Lộc Hà hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất
Các địa phương ở huyện Lộc Hà ( Hà Tĩnh) chú trọng đầu tư để cứng hóa, kéo dài hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng phục vụ tưới, tiêu cho các cánh đồng, góp phần mang đến những vụ mùa bội thu.
Những tuyến kênh bê tông mang dòng nước mát về cho các cánh đồng ở Hồng Lộc.
Hệ thống kênh tưới chính Đầu Cầu (xã Hồng Lộc) là một trong những hạng mục quan trọng vừa được HĐND huyện Lộc Hà phê duyệt 15 tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp. Bà con nông dân ở đây rất phấn khởi vì các loại hồ sơ, thủ tục liên quan đến tuyến kênh chính dài hơn 4 km này đang được gấp rút chuẩn bị để đầu tư xây dựng. Theo dự kiến, đến năm 2024, tuyến kênh chính này sẽ nâng cấp xong, đưa nước về cho hệ thống kênh phụ, phục vụ tưới cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp của xã Hồng Lộc.
Ông Hồ Sỹ Liên – cán bộ khuyến nông xã Hồng Lộc cho biết: “ Hệ thống kênh mương thủy lợi nội đồng của xã đang từng bước được đầu tư kiên cố, mở rộng từng năm (hiện đã có 25/40 km được cứng hóa) phục vụ cho gần 500 ha đất nông nghiệp của toàn xã. Sắp tới, việc đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương sẽ được gắn với mở rộng hệ thống đường nội đồng và công tác chuyển đổi ruộng đất lần 3 của xã. Riêng năm 2022 này, xã đăng ký làm 8 tuyến với tổng chiều dài 2,7 km để đảm bảo tưới, tiêu tốt hơn cho 92 ha”.
Kênh chính Đầu Cầu (xã Hồng Lộc) bị sạt lở, xuống cấp vừa được HĐND huyện Lộc Hà phê duyệt kinh phí nâng cấp, sửa chữa.
Được đánh giá là xã có hệ thống kênh mương kiên cố và đồng bộ nhất huyện Lộc Hà, xã Ích Hậu vẫn không ngừng đầu tư nâng cấp, mở rộng để phục vụ sản xuất. Theo đó, toàn xã có hơn 31 km kênh mương thì đã có đến 27 km được cứng hóa, nối từ 11 trạm bơm của xã phủ kín nguồn nước cho 495 ha đất lúa trên địa bàn. Hiện, địa phương này đang gấp rút chuẩn bị vật liệu, mặt bằng, nhân lực… để giữa tháng 4 có xi măng hỗ trợ là tiến hành làm mới và sửa chữa thêm hơn 5 km.
Chủ tịch UBND xã Ích Hậu Nguyễn Xuân Quân cho biết: “Là xã trọng điểm sản xuất nông nghiệp nên việc đầu tư kiên cố hóa hệ thống kênh mương luôn được chúng tôi ưu tiên. Kinh phí xây dựng (khoảng 1,2 – 1,3 tỷ đồng/km) được thực hiện theo cơ chế tỉnh, huyện hỗ trợ xi măng và kinh phí với tổng mức khoảng 60%, địa phương 40% (trong đó người dân đóng góp khoảng 17%, còn lại ngân sách xã). Riêng năm nay, xã có kế hoạch cứng hóa 1 km kênh mương đất ở thôn Phù Ích và sửa chữa, nâng cấp 4 km kênh bê tông đã xuống cấp”.
Tuyến mương kiên cố được đầu tư xây dựng hơn 1 năm đưa nước tưới từ trạm bơm Trầy Đập đến tận chân ruộng của thôn Phù Ích (xã Ích Hậu).
Video đang HOT
Theo kế hoạch, năm nay và năm 2023, huyện Lộc Hà sẽ bố trí hoàn toàn kinh phí để nâng cấp, xây mới các tuyến kênh mương chính, quan trọng, có chi phí đầu tư cao như: 4 km kênh tưới chính Đầu Cầu ở xã Hồng Lộc (15 tỷ đồng); 1 km kênh tiêu ở thôn Vĩnh Phong và thôn Yên Thọ của xã Hộ Độ (mức đầu tư 9 tỷ đồng, phục vụ cho 120 ha đất sản xuất nông nghiệp và 33 ha nuôi trồng thủy sản); 2 km kênh tiêu Đồng Đèm ở xã Thịnh Lộc (mức đầu tư gần 12 tỷ đồng, phục vụ cho 100 ha đất nông nghiệp); 1,5 km kênh tưới ở thôn Tân Phú của xã Thạch Mỹ (mức đầu tư 7,5 tỷ đồng, phục vụ 100 ha đất nông nghiệp); 1,4 km kênh tiêu úng Bình An (mức đầu tư 10 tỷ đồng, phục vụ cho 90 ha đất sản xuất).
Nông dân thôn Tân Thượng (xã Tân Lộc) kiểm tra nước ở kênh chính để chuẩn bị đưa nước vào ruộng trong giai đoạn lúa đẻ nhánh.
Ngoài ra, để phục vụ sản xuất, năm 2022 này, các xã, thị trấn ở Lộc Hà cũng đã đăng ký làm gần 30 km kênh mương theo cơ chế “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; trong đó các xã đăng ký nhiều là Ích Hậu (hơn 5 km), Thịnh Lộc (5,2 km), Bình An (3,5 km), Thạch Châu và Thạch Mỹ (3 km)… Khi hoàn thành thì hệ thống kênh mương mới này sẽ đảm bảo tưới, tiêu tốt hơn cho 1.075 ha đất nông nghiệp.
Những dòng kênh kiên cố luôn đầy ắp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở xã Bình An.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Võ Tá Bình cho biết: “Để vừa phục vụ sản xuất vừa hoàn thành tiêu chí thủy lợi trong xây dựng NTM, 10 năm qua, huyện Lộc Hà đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để kiên cố hóa 208 km kênh mương nội đồng, nâng chiều dài kênh mương nội đồng được cứng hóa lên 232/278 km, đạt gần 84%. Nhờ vậy, diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới, cấp nước chủ động tính chung cho các xã đạt 94,5%; diện tích được tiêu chủ động tính chung cho các xã đạt 94%. Qua đó, góp phần sản xuất phủ kín diện tích theo kế hoạch hằng năm và nâng cao năng suất, sản lượng cho các vụ mùa”.
Đằng sau lý do không chỉ VinFast, hàng loạt Big Tech từ Apple, Google... đổ bộ vào North Carolina trong 2 năm qua
Vì sao VinFast lại lựa chọn bang North Carolina để xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên tại Mỹ?
Thời gian vừa qua, không chỉ hàng loạt các Big Tech (công ty công nghệ lớn) mà còn các công ty công nghệ nhỏ lựa chọn North Carolina để xây dựng nhà máy. Hồi năm ngoái, Apple đã thông báo lên kế hoạch xây dựng trung tâm làm việc mới tại bang này.
Trung tâm mới của Apple được đặt tại thành phố thủ phủ Raleigh, là một phần trong kế hoạch đầu tư 430 tỷ USD và tạo 20 nghìn việc làm khắp nước Mỹ trong 5 năm tới của Apple. Khoảng 3.000 việc làm tại trung tâm ở Raleigh sẽ liên quan đến nhiều lĩnh vực kỹ thuật khác nhau, trong đó có trí tuệ nhân tạo (AI) và kỹ sư phần mềm, với mức lương trung bình 187.000 USD mỗi năm.
Christopher Chung, Giám đốc điều hành Hiệp hội Đối tác Phát triển Kinh tế North Carolina cho hay: " Đây là khuôn viên mới đầu tiên của Apple trong hơn 20 năm. Đồng thời, đây cũng là một trong những dự án mới nhất và lớn nhất trong số các dự án công nghệ vào bang trong 2 năm qua".
Trong chương trình đầu tư trị giá một tỷ USD vào North Carolina, hãng Apple sẽ lập ra một quỹ trị giá 100 triệu USD để tài trợ cho trường học và các chương trình trợ giúp cộng đồng trên toàn bang, và cũng sẽ đóng góp hơn 110 triệu USD để dựng hạ tầng cơ sở.
Đáng chú ý, thông báo này của Apple đưa ra chỉ một tháng sau khi Google tiết lộ kế hoạch xây dựng trung tâm Durham, N.C., dành cho các kỹ sư làm việc trên các sản phẩm Google Cloud.
Trước đó, hồi năm 2020, hàng loạt các dự án công nghệ đã được đặt tại North Carolina, bao gồm dự án 1 tỷ USD của Centene. Hay như cuối năm 2019, Microsoft đã chọn North Carolina để đầu tư 23 triệu USD, thay vì Houston, nhằm triển khai kế hoạch mở rộng và xây dựng mảng kinh doanh kỹ thuật, máy tính lượng tử.
Như vậy, trong ngành công nghiệp bao gồm CNTT, khoa học, hàng không... các doanh nghiệp đang phát triển đã liên tục lựa chọn North Carolina - một bang luôn thuộc top 5 bảng xếp hạng doanh nghiệp ưa thích.
North Carolina cũng được Forbes bình chọn là Bang Tốt nhất cho Doanh nghiệp trong 3 năm liên tiếp. Cùng với đó, bang này cũng đứng thứ 3 trong danh sách Các bang hàng đầu của Mỹ dành cho doanh nghiệp của CNBC. Tạp chí Site Selection cũng xếp hạng môi trường kinh doanh của North Carolina đứng thứ nhất cả nước.
Đằng sau làn sóng này là gì?
Theo thống kê, North Carolina ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm công nghệ thông tin, năng lượng, môi trường và khoa học đời sống. Việc làm trong ngành công nghệ của bang đã tăng 18% trong 5 năm qua, cao hơn nhiều so với mức trung bình của Mỹ là 8,9%.
North Carolina cũng đào tạo hơn 25.000 sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học hàng năm, xếp thứ 2 về sinh viên tốt nghiệp lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) khu vực Đông Nam Hoa Kỳ. Với hơn 475 nghìn người lao động, North Carolina có lực lượng lao động sản xuất lớn nhất khu vực.
Một yếu tố khác chính là thuế. Theo báo cáo được công bố hồi tháng 5 năm ngoái, North Carolina thuộc top bang có thuế doanh nghiệp cạnh tranh nhất quốc gia.
Báo cáo của The Tax Foundation - một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, D.C., xếp hạng North Carolina đứng thứ 3 trong các bang có mức thuế thấp nhất với doanh nghiệp mới được mô hình hóa, và thứ 5 đối với doanh nghiệp lớn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thập kỷ qua, North Carolina đã thực hiện các cuộc cải cách thuế, bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 2,5% - hiện là mức thấp nhất trong cả nước.
Một số dự án công nghệ "đổ" vào North Carolina đáng chú ý trong thời gian qua:
FUJIFILM Diosynth Biotechnologies đầu tư cơ sở dược phẩm sinh học trị giá 2 tỷ USD, tạo ra 725 công việc tại Holly Springs và trở thành cơ sở sản xuất sinh phẩm lớn nhất Bắc Mỹ.
Hồi năm 2020, các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học đời sống đã công bố việc mở rộng hoạt động sẽ mang lại gần 3 tỷ USD đầu tư mới, với hơn 4.800 việc làm cho bang.
Credit Karma - công ty công nghệ tài chính cá nhân, có kế hoạch đầu tư hơn 13 triệu USD, bổ sung thêm 600 việc làm mới.
Invitae Corporation - một công ty hàng đầu về di truyền y học, có trụ sở tại San Francisco sẽ đầu tư 114,6 triệu USD xây dựng cơ sở thử nghiệm và phòng thí nghiệm lớn ở Morrisville, tạo ra 374 việc làm.
Robinhood, một công ty ứng dụng giao dịch chứng khoán có trụ sở tại California, đầu tư 11,7 triệu USD để thành lập văn phòng hỗ trợ khách hàng, tạo ra gần 400 việc làm.
Thermo Fisher Scientific, một công ty dịch vụ khoa học đời sống toàn cầu, đầu tư mở rộng phát triển sản phẩm thuốc vô trùng và sản xuất thương mại các loại thuốc và vaccine quan trọng, tạo ra thêm 500 việc làm mới.
Mới đây nhất, ngày 29/3, VinFast và bang North Carolina ký kết ghi nhớ về việc xây dựng nhà máy với mức đầu tư 2 tỷ USD trong giai đoạn 1. Nhà máy của VinFast sẽ được đặt tại khu công nghiệp Triangle Innovation Point, Hạt Chatham với diện tích khoảng 800 ha.
Thống đốc bang North Carolina, ông Roy Cooper phát biểu:"Dự án sẽ mang đến nhiều việc làm tốt cho địa phương, cũng như một môi trường trong lành hơn khi ngày càng nhiều xe điện xuất hiện trên đường phố, góp phần giảm phát thải khí nhà kính". Phát triển nền kinh tế năng lượng sạch là một trong những ưu tiên của địa phương. Ông cho biết nhà máy cũng sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm mới cho địa phương.
Người đứng đầu cơ quan thương mại North Carolina, bà Machelle Baker Sanders đánh giá cao khi VinFast lựa chọn bang này để bắt đầu hoạt động sản xuất tại Bắc Mỹ. Bà nhận định: "Các nhà máy lắp ráp ô tô là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Chúng tôi sẽ tích cực phối hợp để đảm bảo VinFast có thể tuyển dụng được lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển".
Ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam: FLC nói gì? Tập đoàn FLC cho rằng, FLC không phải là chủ thể có liên quan hoặc có những hoạt động liên quan đến vụ việc ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam. Ngày 29/3/2022, Bộ Công An đã có quyết định khởi tố vụ án đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Tập đoàn FLC. Thông tin...