà cùng thưởng thức nhé!

4 phim Hàn lãng mạn hay nhất nửa đầu năm 2024

Phim châu á

05:56:28 26/06/2024
Trong nửa đầu năm 2024, khán giả đã được thưởng thức những câu chuyện tình yêu cực ngọt ngào và dưới đây là những tựa phim đáng xem nhất.

Sao nhí Câu Chuyện Hoa Hồng bị chê "không xứng là con gái Lưu Diệc Phi"

Hậu trường phim

05:54:19 26/06/2024
Vào vai con gái của thần tiên tỷ tỷ Lưu Diệc Phi trong Câu Chuyện Hoa Hồng, cô bé gặp nhiều áp lực, phải chịu những lời dè bỉu.

Mưa lớn gây sạt lở đường lên Khu du lịch Cầu kính Rồng Mây, Lai Châu

Tin nổi bật

05:51:25 26/06/2024
Nhận được tin báo, lãnh đạo huyện Tam Đường đã có mặt tại hiện trường nắm bắt tình hình, động viên cán bộ, nhân viên khu du lịch nhanh chóng khắc phục hậu quả. Huyện sẽ sẵn sàng hỗ trợ khi cần.