Loạt ứng dụng được khuyến nghị trong giai đoạn Covid-19
Ngoài các ứng dụng phục vụ khai báo y tế, quét mã QR, người dùng smartphone được khuyến nghị cài các ứng dụng truy vết, đăng ký tiêm vaccine.
Ba ứng dụng khai báo y tế
Hiện tại, Việt Nam sử dụng ba ứng dụng hỗ trợ khai báo y tế, gồm Ncovi, Vietnam Health Declaration (VHD) và Bluezone. Những ứng dụng này nằm trong bộ giải pháp công nghệ phòng chống Covid-19 được Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu.
Ncovi là Hệ thống quản lý khai báo y tế tự nguyện, để người dân có thể khai báo thông tin y tế hàng ngày. Hệ thống này cung cấp thông tin về khả năng tiếp xúc với người bệnh COVID-19, một số dấu hiệu có khả năng liên quan đến bệnh COVID19 và một số thông tin về bệnh nền. Vietnam Health Declaration có thêm tính năng khai báo y tế với khách nhập cảnh đến hoặc đi qua các quốc gia đang có dịch. Bluezone là ứng dụng truy vết, nhưng mới được trang bị thêm tính năng khai báo y tế.
Ngoài ra, ba ứng dụng này đều có tính năng quét mã QR, để ghi nhận việc đến các địa điểm công cộng. Dữ liệu của cả ba ứng dụng, theo giới thiệu, đã được liên thông với nhau và do Bộ Y tế quản lý.
Các ứng dụng được phát triển nhằm hỗ trợ việc phòng, chống Covid-19 cũng như chuyển đổi số trong y tế tại Việt Nam.
Ứng dụng truy vết Bluezone
Bluezone là ứng dụng giúp ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh có Bluezone với nhau. Ứng dụng sử dụng công nghệ Bluetooth năng lượng thấp trên điện thoại, giúp cơ quan y tế có thể cảnh báo đến người dùng nếu họ có tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19.
Càng nhiều người sử dụng, việc truy vết qua Bluezone càng hiệu quả. Đến ngày 11/7, ứng dụng này hiện có hơn 40 triệu tải về tại Việt Nam.
Bluezone giúp truy vết và khai báo y tế, quét mã QR.
Sổ sức khỏe điện tử
Ứng dụng ra đời với mục đích thay thế sổ y bạ sức khỏe của người dùng. Trong thời gian Việt Nam đẩy mạnh việc tiêm chủng vaccine Covid-19, Sổ sức khỏe điện tử được bổ sung thêm một số tính năng và trở thành công cụ chính hiện nay giúp người dùng đăng ký tiêm vaccine. Ứng dụng có phần Chứng nhận tiêm chủng, ghi nhận lịch sử tiêm vaccine Covid-19 của người dùng. Hệ thống này đặt mục tiêu trở thành Hộ chiếu vaccine của Việt Nam sau này.
Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử với tính năng được quan tâm nhất hiện nay là đăng ký tiêm vaccine Covid-19.
Video đang HOT
Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử nằm trong nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 quốc gia, được giới thiệu hôm 10/7 vừa qua. Sau 4 ngày, đã có hơn 1,2 triệu lượt đăng ký tiêm thành công qua ứng dụng.
Ứng dụng xem kết quả xét nghiệm
Tính năng đáng chú ý nhất trên ứng dụng Y tế HCM là trả kết quả xét nghiệm Covid-19 bằng mã QR. Việc này được cho là sẽ giúp người dân tiết kiệm được thời gian đi lại, hạn chế tiếp xúc, đồng thời giúp số hóa dữ liệu sức khoẻ người dân, thay vì dùng giấy xác nhận như truyền thống.
Trên ứng dụng Y tế HCM, mỗi người dân được định danh bằng một mã QR. Theo Sở Y tế TP HCM, sau khi đăng ký kích hoạt tài khoản người dùng, hệ thống sẽ tự động kết nối với hệ thống cấp mã định danh QR cá nhân của Bộ Thông tin và Truyền thông, có thể sử dụng đồng bộ với các ứng dụng Khai báo y tế.
Ứng dụng bảo hiểm xã hội VssID
VssID không phải là ứng dụng hỗ trợ trực tiếp trong việc phòng chống Covid-19. Tuy nhiên, ứng dụng có thể thay thế thẻ bảo hiểm giấy, giúp người dùng tiện lợi hơn khi khám chữa bệnh.
Ngoài ra, trong quá trình khai báo y tế hoặc để hoàn thiện hồ sơ trên Sổ sức khỏe điện tử, người dùng cũng được đề nghị nhập thông tin về mã thẻ bảo hiểm y tế. VssID cũng là một trong những ứng dụng được tải về nhiều nhất Việt Nam thời gian qua.
Chỉ mất 10 phút để đăng ký tiêm vaccine Covid-19 online
Đây là kênh đăng ký tiêm vaccine ngừa Covid-19 và lưu trữ chứng nhận tiêm chủng cho người dùng.
Ngày 10/7, nền tảng quản lý tiêm chủng vaccine Covid-19 trên toàn quốc đã được triển khai. Toàn bộ quy trình từ đăng ký tiêm chủng tới tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thực hiện qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử hoặc Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
Hiện Sổ sức khỏe điện tử đang đứng top 1 ứng dụng y tế được tải xuống trên hai nền tảng Google Play và App Store. Đây được xem là ứng dụng dành cho toàn xã hội. Vì vậy, giao diện và cách dùng đơn giản là yếu tố tiên quyết giúp ứng dụng được người dân đón nhận rộng rãi.
Ngay sau khi nhận được thông tin, tôi đã cài đặt ngay. Tổng thời gian cài đặt, khai báo và đăng ký tiêm vaccine của ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử chưa tới 10 phút. Người dùng cần chuẩn bị một số thông tin để quá trình đăng ký nhanh chóng và chính xác.
Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử có dung lượng nhẹ, ít tiêu tốn pin, giao diện đơn giản dễ dùng.
Những thứ cần chuẩn bị
Yếu tố quan trọng nhất để định danh người dùng trong ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử là số căn cước công dân/chứng minh nhân dân. Nếu đã có bảo hiểm y tế, người dùng cần chuẩn bị số thẻ. Ngoài ra, các thông tin về cân nặng, chiều cao, nhóm máu cũng được sử dụng để tạo thành sổ sức khỏe điện tử cho người dùng.
Ở bước đầu tiên, tôi tìm kiếm ứng dụng có tên Sổ sức khỏe điện tử trên Google Play. Kết quả trả về có khá nhiều ứng dụng. Người dùng cần lưu ý chỉ chọn tải app từ nhà phát hành có tên Văn phòng Bộ Y tế Việt Nam với biểu tượng màu đỏ tím, có hình trái tim màu trắng ở giữa. Để tránh tải nhầm, người dùng có thể truy cập liên kết https://hssk.kcb.vn/#/sskdt để tải ứng dụng.
Ngoài sử dụng đăng ký tiêm vaccine Covid-19, người dùng có thể khai báo y tế ngay trên ứng dụng.
Ứng dụng này yêu cầu các quyền truy cập như: máy ảnh, danh bạ, vị trí, micro, gọi điện thoại, bộ nhớ... Những quyền truy cập này phục vụ cho hàng loạt tính năng bên trong ứng dụng như quét mã QR, gọi đường dây nóng...
Đầu tiên, ứng dụng yêu cầu tôi điền thông tin cá nhân. Các thông tin quan trọng như tên, giới tính, ngày sinh, số cccd/cmnd... sẽ có dấu hoa thị. Đây là những mục người dùng không thể bỏ qua. Các thông tin khác như cân nặng, chiều cao, nhóm máu người dùng có thể bỏ qua. Cá nhân tôi chọn điền đầy đủ.
Ở phần địa chỉ, ứng dụng không đề cập là nơi thường trú hay tạm trú. Tôi chọn nhập địa chỉ thường trú. Tôi mất khoảng 1 phút để hiểu từ KCB trong ứng dụng mang nghĩa là "Khám chữa bệnh". Tôi nghĩ nhà phát triển ứng dụng nên ghi rõ mục này. Bên cạnh đó, mục Khu vực cũng không được mô tả rõ ràng.
Ngoài đăng ký thông tin cá nhân, người dùng còn có thể đăng ký giúp các thành viên trong gia đình.
Đăng ký tiêm chủng
Khi chọn mục Đăng ký tiêm chủng, các thông tin người dùng dùng để đăng ký tài khoản sẽ được tự động điền vào biểu mẫu. Ngoài ra, các mục khác như Nhóm nghề nghiệp, đối tượng là nơi người dùng cần nhập thêm thông tin.
Bước tiếp theo, người dùng sẽ được yêu cầu nhập thông tin tiền sử tiêm. Mặc định các mục sẽ được đánh dấu là không. Tuy vậy, cá nhân tôi nghĩ nhà phát triển nên bỏ phần tick tự động này để người dùng đọc kỹ từng mục trước khi điền.
Chỉ mất 10 phút để tải và đăng ký tiêm vaccine trên ứng dụng.
Cuối cùng, người dùng sẽ đến bước xác nhận tiêm chủng. Các nguy cơ của việc tiêm chủng được đề cập trực quan và dễ hiểu ở phần này. Cam kết quan trọng nhất của người dùng là trong 14 ngày qua không tiêm bất kỳ loại vaccine nào.
Sau khi xác nhận, thông tin đăng ký tiêm chủng sẽ được lưu ở mục Lịch sử đăng ký tiêm. Tổng thời gian tải và đăng ký tiêm tiêu tốn của tôi chưa đến 10 phút.
Các tính năng cần được cải thiện sớm
Ngoài đăng ký tiêm Covid-19, ứng dụng còn tích hợp hàng loạt tính năng như: Khai báo y tế, Xác nhận tiêm chủng, Chứng nhận tiêm chủng, Phản ứng sau tiêm và Đặt khám chữa bệnh .
Tính năng Khai báo y tế cho phép người dùng nhập dữ liệu sức khỏe và tạo thành mã QR tương tự các ứng dụng trước đây. Việc tích hợp vào cùng một ứng dụng giúp người dùng không phải tải quá nhiều app, tiết kiệm không gian lưu trữ. Trên thực tế, ứng dụng chiếm không gian lưu trữ rất nhỏ.
Ngoài Khai báo y tế, người dùng có thể phản hồi các triệu chứng sau tiêm cho cơ quan y tế bằng ứng dụng. Tính năng Xác nhận tiêm chủng chỉ có thể sử dụng khi người dùng đăng ký tiêm chủng thành công và nhận được lịch hẹn từ cơ quan y tế.
Một số người đã tiêm nhưng cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật ngay, phải chờ ít nhất 2-3 ngày.
Mục Đặt khám chữa bệnh có cung cấp một số dịch vụ tư vấn, thăm khám tại các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, số lượng bệnh viên, y bác sĩ vẫn còn đang hạn chế.
Tôi cho rằng Số sức khỏe điện tử nên được tích hợp thêm tính năng truy vết tiếp xúc gần, tương tự Bluezone. Điều này sẽ giúp người dân tiện lợi hơn trong việc khai báo thông tin dịch tễ, theo dõi tiếp xúc gần, đăng ký tiêm chủng trên cùng một ứng dụng.
Hộ chiếu vaccine bên trong điện thoại
Cuối cùng, tính năng được người dân quan tâm nhất chính là Chứng nhận tiêm chủng. Người dùng không phải nhập bất kỳ thông tin nào ở tính năng này. Chứng nhận tiêm chủng sẽ hiển thị một mã QR kèm thông tin lịch sử ngừa Covid-19 của người dùng. Thông tin chi tiết gồm loại vaccine, số mũi đã tiêm, ngày tiêm, số lô vaccine, địa điểm tiêm...
Chia sẻ với Zing , ông Lưu Thế Anh, Phó giám đốc Trung tâm giải pháp Y tế của Viettel Solutions cho biết thông tin ở trong mã QR của ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử tương đương với tờ giấy chứng nhận được cấp sau khi tiêm. Dữ liệu này sẽ được lưu trên Hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia, do Bộ Y tế quản lý.
Đại diện của Viettel Solutions cũng cho biết đơn vị này ứng dụng công nghệ blockchain để đảm bảo an toàn thông tin và tính duy nhất của mã QR.
Chứng nhận tiêm chủng có giá trị tương đương giấy chứng nhận được cấp sau khi tiêm.
"Mã cũng dùng để phân biệt giữa các lần tiêm, trong đó lần tiêm thứ nhất là vòng màu vàng xung quanh mã QR, và lần thứ hai là vòng màu xanh", ông Thế Anh chia sẻ.
Hiện một số người dùng dù đã tiêm vẫn chưa được chứng nhận thông tin trên ứng dụng này. Trả lời Zing , đại diện Viettel Solutions, công ty phát triển hệ thống cho biết việc cập nhật thông tin sẽ phụ thuộc vào cán bộ y tế tại cơ sở tiêm chủng.
"Việc nhập dữ liệu sẽ do chính cán bộ tại cơ sở tiêm chủng thực hiện. Người dân có thể kiểm tra chứng nhận tiêm chủng sau khi các cơ sở y tế nhập toàn bộ thông tin tiêm chủng lên hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Do số lượng người tiêm rất lớn, các cơ sở y tế cần thời gian để nhập liệu thông tin của từng đối tượng, vì vậy một số người sẽ có chứng nhận tiêm chủng muộn vài ngày", đại diện Viettel Solutions cho biết.
Ngoài ra, toàn bộ dữ liệu tiêm chủng do Bộ Y tế quản lý, được lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn bảo mật, tính minh bạch và đồng bộ.
Đăng ký tiêm vaccine Covid-19 qua ứng dụng Người dân có thể đăng ký tiêm chủng qua ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, hoặc đăng ký bằng giấy để được hỗ trợ nhập lên ứng dụng. Việc tải ứng dụng có thể thực hiện bằng cách truy cập đường link https://hssk.kcb.vn/#/sskdt. Ngoài ra, người dân có thể tìm ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" do Văn phòng Bộ Y...