Loạt TV 50 inch giá 10 triệu đồng
Loạt TV của Samsung, LG, Sony, TCL có kích thước màn hình 49 – 50 inch, độ phân giải 4K và giá bán không quá cao.
Samsung 4K TU7000 50 inch (10,3 triệu đồng)
Mẫu TV ra mắt năm 2020 của Samsung có ba cạnh viền mỏng (0,4 cm), trong khi viền còn lại cũng không quá dày, phù hợp với nhiều không gian. Chân đế TV có dạng chữ V, kết cấu chắc chắn.
TU7000 được trang bị màn hình 4K, hình ảnh hiển thị sắc nét. Smart TV này được trang bị nhiều công nghệ, như HDR10 tăng cường độ tương phản, hiển thị màu đen sâu và các màu sắc còn lại rực rỡ; Crystal Display cho dải màu sắc rộng, tươi sáng; Mega Contrast giảm tác động của ánh sáng bên ngoài. Sản phẩm của Samsung cũng có mặt của bộ xử lý Crystal 4K để tối ưu hiển thị, khử nhiễu và tái tạo các nội dung độ phân giải thấp hơn tiệm cận mức 4K.
TU7000 cũng có mặt của công nghệ âm thanh vòm Dolby Digital Plus với loa công suất 20W. TV chạy hệ điều hành Tizen, tích hợp sẵn YouTube, Netflix… và có thể tải thêm các ứng dụng khác trên kho ứng dụng riêng.
TCL 4K P615 50 inch (9 triệu đồng)
Video đang HOT
Ra mắt giữa năm 2020, TV P615 50 inch cũng theo xu hướng viền mỏng. Tuy nhiên, phần viền của TV đạt 1 cm, dày hơn so với các sản phẩm ngang tầm.
TCL trang bị cho sản phẩm của mình màn hình 4K hỗ trợ công nghệ HDR10, đi kèm các công nghệ tối ưu hình ảnh, như Micro Dimming tăng độ tương phản và hiển thị màu đen sâu, hay Auto Motion Plus tối ưu cho các cảnh chuyển động. Công nghệ 4K UHD Upscaling giúp các nội dung độ phân giải thấp có thể hiển thị tiệm cận 4K.
P615 chạy Android TV phiên bản 9.0, hỗ trợ điều khiển qua trợ lý ảo Google Assistant và tải ứng dụng qua cửa hàng Google Play. TV này cũng có khả năng kết nối và điều khiển các thiết bị smarthome qua phần mềm trí tuệ nhân tạo AI-IN.
Sony 4K X7000G 49 inch (9,5 triệu đồng)
TV của Sony sở hữu viền mỏng (1,1 cm) và kiểu dáng hiện đại. Sản phẩm được tích hợp nhiều công nghệ hình ảnh, như X-Reality Pro – tái tạo các nội dung độ phân giải thấp hơn lên tiệm cận 4K; Dynamic Contrast Enhancer tăng cường độ sáng; HDR10 tăng độ tương phản và màu sắc; Triluminos mở rộng dải màu sắc. Ngoài ra, TV cũng có công nghệ S-Force Front Surround tạo âm thanh vòm.
TV của Sony chạy hệ điều hành Linux, cài sẵn các ứng dụng phổ biến, như YouTube, Netflix, FPT Play và hỗ trợ trình duyệt web. Tuy vậy, số lượng ứng dụng hỗ trợ ngoài còn hạn chế, cũng như TV không hỗ trợ điều khiển bằng giọng nói.
LG 4K UN7190 49 inch (10,8 triệu đồng)
Tương tự sản phẩm cùng phân khúc, TV ra mắt năm 2020 của LG có viền mỏng hiện đại và phù hợp với nhiều không gian. Màn hình 4K của máy cũng hỗ trợ các công nghệ hình ảnh như HDR 10 Pro và HLG Pro cho nội dung sắc nét, màu sắc rực rỡ, độ tương phản cao và màu đen sâu.
UN7190PTA chạy hệ điều hành WebOS, được cài sẵn các ứng dụng như Apple TV, Disney , Netflix và LG Channels. Bên cạnh đó, người dùng có thể tải thêm về TV qua kho ứng dụng. TV cũng tích hợp nền tảng AI ThinQ của LG với khả năng nhận diện giọng nói để điều khiển TV và các thiết bị smarthome được kết nối.
Sharp 4K BK1X 50 inch (10,2 triệu đồng)
Smart TV của Sharp có màn hình 4K sắc nét cùng chip X2 Master Engine Pro II với khả năng xử lý hình ảnh mượt mà. Đi kèm là các công nghệ hiển thị, như 4K U HDR cho hình ảnh độ tương phản cao, màu sắc rực rỡ.
BK1X cũng có hệ thống âm thanh vòm Dolby Audio với hai loa công suất 10W. TV của Sharp chạy Android 9.0 với các tính năng như điều khiển qua trợ lý ảo Google Assistant, có cài sẵn ứng dụng phổ biến và có thể tải thêm qua cửa hàng Google Play.
Bộ An ninh Nội địa cáo buộc Trung Quốc sử dụng TV TCL để theo dõi người dùng tại Mỹ
Tuy nhiên TCL cũng đã bác bỏ những cáo buộc này.
Quyền Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, ông Chad Wolf đang tiến hành điều tra nhà sản xuất TV TCL của Trung Quốc. Với cáo buộc nhà sản xuất TV này đã cài backdoor vào những chiếc smart TV chạy Android của mình, để theo dõi người dùng và gửi thông tin về Trung Quốc.
Trong bài phát biểu tại Washington DC vào hôm thứ 2 vừa qua, ông Wolf cho biết: "DHS đang xem xét các công ty của Trung Quốc như TCL. Có báo cáo cho rằng TCL đã tích hợp backdoor vào tất cả TV Của mình, khiến người dùng có nguy cơ bị xâm nhập dữ liệu cá nhân".
"TCL cũng nhận được sự hỗ trợ của nhà nước Trung Quốc, để có thể cạnh tranh trên thị trường điện tử toàn cầu. Nhờ đó mà TCL có thể trở thành nhà sản xuất TV lớn thứ 3 thế giới" , ông Wolf nói thêm.
Theo báo cáo của Tom's Guide hồi tháng trước, hai hacker John Jackson và Sick Codes đã phát hiện thấy lỗ hổng bảo mật trong những chiếc TV chạy Android của TCL. Một lỗ hổng cho phép bất kỳ ai cũng có thể xem các tập tin trong TV TCL mà không cần nhập mật khẩu.
Lỗ hổng còn lại dường như là một tính năng ẩn, khi nó tự động gửi ảnh chụp màn hình và nhật ký hoạt động của người dùng tới các máy chủ tại Trung Quốc. Đáng chú ý hơn, Sick Codes cho biết TCL đã âm thầm tung ra bản vá sau khi hai lỗ hổng bảo mật bị tiết lộ, mà không thông báo cho người dùng biết.
Đại diện của TCL ngay lập tức đã có phản hồi gửi tới Tom's Guide: "Thật không may, những cáo buộc gần đây về TCL dường như bắt nguồn từ những thông tin hiểu lầm. Những báo cáo về sự cố tính năng của chúng tôi trong những tuần gần đây đã dẫn tới những kết luận mang tính suy đoán và phán xét vội vàng".
"Mặt dù có một lỗ hổng bảo mật mới được phát hiện trên những chiếc TV TCL tại Mỹ, nhưng chúng tôi đã nhanh chóng thực hiện các bước điều tra và tung ra bản vá một cách sớm nhất. Chúng tôi hiện chưa được DHS hoặc bất kỳ cơ quan tương tự nào tiếp cận để điều tra hoặc thậm chí là thảo luận về những cáo buộc này".
Ti vi thông minh trong nhà có thể thành gián điệp Những mẫu ti vi TCL chạy băng hê điêu hanh Android co thê đa bị cài phần mềm "cửa hậu" (backdoor), liên kết đến máy chủ ở Trung Quốc... Theo các nhà nghiên cứu bảo mật, những mẫu ti vi TCL chạy băng hê điêu hanh Android co thê đa bị cài phần mềm "cửa hậu" (backdoor), liên kết đến máy chủ ở...