Loay hoay đền oan sai 33 năm
Người bị hàm oan cho rằng Công an tỉnh Đắk Lắk chưa làm đúng quy trình trong khi cơ quan này nói đương sự “không hợp tác”
Ngày 14-11-1985, Phòng An ninh kinh tế – văn hóa Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt giữ ông Nguyễn Lâm Sáu vì cho rằng ông buôn bán hàng trái phép. Quá trình điều tra không đủ cơ sở buộc tội ông Sáu song Công an tỉnh Đắk Lắk không ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự và quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Sáu cùng với hàng loạt vi phạm thủ tục tố tụng khác. Sau nhiều năm kêu oan, ngày 25-1-2018 (sau 33 năm), Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức xin lỗi công khai ông Sáu. Nhưng gần 2 năm qua, vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, ngày 31-7, cơ quan này nhận được đơn yêu cầu bồi thường, phục hồi danh dự của ông Nguyễn Lâm Sáu từ Thanh tra Bộ Công an. Tiếp đó, ngày 5-8, công an tỉnh tiếp tục nhận đơn yêu cầu phục hồi danh dự của ông Sáu.
Ông Nguyễn Lâm Sáu cho rằng Công an tỉnh Đắk Lắk chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục nên ông chưa thể yêu cầu bồi thường
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, sau khi công khai xin lỗi, công an tỉnh đã giao Phòng An ninh Kinh tế nhiều lần liên hệ với luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Sáu và 2 lần đến nhà riêng của ông Sáu để làm việc, hướng dẫn cho ông làm hồ sơ đề nghị bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đến nay cơ quan này vẫn chưa nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường của ông Sáu, do vậy công tác bồi thường vẫn chưa được thực hiện. Cơ quan này cũng có công văn trả lời ông Sáu, trong đó đề nghị: “Để thuận lợi cho việc bồi thường những thiệt hại cho ông Sáu, cũng như giải quyết các vấn đề vướng mắc, Công an tỉnh Đắk Lắk mong ông Sáu và luật sư phối hợp để giải quyết, đồng thời sớm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bồi thường để công an tỉnh làm căn cứ bồi thường theo quy định”.
Nhưng ông Sáu cho rằng cơ quan công an chưa thực hiện đúng quy định, trình tự thủ tục nên ông chưa có căn cứ để yêu cầu bồi thường. Cụ thể, Công an tỉnh Đắk Lắk phải chủ động phục hồi danh dự, trả lại CMND, hộ khẩu, đăng báo cải chính theo quy định; đồng thời phải ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự. “Việc đinh chi điêu tra la yêu câu chinh đang, đung phap luât nhưng nhiêu năm qua công an không thưc hiên nên tôi vẫn mang thân phận bị can, vẫn mất quyền công dân” – ông Sáu nói.
Video đang HOT
Cũng theo ông Sáu, chỉ khi công an đình chỉ bị can, đình chỉ vụ án và trả lại đầy đủ giấy tờ tùy thân, ông mới có căn cứ yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước. “Theo quy định, phai co giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại, ma giây tơ nay công an chưa tra. Nêu gưi văn ban yêu câu bôi thương thiêt hai khi chưa co những căn cứ nêu trên thi se không giai quyêt” – ông Sáu cho biết thêm.
Thiếu thiện chí?
Khi phóng viên Báo Người Lao Động đặt vấn đề về việc ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, trả giấy tờ tùy thân đối với ông Nguyễn Lâm Sáu, đại tá Nguyễn Thế Lực, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết Công an tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức công khai xin lỗi và đã hoàn tất các thủ tục, hiện ông Sáu là công dân bình thường. Theo quy định, ông Sáu phải có văn bản yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong đó liệt kê các khoản yêu cầu bồi thường số tiền bao nhiêu thì công an mới có căn cứ bồi thường. Tuy nhiên, nhiều lần công an mời lên và về tới nhà làm việc để giải quyết dứt điểm những vướng mắc nhưng ông Sáu không có thiện chí hợp tác.
Bài và ảnh: Cao Nguyên
Theo nld.com.vn
Nghi phạm hạ sát bạn gái rồi nhảy lầu đã tử vong, ai sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho gia đình nạn nhân?
Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, đối tượng Giàng A Dông - người sát hại hai nữ sinh nếu không có đồng phạm thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ vụ án, tuy nhiên vấn đề trách nhiệm bồi thường dân sự vẫn có thể được đặt ra.
Hơn hai ngày qua, vụ án mạng đau lòng xảy ra tại phố Nghĩa Đô (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) làm 2 nữ sinh Sùng Thị M.L (SN 2000, trú tỉnh Điện Biên) và Nguyễn Thị X. (SN 2000, trú tỉnh Hải Dương) bị sát hại khiến người dân sợ hãi. Nghi phạm trong vụ án là Giàng A Dông (SN 1996, trú tỉnh Điện Biên) sau đó cũng đã nhảy từ tầng 5 xuống đất tử vong.
Được biết, trước khi gây án Giàng A Dông đang là sinh viên năm cuối một trường đại học trên địa bàn TP Hà Nội. Ngày 17/9, người thân đã đưa thi thể nghi phạm về chôn cất theo phong tục địa phương.
Công an phong toả hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng.
Một vị cán bộ thôn Háng Trở 2 (xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) cho biết, gia đình Dông ở địa phương bố mẹ chỉ làm nông nên hoàn cảnh khó khăn. Từ trước đến nay, Dông sinh hoạt ở địa phương bình thường, không có tiền án, tiền sự hay gây rối trật tự bao giờ.
Trong số những người con của gia đình, Dông là niềm hi vọng của cả nhà vì được tạo điều kiện ăn học đàng hoàng.Thậm chí, để có tiền nuôi Dông ăn học ở Hà Nội bố mẹ đối tượng phải vay thêm ngân hàng số tiền hơn 300 triệu đồng.
Hình ảnh Giàng A Dông trước khi gây án.
Cả thôn Háng Trở 2 hiện có 3 người được đi học chuyên nghiệp. Khi nhận được tin Giàng A Dông gây án, chính quyền địa phương hết sức bất ngờ, không hiểu vì sao 1 người được ăn học đàng hoàng như Dông lại gây ra vụ án mạng đau lòng như vậy.
Dưới góc độ pháp lý của vụ việc sau khi nghi phạm gây án là Giàng A Dông đã tử vong, Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, vụ việc trên có dấu hiệu tội phạm bởi vậy cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án giết người để tiến hành các hoạt động điều tra.
Trong trường hợp kết quả điều tra cho thấy đối tượng thực hiện hành vi phạm tội duy nhất là Giàng A Dông đã chết, không có đồng phạm khác thì sẽ đình chỉ vụ án, tuy nhiên vấn đề trách nhiệm bồi thường dân sự vẫn có thể được đặt ra.
Nữ sinh L. một trong hai nạn nhân bị sát hại tử vong.
Luật sư Cường nêu rõ, Bộ luật hình sự quy định mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật. Bởi vậy với thông tin 2 nữ sinh bị giết và 1 nam thanh niên tự tử là căn cứ để cơ quan điều tra vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân, động cơ, hành vi, hậu quả và các yếu tố khác để khởi tố, điều tra vụ án "Giết người" theo quy định pháp luật.
"Trong trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội là Giàng A Dông đã chết, vụ án bị đình chỉ nhưng đối tượng có tài sản riêng để lại thì người thân của nam nghi phạm này sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng cho gia đình nạn nhân bằng những tài sản đó. Người đại diện theo pháp luật của Giàng A Dông có trách nhiệm thay người phạm tội thực hiện việc bồi thường theo quy định pháp luật. Nếu không thỏa thuận được về việc bồi thường thì gia đình nạn nhân có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật", luật sư Cường cho hay.
Trước đó, vào 6h50 ngày 16/9, Giàng A Dông (SN 1996, quê ở Điện Biên) xảy ra mâu thuẫn với bạn gái là chị Sùng Thị M.L. (SN 2000, trú tại tỉnh Điện Biên).
Trong lúc mâu thuẫn, Dông dùng dao sát hại chị M.L. Sau đó, Dông đi ra ngoài thì thấy chị Ngô Thị X. (người sống chung phòng trọ với M.L.), nên liền cầm dao đâm tiếp nữ sinh này khiến nạn nhân thiệt mạng.
Dông dùng dao để tự sát nhưng không thành nên nhảy từ 5 xuống đất. Phát hiện vụ việc, người dân đưa Dông đi cấp cứu ở Bệnh viện E. Đến trưa cùng ngày, nghi phạm tử vong.
Định Nguyễn
Theo saostar
Vụ chém kẻ trộm đột nhập vào nhà chết : Gia chủ phòng vệ chính đáng Cơ quan điều tra xác định việc người vợ chém chết tên trộm ở Long An là hành vi phòng vệ chính đáng nên đã đình chỉ vụ án. Chiều 12/7, trả lời tại cuộc họp báo định kỳ do UBND tỉnh Long An tổ chức, đại tá Phạm Hữu Châu, Phó giám đốc Công an tỉnh Long An, cho biết cơ quan...