Logo Táo khuyết đồng loạt đổi sang màu đỏ ngày Quốc tế phòng chống AIDS
Apple là một công ty từ lâu đã đồng hành cùng với tổ chức phòng chống AIDS, hãng đã ủng hộ vài trăm triệu USD để góp phần chống lại căn bệnh thế kỷ.
Theo đó, để hướng ứng ngày Quốc tế phòng chống AIDS (1/12), Apple Store trên toàn thế giới đã đổi logo Táo khuyết thành màu đỏ.
Giám đốc tiếp thị của Apple – Greg Joswiak hồi đầu tuần này chia sẻ, Apple dự định sẽ chuyển các logo Táo khuyết từ 125 cửa hàng thành màu đỏ, trong khi 400 cửa hàng khác sẽ thay các dòng chữ bằng màu đỏ. Màu đỏ nhằm nâng cao nhận thức cho toàn cầu về cuộc chiến với căn bệnh thế kỷ AIDS.
Được biết, từ ngày 1/12 – 7/12, mỗi lượt mua Apple Pay thực hiện tại Apple Store hoặc các ứng dụng trên trang web của Apple thì nhà Táo sẽ quyên góp 1 USD cho tổ chức (RED), tổ chức phòng chống AIDS mà Apple đã ủng hộ trong nhiều năm.
Video đang HOT
(RED) tập trung vào việc chấm dứt căn bệnh AIDS tại châu Phi thông qua số tiền được ủng hộ vào quỹ. Hôm qua (30/11), Apple cho biết họ đã huy động được 200 triệu USD cho tổ chức (RE) thông qua việc bán các mẫu sản phẩm (PRODUCT)RED.
Nguồn: Macrumors
Apple bị tố "chơi không đẹp" với các nhà bán lẻ Hàn Quốc, ép họ phải mua iPhone trưng bày và tự xây kệ trải nghiệm
"Ai bán hàng của Apple sẽ phải theo luật của Apple", đó là quy định bất công đang được Apple áp dụng tại Hàn Quốc đối với một số nhà bán lẻ phân phối sản phẩm của Táo Khuyết.
Theo tờ Korea Herald đưa tin, một số nhà bán lẻ smartphone Hàn Quốc đang lên kế hoạch kiện Apple vì lý do áp đặt các quy định vô lý, buộc họ phải chịu thêm chi phí bán iPhone, bao gồm việc phải mua các model iPhone nhằm mục đích trưng bày cho khách trải nghiệm.
Dù không phải người trong cuộc nhưng hầu hết các chuyên gia đều nhận định, đây là cách tiếp cận không hợp lý của Apple.
Do phải chịu sức ép trong một thời gian dài nên các nhà bán lẻ Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối chính sách của Apple yêu cầu họ phải mua iPhone trưng bày.
Hiệp hội phân phối di động Hàn Quốc cho biết, thông thường các hãng sản xuất smartphone sẽ cung cấp sản phẩm trải nghiệm cho nhà bán lẻ để thúc đẩy doanh số. Sau khi hết chiến dịch quảng bá, máy sẽ được thu hồi lại.
Trong khi đó, Apple là công ty đi ngược lại với quy tắc đã có từ lâu. Hãng buộc các nhà bán lẻ phải mua iPhone dù rằng mục đích của chúng chỉ để trưng bày. Điều này rõ ràng làm tăng thêm gánh nặng về chi phí cho các nhà bán lẻ có quy mô nhỏ.
Đặc biệt khi giá bán iPhone ngày một tăng như hiện nay, việc phải mua iPhone chỉ để trưng bày càng khiến các nhà bán lẻ đau đầu hơn vì vừa phải lo doanh số vừa phải lo chi phí mua iPhone trải nghiệm. Thêm vào đó, các hãng bán lẻ cũng phàn nàn về việc Apple đưa ra những yêu cầu quá khắt khe cho việc trưng bày iPhone.
Gần như các hãng bán lẻ phải tự bỏ tiền xây dựng kệ trưng bày và trải nghiệm iPhone. Nhưng đó chưa phải là tất cả khi Apple còn yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ việc đặt poster quảng cáo iPhone trong cửa hàng.
Hiện các nhà bán lẻ đang tiến hành một cuộc điều tra nhằm tính toán các thiệt hại phát sinh từ chính sách "oái oăm" của Apple. Họ khẳng định sẽ liên kết với ba hãng di động lớn nhất Hàn Quốc đâm đơn kiện tập thể Apple.
Đây không phải lần đầu tiên quy trình bán lẻ của Apple tại Hàn Quốc bị điều tra. Hồi năm 2016, Ủy ban công bằng thương mại Hàn Quốc (FTC) đã điều tra các yêu cầu của Apple với các nhà bán lẻ di động, trong đó có việc Apple ép đối tác phải mua số lượng iPhone tối thiểu phục vụ cho quảng cáo. Ngoài ra, nhà bán lẻ còn phải chia sẻ chi phí sửa chữa iPhone đối với Apple.
Cũng trong năm ngoái, FTC đã đột kích vào văn phòng của Apple tại Seoul ngay trước thềm ra mắt iPhone X với những cáo buộc liên quan đến hành vi thiếu công bằng tại thị trường Hàn Quốc.
Sau một thời gian dài chỉ phân phối iPhone qua nhà mạng và các đối tác bán lẻ, Apple cũng đã mở Apple Store đầu tiên tại Hàn Quốc vào hồi đầu năm 2018. Điều đáng nói ở chỗ, Apple đã và đang đạt được thị phần cao nhất từ trước đến nay trên chính quê hương của Samsung
Theo GenK
Giữa lúc tranh chấp pháp lý chưa có hồi kết, Apple đang lên kế hoạch "săn trộm" nhân viên Qualcomm Sau khi ngừng sử dụng modem kết nối di động của Qualcomm trong các mẫu iPhone mới, "Táo khuyết" tiếp tục muốn gây khó khăn cho hãng sản xuất chip của Mỹ bằng cách lôi kéo nhân viên của họ. Hai năm qua, Apple va Qualcom đang vương vao môt cuôc tranh châp phap ly đây căng thăng. Cuôc tranh châp dân tơi...