Gỡ nút thắt đưa kinh tế Thủ đô phục hồi và tăng trưởng
Thành phố Hà Nội đã và đang nỗ sớm đẩy lùi dịch COVID-19, đưa cuộc sống, sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường.
UBND thành phố Hà Nội đã có nhiều giải pháp, giao nhiều nhiệm cho từng ngành để đẩy nhanh phát triển kinh tế. Theo đó, Ban Cán sự Đảng UBND thành phố đã nhìn nhận những khó khăn để gỡ các nút thắt, đưa kinh tế Thủ đô phục hồi và tăng trưởng.
Một góc thành phố Hà Nội. Ảnh: Minh Đông/TTXVN
Tăng trưởng kinh tế trên cơ sở thích ứng an toàn
Năm 2022, thành phố phấn đấu tăng trưởng GRDP từ 7-7,5%; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2022 tăng 10%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5%. Để phục hồi tăng trưởng kinh tế, UBND thành phố đã giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã thúc đẩy phục hồi, phát triển các hoạt động dịch vụ thương mại, các chuỗi cung ứng, vùng nguyên liệu, kênh phân phối trên địa bàn; tăng sức mua của thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phát triển mới 3 trung tâm thương mại, 10 siêu thị, 100 cửa hàng tiện lợi để phấn đấu giá trị gia tăng ngành bán buôn, bán lẻ tăng từ 7,4-8%.
Ngành công thương tập trung phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại, đáp ứng xu thế phát triển như mô hình Outlet, máy bán hàng tự động; phát triển từ 20-30 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với làng nghề, du lịch nông thôn trên địa bàn, góp phần đưa ngành thương mại trở thành ngành có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ của Hà Nội.
Thành phố cũng sẽ tổ chức các phiên chợ Việt và chuyến bán hàng Việt tại các khu, cụm công nghiệp góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, cung – cầu hàng hóa. Đồng thời, thúc đẩy phát triển mạnh thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở bảo mật, an toàn thông tin; kết hợp hài hòa giữa kinh doanh thương mại truyền thống với kinh doanh trên môi trường mạng; phấn đấu doanh số thương mại điện tử chiếm 11% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng.
Video đang HOT
Thành phố phấn đấu giá trị gia tăng ngành vận tải và kho bãi tăng 7,5-8,5%. Đặc biệt, ngành giao thông tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc kê khai giá, niêm yết giá tất cả các loại hàng hóa thuộc lĩnh vực giao thông vận tải của các đơn vị kinh doanh vận tải đảm bảo đúng giá niêm yết.
Đối với lĩnh vực du lịch đang được thành phố chú trọng phát triển sau khi mở cửa đón khách quốc tế và nội địa. UBND giao Sở Du lịch xây dựng và triển khai Đề án chuyển đổi số ngành Du lịch Thủ đô; nâng cao chất lượng phục vụ và ưu tiên ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý, phục vụ khách du lịch, đảm bảo các điều kiện, phương án và lộ trình sẵn sàng mở cửa đón khách du lịch quốc tế; phấn đấu giá trị gia tăng dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng khoảng 3,0-5,4%….
Thận trọng mở cửa sản xuất
Sự bùng phát mạnh mẽ, kéo dài của dịch COVID-19 khiến Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội nhiều lần nên thành phố luôn thận trọng trong việc mở cửa sản xuất, kinh doanh và đây đang là thời điểm Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để khởi động, khôi phục kinh tế.
Ngành công nghiệp là lĩnh vực quan trọng, UBND thành phố giao cho các cấp, ngành, quận, huyện tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Năm 2022, Hà Nội phấn đấu thành lập mới 10-15 cụm công nghiệp; công nhận 30-35 sản phẩm là sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố năm 2022.
Hà Nội sẽ khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 41 cụm công nghiệp; tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng và sản xuất kinh doanh trong các khu, cụm công nghiệp; tập trung chuyển đổi cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp, cơ sở dữ liệu và cổng thông tin kết nối doanh nghiệp công nghiệp thành phố Hà Nội.
Bên cạnh đó, thành phố tiếp tục phát triển công nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề; triển khai thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia và Chương trình khuyến công thành phố Hà Nội; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn phục hồi và thuận lợi trong tiếp cận các cơ hội phát triển kinh tế số, ứng dụng công nghệ tiên tiến, hoàn chỉnh quy trình sản xuất có hiệu quả.
Thành phố đẩy mạnh cải tạo, chỉnh trang hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ các dự án phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội đã được phê duyệt, xử lý nghiêm các chủ đầu tư để dự án chậm tiến độ. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch, giấy phép xây dựng tại các công trình, nhà ở; đẩy mạnh hoạt động xây dựng của các công trình, dự án giao thông, công nghiệp, dân dụng, thủy lợi trên địa bàn. Cùng đó, kiểm soát tốt giá cả, đảm bảo hoạt động thông suốt, nhịp nhàng của thị trường nguyên liệu, vật liệu xây dựng; triển khai đầu tư xây dựng một số khu đô thị mới theo định hướng thông minh.
Đối với lĩnh vực thu hút đầu tư, thành phố sẽ rà soát toàn bộ các dự án đầu tư ngoài ngân sách, dự án có vốn đầu tư nước ngoài, biên bản ghi nhớ đã ký tại các hội nghị xúc tiến đầu tư; đánh giá, phân loại, đôn đốc, hỗ trợ và xử lý theo quy định pháp luật để đẩy nhanh tiến độ đầu tư và khai thác tối đa nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố.
Tới đây, thành phố tăng cường xúc tiến đầu tư tại chỗ, tiếp tục hỗ trợ, tư vấn hướng dẫn miễn phí cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu trong lĩnh vực đầu tư trong nước và nước ngoài; hỗ trợ giúp đỡ nhà đầu tư, doanh nghiệp giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện, triển khai dự án; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thực hiện quyết liệt các giải pháp giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư.
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra việc chi sai từ quỹ vận động phòng, chống dịch COVID-19
Ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh cho biết, UBND TP Hồ Chí Minh đã giao cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định vụ việc thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) nhận tiền từ quỹ vận động phòng, chống dịch COVID-19.
Ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh chủ trì buổi họp báo chiều ngày 17/3.
Tại buổi họp báo chiều ngày 17/3, ông Phạm Đức Hải, Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP Hồ Chí Minh cho biết, liên quan tới việc một số cán bộ của Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh nhận tiền từ nguồn quỹ vận động phòng, chống dịch COVID-19, UBND TP Hồ Chí Minh đã giao cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra và xử lý theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, sau khi UBND TP Hồ Chí Minh có chỉ đạo làm rõ nội dung liên quan đến đơn tố cáo lãnh đạo Sở và thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Sở thì Ban giám đốc đã tổ chức cuộc họp. Tại buổi họp này, Sở đã công khai việc thu chi khoản tiền đóng góp cho quỹ vận động phòng, chống dịch COVID-19 của đơn vị. Sau buổi họp, tất cả thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của Sở đã thống nhất tự nguyện hoàn trả lại số tiền vào quỹ trên.
Trước đó, ngày 7/3, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh công khai chủ trương, kết quả vận động và chi tiết việc sử dụng số tiền do các cá nhân và đơn vị trực thuộc Sở đã đóng góp, hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Đến ngày 11/3, Sở này đã có báo cáo việc chi hỗ trợ cho thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ nguồn quỹ vận động phòng, chống dịch COVID-19 của Sở. Cụ thể, có 20 người được hỗ trợ với số tiền 4,6 triệu đồng/người, 1 người được hỗ trợ 1,6 triệu đồng và 1 người được hỗ trợ 3 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh, phát biểu tại buổi họp.
Theo báo cáo của Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh, tính đến ngày 10/8/2021, có 30 đơn vị đóng góp quỹ phòng, chống COVID-19 của Sở với tổng số tiền 461.207.600 đồng. Trong đó, Công đoàn Sở huy động hơn 351 triệu đồng, Văn phòng Sở huy động 60 triệu đồng và Ban Tuyên giáo Đảng ủy Sở huy động 50 triệu đồng. Được sự chấp thuận của ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở LĐTBXH TP Hồ Chí Minh, Văn phòng Sở đã thực hiện chi hỗ trợ qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản cá nhân với số tiền 262.100.000 đồng. Cụ thể, chi cho lực lượng y, bác sĩ của Bệnh viện Nhân Ái, Bệnh viện 1A, cán bộ y tế Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh 2 đợt (23/7/2021 và 13/8/2021) với tổng số tiền 125 triệu đồng. Chi cho 21 thành viên Ban chỉ đạo của Sở theo quyết định 12/8/2021 là 5 đợt với tổng kinh phí 97.600.000 đồng.
Ngày 29/9/2021, quỹ đã chi hỗ trợ tổ công tác (gồm 51 công chức, viên chức thuộc Sở) đi các quận, huyện và thành phố Thủ Đức kiểm tra thực hiện gói an sinh xã hội với số tiền 25,5 triệu đồng. Tiếp đó, ngày 1/12/2021, chi mua khẩu trang tặng Sở LĐTBXH tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang nhân đi thăm theo phân công của Thành ủy; tặng Bệnh viện Nhân Ái 10,5 triệu đồng. Ngày 22/12/2021, chi mua khẩu trang tặng Bệnh viện 1A là 3,5 triệu đồng.
Đối với số tiền còn lại là 199.107.600 đồng được Thường trực Đảng ủy, Ban Giám đốc thống nhất chủ trương mua 42.373 khẩu trang hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đối tượng đang chăm sóc, quản lý tại 37 đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo thực hiện tốt 5K với tổng kinh phí 127 triệu đồng. Đến ngày 27/12/2021, chi hỗ trợ cho đội ngũ y, bác sĩ đang điều trị COVID-19 cho Trung tâm Điều dưỡng tâm thần Tân Định là 21 triệu đồng. Ngày 23/12/2021, Ban Tuyên giáo - Dân vận ban hành kế hoạch tổ chức 4 đoàn đi thăm viếng 30 gia đình cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các đơn vị trực thuộc mất hoặc có người thân mất vì COVID-19, kinh phí 50 triệu đồng. Hiện nay, quỹ này chỉ còn hơn 1 triệu đồng đang gửi trong tài khoản của Sở.
WB đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà phục hồi Trong báo cáo "Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam" tháng 3/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà phục hồi. Người dân mua sắm tại siêu thị Hapro Khâm Thiên (Hà Nội). Ảnh tư liệu: Trần Việt/TTXVN Theo WB, dữ liệu hiện có cho thấy các hoạt động kinh tế trong nước...