Lộc Fuho khiến ai nấy nể phục khi làm điều đặc biệt này tại đám tang nam sinh viên Bình Định tử vong ở Sài Gòn
Hiện tượng mạng tâm sự, số tiền 5 triệu đồng này tuy không lớn nhưng đó là cả tấm lòng của anh.
Vụ việc nam sinh viên Bình Định lên TP.HCM nhập học và ra đi mãi mãi mới đây đã gây xôn xao dư luận. Liên quan đến vụ việc này, Lộc Fuho – một hiện tượng mạng đã thể hiện hành động tương thân tương ái khiến dân mạng ai nấy nể phục. Theo đó, nam YouTuber đã đến đám tang và gửi chút tiền biếu chia buồn cùng gia đình nam sinh viên, nơi cách nhà vợ anh khoảng 50km.
” Biết gia đình em N. khó khăn, lại cùng quê Bình Định với vợ Lộc nên Lộc quyết định lấy tổng số tiền học phí phụ hồ các em đóng vừa rồi tổng là 3 triệu đồng. Lộc góp thêm 2 triệu nữa tất cả là 5 triệu để đi đám tang em N. Của ít lòng nhiều nha mọi người“, Lộc Fuho viết trên trang cá nhân.
Lộc Fuho đến thăm và tặng 5 triệu đồng cho gia đình nam sinh viên
Hiện tượng mạng tâm sự, số tiền 5 triệu đồng này tuy không lớn nhưng đó là cả tấm lòng của anh.
Trước đó, nam YouTuber làm hồ này đã kêu gọi mọi người ủng hộ “học phí phụ hộ” qua số tài khoản ngân hàng của mình. Sau gần 1 tiếng kêu gọi được là hơn 3 triệu đồng, anh đã dùng số tiền này để ủng hộ cho gia đình nam sinh 19 tuổi.
Lộc “Fuho” tên thật là Phạm Văn Lộc sinh năm 1994, hiện đang là một thợ hồ. Vào năm 2020, anh trở thành hiện tượng mạng khi sở hữu kênh YouTube đạt hơn 1 triệu lượt theo dõi. Trở thành “YouTuber phụ hồ” đầu tiên ở Việt Nam nhận được nút bạc và nút vàng YouTube. Ngoài ra anh còn được mệnh danh là “YouTuber nghèo nhất Việt Nam”, phải sống ngoài nhà tạm, cuộc sống cực kỳ khó khăn.
Những video clip của Lộc Fuho đăng tải thường là những video ghi cảnh anh chàng đang làm công việc của một thợ làm hồ, xây nhà, đập bê tông, trét vữa,..
Video đang HOT
Lộc “Fuho” nổi đình đám sau những lần livestream phá đảo lượt xem.
Lộc “Fuho” trở thành “thần tượng” của nhiều người khi đảm đương 2 công việc 1 lúc, vừa là thợ hồ, vừa là YouTuber, sau một năm hoạt động YouTube cộng thêm số tiền để dành, anh đã có thể xây cho vợ một căn nhà.
Anh chàng từng tiết lộ trong một video rằng số tiền trung bình mỗi tháng anh kiếm được từ YouTube rơi vào khoảng 40-50 triệu đồng. Sau 8 tháng lập kênh, anh đã thu được số tiền là 350 triệu đồng.
Giang Kim Cúc: "Thay vì ghét bỏ, tôi thương những người đã từng chửi rủa mình hơn"
2021 - đó là biến cố không chỉ của riêng tôi mà của cả đất nước này, không chỉ của bây giờ mà có lẽ cả đời này.
Tháng 6, tôi nhận tin Ngoại mất. Ngày người ta tới nhà khiêng xác bà đi, tôi ở khu cách ly, vừa khóc vừa quỳ lạy di ảnh qua chiếc điện thoại nhỏ xíu. Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận sự mất mát trong đại dịch Covid-19.
Thời điểm ấy, số người chết vì Covid-19 tăng liên tục, Sài Gòn giãn cách xã hội rồi Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, phong toả,... Những vết thương mà tất cả ai như tôi từng sống trong ký ức đó mãi mãi không quên.
Ngày ngày tôi lắng nghe tin tức qua TV. Đến một tối thì tôi vội vàng gói ghém đồ đạc, quay trở lại Sài Gòn.
Khi ấy, tôi chẳng biết mình sẽ làm gì? Sẽ đi cùng ai? Bắt đầu như thế nào? Giúp đỡ được gì không? Nhưng tôi biết, đó mãi là quyết định mà cho dù tôi mất tất cả, kể cả mạng sống nhỏ bé này, tôi không hối hận.
Mất mát ư? Từ lúc từ Lộc Ninh về thành phố, tôi đã đoán định tôi sẽ mất tất cả. Chỉ có khoảnh khắc khi tôi thay gia đình người đưa tiễn người mất chặng đường cuối, trong một đám tang "đặc biệt" không bóng người, không tiếng khóc, chỉ còn hũ tro cốt nằm lạnh trên chiếc bàn gỗ... Đó là thứ quý giá nhất tôi nghĩ mình mất.
Hôm đó, có cô con gái ở Quãng Ngãi gọi vào, liên tục nhờ tôi tìm kiếm mẹ. Nhưng khi "Nhóm từ thiện 0 đồng" đến phòng trọ thì bà đã qua đời. Tôi làm lễ tang, call-video về quê. Qua màn hình điện thoại, cô con gái chẳng còn tin vào thực tế. Giây phút tôi kéo mặt xuống, nhìn thấy mẹ mình đã lạnh ngắt, cô ấy oà lên nức nở. Gia đình khác thì một lúc 5 hũ cốt đặt cùng chỗ, tất cả thành viên trong gia đình, cả lớn cả nhỏ, họ mất trong dãy phòng trọ.
Cái ngày tiêu cực nhất ấy à? Đó là buổi sáng tôi thức dậy, nhìn hình ảnh mình, gia đình mình xuất hiện khắp các mặt báo, mạng xã hội với đầy đủ những lời lăng mạ, chửi rủa.
Thời điểm ấy, chúng tôi ít nhất xử lý 5 ca tử thi/ngày, nhiều thì 10, 12 ca, cách mặt người mất chỉ 15cm qua lớp áo bảo hộ... Chúng tôi đã đối diện với sự sống cái chết gần kề đến thế. Nhưng rồi đổi lại, chúng tôi được gì?
Một đêm, tôi ngửa mặt lên trời: "Mình đã làm gì sai để họ đối xử với gia đình mình như vậy", nước mắt cứ thế chảy không ngừng.
Có nhiều người hỏi tôi có hận không, có thù không? Tôi khẳng định rằng: Không!
Bởi tôi biết, người lăng mạ mình, họ cũng từng là mạnh thường quân giúp đỡ mình, tức ít nhất trong họ đã có sự tử tế. Và suy cho cùng vấn đề cũng vì họ muốn đồng tiền có đến tay dân nghèo. Tôi bắt đầu mọi chuyện cũng bởi tâm nguyện đó thì chung một con đường thì tại sao phải thù hận?
Thay vào đó, tôi thương họ hơn. Vì môi trường sống khi ấy đã không cho họ cơ hội họ hiểu tôi và tôi hiểu họ. Và thế là một sáng, niềm tin con người hoàn toàn sụp đổ.
Lúc ấy, tôi chỉ nhìn về phía trước, tin vào những gì đang làm là đúng. Tôi lao vào công việc, 3 giờ sáng về đến chỗ nghỉ thì ăn vội rồi lên giường ngủ để lấy sức cho hôm sau. Tôi cố gắng tạo ra bức tường để ngăn cản tất cả từ trường tiêu cực.
Đến khi đã bước qua cánh cửa sinh tử, chẳng còn điều gì trở nên đáng sợ nữa. Tôi bắt đầu hoan hỉ đón nhận lời chửi rủa và an yên để nó trôi qua.
Tận bây giờ, tôi vẫn cảm nhận mình nhận nhiều hơn mất.
Bạn biết không? Có một hôm trong dịch Covid-19, ba gọi điện lên, ông khe khẽ dặn: "Con giữ sức khoẻ nghen", "Ba thương con...", giọng lạc đi hẳn. Từ năm 3 tuổi, hơn 30 năm cuộc đời, đến tận bây giờ tôi lại nghe tiếng "thương" từ ba như thế!
Giờ 112 cộng sự từng trốn nhà, bỏ việc chỉ để "theo chị Cúc đi hốt xác", vẫn chưa một ai rời bỏ "Từ thiện 0 đồng". Thậm chí có lúc anh em lần lượt thành F0, gia đình mất 8 người cùng lúc vì Covid-19, thế nhưng những chuyến xe thiện nguyện 0 đồng vẫn đi "cứu thương" khắp Sài Gòn. Hôm qua thì chuyến xe của chúng tôi đã có mặt ở Bến Tre, Cà Mau, Bình Dương, Bình Định,... Tất cả đều sẵn sàng vì Việt Nam.
Với tôi, đó là may mắn.
May mắn vì cuộc sống cho tôi gặp những người yêu thương. May mắn, vì thử thách xảy ra để chúng tôi quý trọng sự yêu thương. May mắn vì qua khó khăn, nước mắt, tôi vẫn đủ sức đem may mắn cho nhiều gia đình khác.
May mắn là bây giờ, vẫn còn cha còn mẹ, vẫn còn Sài Gòn, để cả cuộc đời, chỉ cần một ngày Cúc còn tồn tại, Cúc vẫn sẽ còn hành thiện đến hơi thở cuối cùng.
Xinh như hot girl, "học sinh 16 tuổi" của thầy giáo Lộc Fuho gây sốt cộng đồng mạng Mặc dù đã thành gia lập thất, thế nhưng Lộc Fuho vẫn khiến dân tình phải phát sốt với các hot girl trong những video mới của mình. Trong quá khứ, mỗi khi nhắc tới Lộc Fuho, bên cạnh những nội dung rất dân dã, bình dị nhưng không kém phần thú vị thì cũng phải kể tới sự xuất hiện của không...