Loạt siêu dự án chuẩn bị khởi công, thị trường bất động sản nơi đây bắt đầu sôi động
Ngoài sân bay Phan Thiết với kế hoạch khởi công trong tháng 5 tới, Phan Thiết sẽ khởi công hai dự án lớn, trong đó một dự án chuyên về giải trí tiệc tùng, một dự án là đại đô thị nghỉ dưỡng, kết hợp công viên chủ đề mô hình Universal.
Trong quý 2 và quý 3, hàng loạt dự án lớn sẽ bắt đầu được khởi công tại Phan Thiết mang lại diện mạo mới thay đổi ngành du lịch nơi đây. Một trong những dự án lớn nhất sẽ được khởi công trong thời gian tới là sân bay Phan Thiết.
Cụ thể, sân bay Phan Thiết sẽ được chính thức khởi công trong quý III/2019 sau 5 năm chuẩn bị thủ tục, tập trung giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, để biến Phan Thiết – Mũi Né trở thành điểm đến hàng đầu châu Á – Thái Bình Dương, sân bay Phan Thiết đã được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 5.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng.
Cùng với sân bay Phan Thiết, giữa tháng 4 thị trường bất động sản Phan Thiết – Mũi Né sẽ đón nhận thêm dự án thiên đường giải trí và tiệc tùng mô hình Lasvegas, Macau tại Phan Thiết và khu công viên chủ đề mô hình Universal tại Mũi Né. Hai tổ hợp này đưa vào vận hành, sẽ góp phần đưa Phan Thiết – Mũi Né trở thành điểm giải trí đến hàng đầu Việt Nam.
Đầu tháng 5, Hưng Lộc Phát Corp cũng sẽ công bố ra thị trường tổ hợp giải trí và tiệc tùng Mũi Né Summerland Resort có quy mô hơn 330.000 m2 tại trung tâm Phan Thiết. Đây cũng là siêu dự án có vị trí đắc địa tại Phan Thiết khi nằm ngay trung tâm Thành Phố, ngay sát bên cạnh sân golf 18 lỗ Sealink lớn nhất miền Trung. Khi hoàn thành, dự án này sẽ cung ứng ra thị trường hơn 4.000 căn khách sạn 5 sao, hơn 100 nhà hàng ẩm thực đa chủ đề, hơn 200 cửa hàng mua sắm, tổ hợp hơn 40 quán bar – bia club, không gian tiệc tùng lớn nhất tại Phan Thiết.
Hơn 500 nhà hàng, shop thời trang, quán bar được bố trí tập trung trên tuyến phố đi bộ và dòng sông lễ hội dài hơn 2.000 m của dự án. Theo chủ đầu tư, khách du lịch phải mất cả tuần để khám phá hết hơn 500 nhà hàng này. Tại Mũi Né Summerland Resort còn có công viên nước 10.000 m2 đầu tiên tại Phan Thiết, nhà hàng khổng lồ trên sông. Đặc biệt, tại dự án này, lần đầu tiên Phan Thiết sẽ có một nhà hát lớn, chuyên biểu diễn các show diễn đẳng cấp quốc tế… Cuối mỗi tuần, đơn vị vận hành sẽ tổ chức các màn nghệ thuật trình diễn ánh sáng 3D mapping trên quy mô lớn.
Video đang HOT
Ngoài thiên đường tiệc tùng Mũi Né Summerland Resort, trong tháng 5 tới, tập đoàn Novaland cũng sẽ công bố ra thị trường tổ hợp nghỉ dưỡng Novaword với công viên chủ đề theo mô hình Universal tại Mũi Né có quy mô hơn 1.000 ha.
Hàng loạt dự án đổ bộ, đã khiến giá đất Mũi Né – Phan Thiết đang trở nên sôi động. “Sức nóng” giá đất của Mũi Né diễn ra tập trung tăng mạnh nhất tại các cung đường Huỳnh Thúc Kháng, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Đình Chiểu…Nhà đầu tư đổ về đây không chủ yếu khách hàng đến từ TPHCM và Hà Nội.
Theo khảo sát, cac khu vưc gân biên, thuộc đường Huỳnh Thúc Kháng có giá khoảng 13-14 triệu đồng/m2, tăng khoảng 3-4 triệu đồng/m2 so với cuối năm 2018. Tại cung đường Võ Nguyễn Giáp – Mũi Né, giá đất cũng đã tăng từ mức 10 – 12 triệu/m2 lên mức 15-20 triệu/m2. Mức giá này đã tăng khá so với giai đoạn trước Tết.
Theo đánh giá của các nhà đầu tư, thị trường bất động sản Mũi Né – Phan Thiết hiện tại đang phản chiếu hình ảnh của Phú Quốc cách đây 6 năm. Trước khi có sân bay Phú Quốc là vùng đất hoang sơ, chỉ có đồi sim, rẫy tiêu. Năm 2013 Phú Quốc có sân bay, thị trường này đã lột xác. Khi sân bay và cao tốc hoàn thành, cũng như các ông lớn đổ tiền vào vận hành các siêu dự án, thị trường BĐS Phan Thiết – Mũi Né được dự báo sẽ bứt tốc thì giá nhà đất tại đây sẽ vươn lên ngang bằng với thị trường Nha Trang – Đà Nẵng – Phú Quốc.
Nhật Nam
Theo InfoNet
Công ty xây dựng lớn nhất thị trường giảm lợi nhuận
Công ty Xây dựng Coteccons công bố kết quả kinh doanh quý 1 năm 2019 giảm tới 35% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 290 tỷ xuống 189 tỷ đồng.
Tại Đại hội cổ đông diễn ra mới đây, Công ty Xây dựng Coteccons đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với doanh thu và lợi nhuận giảm nhẹ so với năm ngoái. Công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần là 27.000 tỷ đồng (giảm 5,5%) và LNST của cổ đông công ty mẹ là 1.300 tỷ đồng (giảm 13,9%).
Theo Ban lãnh đạo công ty, Coteccons đặt kế hoạch kinh doanh thấp do tình hình thị trường bất động sản khó khăn ảnh hưởng tiêu cực tới các công ty xây dựng và và mức độ cạnh tranh ngày càng cao sẽ tiếp tục làm tăng áp lực trong việc ký hợp đồng mới và duy trì được biên lợi nhuận.
Những khó khăn mà Coteccons phải dự báo đã được phản ánh phần nào ngay trong kết quả kinh doanh quý 1 vừa qua. Công ty báo cáo doanh thu sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ, từ 4.311 tỷ xuống 4.249 tỷ đồng.
Trong khi doanh thu được duy trì, lợi nhuận từ công ty liên kết giảm sâu từ 63,2 tỷ xuống 0,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận khác cũng giảm từ 50 tỷ xuống còn 17 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế trong quý đã giảm tới 35%, từ 290 tỷ xuống 189 tỷ đồng. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của Coteccons kể từ quý 3/2015 tới nay và là quý thứ 2 liên tiếp lợi nhuận giảm mạnh.
Giữa lúc triển vọng kinh doanh kém khả quan, nội bộ Coteccons cũng đang xảy ra bất đồng giữa các cổ đông. Tại đại hội cổ đông vừa diễn ra, kế hoạch sáp nhập Công ty xây dựng Ricons vào Coteccons thông qua hoán đổi cổ phiếu đã bị loại khỏi nội dung biểu quyết.
Theo các thông tin công bố, Ricons là một công ty liên kết của Coteccons và được nắm giữ bởi nhiều lãnh đạo của công ty Coteccons. Theo kế hoạch này Coteccons sẽ phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông Ricons để đổi lấy toàn bộ phần sở hữu của các cổ đông này trong Ricons. Sau sáp nhập Coteccons sẽ sở hữu 100% Ricons .
Nhiều ý kiến khác nhau xung quanh lợi ích và rủi ro của thương vụ sáp nhập này được đưa ra thảo luận tại Đại hội. Trong đó, cổ đông tổ chức nước ngoài là Kustocem không được sự ủng hộ và yêu cầu Ban lãnh đạo công ty tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi hiện tại.
Ngay trước Đại hội cổ đông một ngày, Kustocem đa thông báo sẽ không ủng hỗ kế hoạch sáp nhập Ricons vào Coteccons do quỹ này cho rằng không tìm được các lý do thuyết phục cho việc sáp nhập này.
Các cổ đông nước ngoài đang nắm giữ khoảng 47% cổ phần Coteccons, trong đó Kustocem nắm giữ khoảng 17%, các quỹ của VinaCapital và Korea Investment nắm giữ khoảng 15%, số còn lại là các nhà đầu tư khác.
Các công ty phân tích đánh giá, dù Coteccons hiện vẫn đang là nhà thầu xây dựng số 1 Việt Nam, song triển vọng tương lai của công ty chưa rõ ràng và phụ thuộc nhiều vào khả năng đạt được sự thống nhất giữa cổ đông lớn nhất và ban lãnh đạo về định hướng của doanh nghiệp.
Theo theleader.vn
Bình Thuận thiếu nguồn cung nhà phố biển thương mại, giới đầu tư đổ tiền vào Lagi Nổi lên mạnh mẽ trên thị trường Bất động sản biển từ giữa năm 2018 đến nay, Bình Thuận đang là tâm điểm của giới đầu tư với hàng trăm kilomet đường bờ biển dài và phong cảnh hoang sơ, thơ mộng. Các dự án resort, nghỉ dưỡng đua nhau ra mắt tạo nên một cuộc đua hút khách sôi động, song phân...