Lọc gió ô tô bị bẩn khiến động cơ bị yếu, làm thế nào để vệ sinh đúng cách?
Hiện tượng động cơ ô tô bất ngờ yếu đi, không hoạt động mạnh mẽ như lúc mới mua, nhiều khả năng là do lọc gió động cơ bị bẩn.
Lọc gió động cơ là một trong những chi tiết rất quan trọng, đặc biệt với động cơ ô tô ngày nay. Tuy nhiên khác với lọc gió trên động cơ của những chiếc xe máy, lọc gió trên động cơ ô tô có thể vệ sinh và tái sử dụng thay vì phải thay mới hoàn toàn.
Vì sao cần phải vệ sinh lọc gió động cơ ?
Dù trên động cơ nào, lọc gió cũng cùng một nhiệm vụ như nhau. Đó chính là đảm bảo luồng không khí đi vào buồng đốt luôn sạch nhất có thể. Với cường độ ô nhiễm mỗi trường ngày một nghiêm trọng, việc vệ sinh lọc gió động cơ đem lại nhiều lợi ích to lớn. Một tấm lưới lọc gió không được vệ sinh sạch sẽ khiến động cơ lãng phí nhiên liệu hơn, hiệu quả đốt cháy của động cơ giảm, nhiệt độ động cơ sẽ cao hơn bình thường. Ngoài ra, các cảm biến lưu lượng khí nạp cũng sẽ hoạt động không chính xác khiến cung cấp nhiên liệu cho động cơ thiếu hoặc thừa. Trên các dòng xe cao cấp, xe có thể sẽ báo lỗi động cơ, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe của mọi người.
Tuy nhiên, thay vì phải ra gara để nhờ hỗ trợ sửa chữa, chúng ta hoàn toàn có thể làm việc này tại nhà nhân những ngày cuối tuần rỗi rảnh.
Quy trình tự vệ sinh lọc gió động cơ ô tô như sau:
Bước 1: Xác định vị trí lọc gió trong khoang động cơ
Lọc gió thường nằm phía sau cửa hút của động cơ, ngay phía sau lưới tản nhiệt. Chúng ta chỉ cần dò theo đường ống này sẽ đến được vị trí của bộ lọc gió động cơ. Nhà sản xuất thường đặt lọc gió trong một hộp bảo vệ được thiết kế tròn hoặc vuông.
Video đang HOT
Bước 2: Tháo lọc gió khỏi hộp bảo vệ
Tùy thuộc nhà sản xuất mà hộp bảo vệ được thiết kế dạng ngàm giữ hoặc dạng ốc xiết. Chúng được thiết kế đơn giản để có thể dễ dàng tháo ra bằng tay hoặc bằng cờ lê. Lọc gió nằm ngay dưới nắp hộp bảo vệ và chúng ta có thể lấy ra bằng tay.
Bước 3: Vệ sinh lọc gió
Dùng vòi xịt hơi để thổi sạch các bụi bẩn bám trên lọc gió. Xịt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Lưu ý không được làm sạch lọc gió bằng nước hay bất kỳ dung dịch hóa chất làm sạch nào. Ngoài ra, không dùng cọ, chổi hay vật nhọn để chùi sạch các vết bẩn trên lọc gió, vì có thể khiến lớp màng lọc của lọc gió bị rách và mất tác dụng.
Bước 4: Lắp lọc gió trở lại vị trí ban đầu
Trước khi lắp lọc gió về vị trí ban đầu, chúng ta dùng khăn khô lau sạch các bụi bẩn bám bên trong hộp bảo vệ. Sau đó xiết lại các đai ốc hoặc ngàm giữ như lúc ban đầu.
Khi nào cần thay mới lọc gió động cơ?
Vệ sinh lọc gió động cơ chỉ là công việc bảo dưỡng cơ bản. Theo nhà sản xuất khuyến cáo của nhà sản xuất, lọc gió động cơ cần được vệ sinh mỗi 5.000 km và thay mới sau 20.000 km. Tuy nhiên với điều kiện sử dụng thực tế cũng như môi trường ngày một ô nhiễm, chúng ta nên rút ngắn thời hạn kiểm tra chi tiết này.
Tốt nhất nên vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng/lần và thay mới sau 15.000 km. Tuy nhiên nếu trong lúc vệ sinh, bạn phát hiện lọc gió bị rách, ẩm mốc hoặc khó làm sạch, đó là lúc bạn nên thay mới chi tiết này.
Theo Giaothong
Quên đổ nước làm mát động cơ ô tô có thể mất vài chục triệu như chơi
Nước làm mát có tác dụng giúp động cơ ô tô không bị quá nhiệt, tránh bó kẹt các chi tiết. Vì thế, một khi quên đổ nước làm mát sẽ vô cùng nguy hiểm.
Quên đổ nước làm mát khiến xe chết máy giữa đường
Dung dịch nước làm mát động cơ không phải là loại nước lọc dùng trong sinh hoạt hàng ngày mà là chất lỏng chuyên dụng. Thành phần chính là nước cất (nước tinh khiết) và dung dịch làm mát ethylene glycol có tác dụng truyền dẫn nhiệt nhanh, cùng các chất phụ gia giúp chống bay hơi, ăn mòn động cơ...
Về cấu tạo cơ bản của hệ thống làm mát, nước làm mát sau khi tiếp xúc với động cơ sẽ nhận nhiệt lượng và nóng lên, sau đó theo các đường ống chạy về két nước. Tại đây, két nước có quạt tản nhiệt cộng gió tự nhiên làm mát lượng nước vừa tới và tiếp tục quay trở lại động cơ làm mát tiếp theo một vòng khép kín.
Mặc dù nước làm mát đóng vai trò quan trọng tới động cơ ô tô nhưng nhiều tài xế vẫn không quá chú tâm vào việc đổ nước làm mát, thậm chí có người còn quên đổ dẫn tới những hỏng hóc nghiêm trọng, thiệt hại nặng về kinh tế.
Mới đây nhất, theo chia sẻ của kỹ sư Lê Văn Tạch, một chiếc xe ô tô bỗng nhiên bị chết máy giữa đường không thể khởi động được phải gọi cứu hộ và đem tới gara sửa. Kết quả kiểm tra cho thấy lỗi nhỏ không ngờ nhưng tiêu tốn của chủ xe 13 triệu tiền sửa.
Theo đó, chủ xe dù đã có lịch hẹn để bảo dưỡng xe, nhưng dọc đường gặp sự cố rất đáng tiếc. Chiếc xe này bị bó máy, hỏng nặng động cơ nên phải làm lại máy và bộ hơi. Nguyên nhân là do chủ xe đã quên đổ nước làm mát. Nước làm mát chỉ còn chưa đến 200 ml trong khi yêu cầu phải là 4 lít. Đặc biệt, nước trước đây chủ xe đổ vào lại là nước lọc, không phải nước chuyên dụng.
Quên đổ nước làm mát ô tô rất nguy hiểm
Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, việc quên đổ nước làm mát động cơ là lỗi rất phổ biến của nhiều người sử dụng ô tô hiện nay. Có tháng, garace ô tô của anh ghi nhận tới 20-30 khách hàng đi xe có hiện tượng này. Đối với dòng xe sang, chi phí để sửa chữa những thiệt hại do kiệt nước làm mát gây ra tại garace tư nhân có thể lên tới 50 triệu đồng, trong khi bình nước làm mát chỉ tốn của chủ xe vài chục đến vài trăm ngàn đồng.
Kỹ sư Tạch nhấn mạnh, nếu thường xuyên kiểm tra xe, châm thêm nước làm mát chuyên dụng, chiếc xe sẽ vận hành bền và có tuổi thọ cao hơn. Bên cạnh đó, anh cũng lưu ý không nên dùng nước lã, thậm chí là nước lọc đổ vào vì trong nước lã có chứa nhiều tạp chất và khoáng chất khác như đá vôi (CaCO3), kim loại, Mg2.
Nguyên nhân khiến nước làm mát ô tô nhanh hao hụt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nước làm mát nhanh hao hụt. Thứ nhất khi gặp nhiệt độ cao, nước sẽ bay hơi nhanh chóng, các chất "cứng" trong nước trở thành cặn sạn đóng ở két nước, về lâu dài có thể gây tắc khiến việc tản nhiệt kém hiệu quả.
Trong trường hợp động cơ thiếu nước làm mát, hệ thống sẽ không đủ lượng nước để giải nhiệt cho động cơ, dẫn đến sôi nước và bó kẹt các chi tiết. Điều này có thể do các đường ống dẫn, các đoạn nối bị hở khiến nước làm mát bị chảy ra bên ngoài. Các vị trí nút bịt lỗ gia công trên động cơ bị ăn mòn sau thời gian dài gây rò rỉ. Các thanh tản nhiệt bên trong két nước bị rách do làm việc lâu ngày hoặc do xe chạy trên đường xấu bị đá văng lên gây thủng và chảy nước làm mát.
Ngoài ra, do nắp két nước bị hỏng, khiến nước làm mát chảy ra ngoài hoặc bay hơi khi nóng lên trong thời gian dài dẫn đến hao hụt. Điều này có thể do nguyên nhân là mặt gioăng quy lát (bộ phận làm kín giữa mặt máy và thân máy) bị hỏng khiến đường nước làm mát bị thông sang đường dầu bôi trơn hoặc đi vào buồng đốt.
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về ô tô, đối với xe số tự động, nhiều trường hợp két làm mát dầu hộp số bị hỏng cũng khiến nước làm mát bị lẫn sang dầu hộp số khiến nước làm mát bị hao hụt và hỏng dầu hộp số.
Hệ thống làm mát ô tô là hệ thống tuần hoàn kín nên nước làm mát ít bị tiêu hao khi xe hoạt động bình thường. Nếu kiểm tra thấy nước làm mát bị hao hụt nhiều, có thể hệ thống đã bị rò rỉ hoặc hư hỏng tài xế nên xử lý nhanh, tránh để quên hậu quả sẽ khó lường.
Theo VietQ
Lý do nên vệ sinh khoang động cơ ô tô Một số chủ xe luôn lo lắng về vấn đề về vệ sinh khoang động cơ có cần thiết hay không. Liệu sau khi rửa máy động cơ xe có hoạt động bình thường hay không? Hệ thống điện có bị hỏng không? Các dòng xe đời mới với động cơ công nghệ cao, khi sản xuất ra các động cơ hiện đại...