Loay hoay giữa ra phố lập nghiệp hay về quê phụng dưỡng cha mẹ
Tôi cũng không còn nhớ đã bao lâu rồi mình chưa về quê thăm bố mẹ. Nhiều lúc bản thân cũng tự đặt ra câu hỏi “Hay là mình bỏ việc thành phố về quê để gần bố mẹ”.
Nhưng rồi suy nghĩ ấy nhanh chóng bị gạt đi bởi về quê tôi chẳng biết sẽ phải làm gì để sống. Và tôi tin chắc rằng đó cũng là suy nghĩ của không ít bạn trẻ ngày nay.
Ra phố phát triển sự nghiệp hay về quê để ở gần bố mẹ là câu hỏi khiến nhiều bạn trẻ đau đầu.
Ra phố lo sự nghiệp hay ở quê chăm bố mẹ?
Hầu hết các bạn trẻ sau khi rời quê ra phố học đại học đều mong muốn bám trụ lại thành phố. Một phần vì đã quen với cuộc sống phố thị 4-5 năm qua. Một phần vì ở lại thành phố sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn. Cũng bởi thế mà dù chi phí sinh hoạt đắt đỏ, vẫn phải đi thuê trọ nhưng họ vẫn chấp nhận ở lại thành phố để phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là người trẻ phải chấp nhận việc sống xa gia đình. Nhiều khi một vài tháng, thậm chí cả năm mới về thăm nhà được một lần.
Tôi có một cô bạn tên là Minh Anh, quê ở Nam Định, sau khi học xong đại học ở Hà Nội thì quyết định vào TP.HCM lập nghiệp. Sau 3 năm, Minh Anh đã có cuộc sống khá ổn với một công việc lương cao và một anh người yêu đâu ra đấy. Tuy nhiên, mỗi khi nghĩ đến bố mẹ ở quê cô bạn của tôi lại thấy chạnh lòng. Mặc dù ngày nào cũng gọi video call cho mẹ nhưng đã nửa năm qua Minh Anh không thể về nhà. Nhất là 2 năm dịch Covid-19 vừa qua phải mất hơn 1 năm cô bạn của tôi mới về thăm nhà được vì giãn cách xã hội. Lần đó nó cũng chỉ về được vỏn vẹn 2 ngày rồi lại đi luôn.
Bám trụ lại thành phố sẽ có cơ hội việc làm và thăng tiến cao hơn.
Cứ mỗi lần kéo vali ra đến cửa nhìn mẹ rưng rưng nước mắt lại không nỡ rời xa. Mặc dù muốn sống gần bố mẹ nhưng Minh Anh không thể từ bỏ sự nghiệp đang ổn định ở TP.HCM được. Muốn bố mẹ vào Nam ở với mình thì khó hơn lên trời. Bởi ngoài Bắc còn có cả anh trai, gia đình, họ hàng.
Với gia đình Minh Anh vẫn còn anh trai ở gần nên câu chuyện phụng dưỡng bố mẹ có thể thông cảm được. Nhưng với gia đình Thành Đạt (32 tuổi, hiện đang là trưởng phòng Marketing ở Hà Nội) thì cả nhà chỉ có anh là con duy nhất. Mới lên chức không lâu, Thành Đạt vẫn chưa đủ điều kiện để mua nhà ở thành phố. Quê lại cách Hà Nội gần 200km. Điều đó khiến mỗi lần anh chàng muốn về thăm bố mẹ hay bố mẹ ra thăm con đều rất vất vả. Cộng với việc thường xuyên phải tiếp đối tác, khách hàng vào cuối tuần khiến Thành Đạt chỉ có thể về thăm nhà trong chốc lát mỗi dịp lễ tết được nghỉ dài ngày. Có những năm Tết Nguyên Đán đến tối 29 âm lịch mới về được nhà.
Sống xa gia đình ở một thành phố khác là điều không dễ dàng. (Ảnh: Thanh niên)
Bài toán ra phố lo sự nghiệp hay ở quê phụng dưỡng bố mẹ trở thành vấn đề nan giải với Thành Đạt và không ít bạn bè của anh. Vì thương con nên dù bố mẹ không lỡ vẫn đành động viên con cố gắng bám trụ thêm ở thành phố ít năm. Sau này có một số vốn nhất định thì về quê phát triển cũng chưa muộn.
Bố mẹ bán nhà ở quê ra phố: Nên hay không?
Video đang HOT
Nhiều gia đình chỉ có một người con lựa chọn bán hết đất đai, tài sản ở quê ra phố mua chung cư để gần con, gần cháu. Tuy nhiên, điều này có không ít bất cập. Bởi thế hệ trước vốn quen với lối sống ở quê hàng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”. Sau khi ra phố chỉ sống quanh quẩn trong nhà, hàng xóm thì nhà nào biết nhà ấy, con cái thì đi làm cả ngày đến tối mới về. Điều đó khiến không ít phụ huynh không thể chịu nổi vì quá buồn chán.
Tôi có một người bạn vừa đón bố mẹ ra phố ở được 3 tháng thì ông bà đã đòi về quê. Với ông bà, ở chung cư thì đúng là tiện nghi, hiện đại nhưng nhiều khi con đi làm loay hoay mãi chẳng tìm thấy thẻ từ để khóa cửa hay đi thang máy. Đến khi vào thang máy rồi còn cảm thấy người lâng lâng không thể chịu được. Đồ ăn thức uống ra chợ thì cái gì cũng đắt đỏ nên vẫn phải gửi đồ ở quê lên. Cũng may ông bà chỉ mới bán một phần đất đai ở quê phụ tiền con trai mua chung cư. Chính vì thế nên giờ hối hận vẫn còn có chốn quay về. Nhưng với những người đã bán hết đất đai, tài sản dù cho có hối hận cũng đành bó tay.
Nhiều bậc phụ huynh lựa chọn bán nhà ở quê ra thành phố mua chung cư để được gần con, gần cháu.
Tuy nhiên, mọi việc đều có cách giải quyết chỉ cần biết sắp xếp hợp lý. Vợ chồng Đức Thắng (37 tuổi) và Thảo Linh (28 tuổi) sau gần 1 năm “làm tư tưởng” cho bố mẹ thì ông bà cũng đã quen với cuộc sống ở thành phố. Thời gian đầu, người mẹ cũng khóc suốt vì nhớ quê. Sau đó, cô con dâu đã đăng ký cho bố mẹ tham gia hội người cao tuổi ở khu phố. Từ đó mà các ông, các bà già trong khu có thời gian trò chuyện và thấu hiểu nhau hơn. Mỗi buổi chiều ông có thể xuống dưới sân chơi chung cư đánh cờ. Còn bà thì dẫn cháu xuống sân tập thể dục, nói chuyện với các ông, các bà cùng tòa nhà. Dần dần sau nhiều hoạt động hội họp bố mẹ Đức Thắng cũng dần quen.
Buổi tối hai vợ chồng cũng tranh thủ về sớm quây quần bên mâm cơm. Cuối tuần, hai vợ chồng lại đưa bố mẹ về quê thăm họ hàng. Thế là sau 1 năm họ cũng đã quen với cuộc sống phố thị và còn thích môi trường văn minh, hiện đại ở đây.
Gia đình có thể thường xuyên quây quần ấm cúng nếu con cái ở gần cha mẹ. (Ảnh: Maya Feller Nutrition)
Tuy nhiên, với những gia đình có vai vế trong dòng họ, còn cả trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên trên vai, không thể cứ bán hết tài sản ở quê rồi ra phố là xong. Trường hợp này, một số bạn trẻ lại lựa chọn về quê để sống gần bố mẹ. Một cô bạn thân của tôi quê ở Bắc Kạn cũng đã sống ở Hà Nội được 5,6 năm. Công việc không phải quá xuất sắc nhưng cũng dư dả tiền bạc. Vậy nhưng sau khi chia tay người yêu, cô bạn của tôi quyết định về quê thi công chức. Mặc dù tiền lương ít ỏi nhưng được sống cùng bố mẹ. Hơn nữa lại không mất tiền thuê nhà, chi phí sinh hoạt ở quê cũng rẻ hơn nhiều so với thành phố. Sau nửa năm an phận vào làm công chức nhà nước, bạn tôi cũng đã hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình.
Chăm sóc bố mẹ khi tuổi cao sức yếu là mong muốn của bất cứ người con nào. (Ảnh: Prudential)
Làm thế nào để vừa có sự nghiệp vừa chăm sóc bố mẹ?
Câu chuyện bố mẹ bán nhà ở quê ra phố hay con từ bỏ phố thị về quê đều khiến không ít người đau đầu. Trên thực tế, chẳng có người già nào muốn từ bỏ nơi “chôn rau cắt rốn” của mình để đến một nơi xa lạ, không họ hàng thân thích. Tuy nhiên, vì con, vì cháu không ít người đành ngậm ngùi chấp nhận. Tuy nhiên, là con bạn hoàn toàn có thể cân bằng được điều đó nếu biết cách thu xếp công việc hợp lý.
Nếu sắp xếp thời gian hợp lý bạn hoàn toàn có thể cân bằng được giữa sự nghiệp và chăm sóc bố mẹ. (Ảnh: Sohu)
Mỗi dịp cuối tuần, lễ tết các bạn có thể từ bỏ bớt các cuộc vui cá nhân để dành thời gian về thăm bố mẹ. Lâu lâu có thể mời bố mẹ lên thành phố chơi ở lại dăm bữa nửa tháng. Và điều quan trọng nhất là cần có sự nghiệp ổn định, kiếm ra tiền dù ở bất kỳ đâu. Như vậy, khi đón bố mẹ lên thành phố cũng có thể cho họ một cuộc sống ổn định chứ không phải bán hết tài sản ở quê mới có thể lên phố thị sống với con được.
Hiện nay, kinh tế ở các tỉnh cũng khá phát triển. Nếu đã có một khoản tích cóp nhất định bạn cũng có thể suy nghĩ đến việc về quê lập nghiệp. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ càng về lĩnh vực mà mình định đầu tư, mức độ cạnh tranh ở quê ra sao, đã có ai phát triển mô hình này chưa? Mọi vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết nếu chúng ta có đủ chi phí thực hiện.
Thay vì các cuộc vui cá nhân, hãy dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. (Ảnh: Dân trí)
Chính vì thế tùy vào điều kiện, hoàn cảnh gia đình mà bạn có thể lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, điều tiên quyết vẫn phải đảm bảo bản thân có dư dả kinh tế đủ nuôi sống mình và phụ giúp bố mẹ. Như vậy thì dù bạn có ở đâu cũng có thể cân bằng được cả hai vấn đề.
Nếu là bạn, bạn sẽ lựa chọn như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Với những gia đình đông con thì không sao nhưng với những gia đình chỉ có 1 con duy nhất thì vấn đề ra phố lo sự nghiệp hay ở quê phụng dưỡng bố mẹ khiến không ít người đau đầu. Nhiều người vẫn nghĩ bố mẹ vẫn còn trẻ khỏe thì cứ tặc lưỡi ra phố trước rồi tính sau. Nhưng đến khi nhìn lại thì quả thực tuổi tác không chờ một ai. Chính vì thế, cần cân bằng việc này càng sớm càng tốt. Bạn có thể bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như hàng ngày gọi điện hỏi thăm bố mẹ, cuối tuần về nhà ăn bữa cơm gia đình, dịp lễ, tết cùng bố mẹ đi du lịch,… Thời gian của chúng ta còn dài nhưng bố mẹ thì ngày càng già đi. Vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước các quyết định của mình bạn nhé.
Trường tổ chức ngoại khóa, cậu bé khóc khi không có bố mẹ bên cạnh
Trẻ em rất đơn giản, chúng chỉ muốn được yêu thương, được bố mẹ đưa đến trường mỗi ngày, cùng nắm tay cả gia đình đi chơi dịp cuối tuần,...
Những hạnh phúc giản dị ấy ngỡ rằng bất cứ ai cũng sẽ có được, nhưng có những đứa trẻ lại phải lớn lên trong tủi thân và nước mắt vì hoàn cảnh gia đình, vì bố mẹ chia xa,...
Mới đây, hình ảnh 1 bé trai khóc nức nở khi tham gia hoạt động ngoại khóa tại trường mà không có bố mẹ bên cạnh đã khiến người xem vô cùng xót xa. Theo những hình ảnh được ghi lại, nhà trường tổ chức hoạt động cho phụ huynh và các em học sinh, mỗi bạn sẽ có bố hoặc mẹ đến tham gia cùng. Giữa không gian sân trường rộng lớn có thể thấy, bạn nhỏ nào cũng đang ôm lấy phụ huynh của mình, khuôn mặt ngây thơ của các em hiện rõ vẻ hạnh phúc khi được chơi trò chơi cùng bố mẹ.
Một cậu bé bơ vơ trong khi các bạn xung quanh đều có bố mẹ. (Ảnh: Sohu)
Dù chỉ có 1 mình, em vẫn cố gắng hoàn thành hoạt động. (Ảnh: Sohu)
Thế nhưng, bên cạnh đó, có 1 cậu bé đang khóc nức nở. Em đứng 1 mình, tay làm động tác như thể đang ôm 1 ai đó. Cậu bé khóc nức nở và liên tục đưa mắt nhìn xung quanh. Không rõ vì lý do gì mà cậu bé không có bố mẹ bên cạnh. Khoảnh khắc khiến cho con tim của người xem như bị bóp nghẹt. Nhìn bạn bè xung quanh, ai cũng đang hạnh phúc ôm chặt lấy bố mẹ của mình, em học sinh này chắc hẳn rất đau lòng và tủi thân.
Cậu bé tủi thân bật khóc nức nở. (Ảnh: Sohu)
Nhiều người cho rằng, có lẽ em đang rất mong mỏi bố mẹ của mình có thể xuất hiện. (Ảnh: Sohu)
Đến hiện tại, vẫn chưa biết vì sao bố mẹ của cậu bé không thể có mặt ở hoạt động này cùng con trai, nhưng người xem đã nhanh chóng để lại rất nhiều ý kiến về khoảnh khắc này. Ai cũng bày tỏ sự đau lòng, thương cho cậu bé mới lớn đã phải chịu đựng sự tủi thân quá lớn. Số khác cũng chia sẻ thêm rằng, bản thân họ cũng là phụ huynh, họ nghĩ bố mẹ dù có bận rộn đến đâu, hay gia đình có xảy ra bất kỳ lý do gì cũng hãy cố gắng sắp xếp thời gian cho các con. Không nên để chúng cảm thấy tủi thân, tổn thương vì thiếu vắng bố mẹ trong những dịp quan trọng.
Em nhìn các bạn có bố mẹ và lặng lẽ lau nước mắt. (Ảnh: Sohu)
Người xem cũng nhanh chóng bày tỏ cảm xúc của bản thân và chia sẻ câu chuyện của riêng mình:
- Nếu mình ở đó, mình sẽ ôm con mình và ôm cả đứa trẻ đó. Nhìn thương con quá.
- Là nước ngoài, nếu là ở đây mình sẽ ôm cậu bé này thật chặt và da diết, vuốt tóc, hôn bé thật nhiều và sẽ nói yêu em! Mong em 1 đời an nhiên.
- Tôi sợ mấy ngày hội phụ huynh mà cần có cha mẹ á, tại em trai tôi mới 13 tuổi thôi, chị em tôi mồ côi ba được 4 tháng rồi, giờ "anh rể là ba".
- Con mình từ nhỏ đã không gặp ba. Cô giáo bắt con vẽ tranh gia đình, bé về hỏi mình: "Ủa mà mẹ ơi nhà mình có ba đâu mà cô cứ bắt con vẽ".
Khoảnh khắc lấy đi nước mắt của không ít người xem. (Ảnh: Sohu)
Đối với các em nhỏ, chúng chỉ muốn có bố mẹ bên cạnh trong những dịp quan trọng. Mong bố mẹ tới trường để được tự hào giới thiệu với bạn bè của mình. Thế nhưng, nhiều người lớn dường như quá vô tâm đã không để ý tới cảm nhận của các em.
Đây là câu chuyện bố mẹ ly hôn, cô bé đợi mãi không ai tới họp phụ huynh cho mình. (Ảnh: Sina)
Cháu gái đưa ông ngoại 88 tuổi đi du lịch SG sau 2 năm thuyết phục Du lịch giải tỏa căng thẳng tin rằng là việc mà ai cũng từng trải qua. Thế nhưng, tuổi trẻ không phải người nào cũng có thể dành thời gian cho những cuộc vui như thế, nhiều người phải đến khi "tóc hai màu" mới có thời gian dành cho bản thân. Vi vu khắp nơi cùng bạn bè, người yêu hay anh...