Loạt phim đình đám của ‘chàng thơ’ Ethan Hawke: Tái xuất với vai phản diện đầu tiên sau gần 4 thập kỷ diễn xuất
Ngôi sao sinh năm 1970 Ethan Hawke đã có 4 đề cử Oscar, 1 đề cử Tony và danh sách dài những tác phẩm chất lượng.
Có xuất phát điểm vào giữa thập niên 1980 – thời điểm sản sinh ra nhiều tài tử điển trai đình đám, Ethan Hawke lại là cái tên hiếm khẳng định rõ ràng khả năng diễn xuất vượt trội của mình. Không quá ỷ lại vào ngoại hình xuất sắc, đậm chất ‘ngôn tình’, Ethan Hawke thử nghiệm bản thân với nhiều thể loại phim, thậm chí đảm đương nhiều vai trò khác như đạo diễn, biên kịch.
Sau gần 4 thập kỷ làm nghề, ngôi sao sinh năm 1970 đã có 4 đề cử Oscar, 1 đề cử Tony và danh sách dài các tác phẩm chất lượng.
1. The Northman
Sau hơn 35 năm đóng phim thì gần đây, Ethan Hawke mới tham gia dự án phim sử thi đầu tiên trong sự nghiệp. The Northman là tâm huyết của Robert Eggers – đạo diễn tài ba đã cho ra đời 2 tuyệt tác kinh dị The Witch và The Lighthouse. Trong phim, Ethan Hawke đóng vai đức vua Aurvandill – cha của nam chính Amleth (do Alexander Skarsgard đóng).
Tuy không giữ vai trò trung tâm như mọi khi nhưng một Ethan Hawke mạnh mẽ, nhập tâm vẫn còn đó trong The Northman. Diễn xuất của nam tài tử lừng danh ở tuổi ngoài 50 vẫn thành công khiến người xem nổi da gà vì sự oai vệ, uy nghiêm của một vị vua Viking.
Không còn nghi ngờ gì nữa, linh mục Ernst Toller của First Reformed chính là một trong những vai diễn khó nhằn, đòi hỏi tâm lý nhất từ trước đến nay của Ethan Hawke. Kể từ khi làm linh mục tại một nhà thờ địa phương nhỏ, đức tin của Ernst dần lung lay, khiến ông gặp phải nhiều cuộc khủng hoảng tinh thần nghiêm trọng. Việc diễn giải tâm lý của Ernst đòi hỏi Ethan Hawke dành nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu, đọc đi đọc lại nhiều lần kịch bản.
Video đang HOT
Vai diễn trong First Reformed đã mang về cho Ethan Hawke giải diễn viên xuất sắc nhất tại LHP Toronto, cũng như một loạt đề cử Nam chính tại Critics’ Choice hay giải Vệ tinh. Bản thân First Reformed cũng mang về một đề cử cho Kịch bản gốc xuất sắc nhất tại Oscar năm ấy, chứng tỏ sự tận tâm và đầu tư của Ethan Hawke và tập thể ekip đã được đền đáp xứng đáng.
3. Boyhood
Ngay lúc khán giả tưởng rằng Ethan Hawke đã thôi đóng phim hàn lâm thì Boyhood chính là ‘liều thuốc’ thức tỉnh. Bộ phim thuộc đề tài tuổi mới lớn có sự góp mặt của Ethan Hawke trong vai người bố, cố gắng dành cho con trai sự tốt nhất sau khi anh ly hôn vợ. Diễn xuất của nam diễn viên trong phim đã thành công mang về một đề cử Oscar, chứng tỏ ‘phong độ’ của Ethan Hawke vẫn còn đó.
Boyhood thành công rực rỡ trong mắt giới phê bình, xếp hạng 1 trong bảng xếp hạng phim cuối năm trên 24 trang đánh giá phim nổi tiếng nhất của Mỹ.
4. The Purge
Không chỉ nổi danh với những thước phim tình cảm ‘ướt át’, Ethan Hawke còn tham gia không ít các tựa phim giật gân – kinh dị, điển hình là The Purge. Anh đóng trong phần 1 của phim, vào vai James Sandin – chủ tịch một công ty chế tạo thiết bị an ninh tại nhà. James cùng vợ và hai con tưởng như đã trải qua một đêm Thanh Trừng bình yên, song mọi chuyện đổ vỡ khi cậu con trai của James cho một kẻ lạ mặt vào nhà để trú ẩn.
Đây là phần phim mở đầu cho cả chuỗi The Purge, tạo nên một trong những series phim giật gân ấn tượng nhất trong 10 năm trở lại đây. Bản thân Ethan Hawke chỉ đóng phần 1 nhưng đã để lại ấn tượng cực kì rõ nét.
Đóng qua nhiều dự án kinh dị nhưng thật hiếm thấy Ethan Hawke trong hình hài kẻ phản diện, cho đến khi The Black Phone ra đời. Dự án đầy tiềm năng của Blumhouse không chỉ khai thác đề tài giật gân mà còn pha trộn yếu tố tâm linh, du hành tâm trí. Phim được cầm trịch bởi Scott Derrickson – đạo diễn của nhiều siêu phẩm như Doctor Strange, Deliver Us from Evil hay Sinister (Ethan Hawke đóng chính).
Ethan Hawke lần này sẽ trở thành kẻ thủ ác The Grabber chuyên bắt cóc và sát hại trẻ em. Thế nhưng hành trình của hắn giờ đây rất có thể sẽ kết thúc khi nạn nhân thứ 6 Finney (Mason Thames) tìm ra cách để trốn thoát nhờ một chiếc điện thoại hỏng trong phòng giam của mình. Chưa dừng lại ở đó, chị gái của Finney – Gwen (Madeleine McGraw) cũng lên đường cứu em trai sau khi trải qua nhiều giấc mơ tâm linh, dự đoán về hành tung của em trai thất lạc.
The Black Phone – Điện Thoại Đen mở suất chiếu sớm từ 18h ngày 22/6 và ngày 23/6, chính thức khởi chiếu từ 24/6 tới.
Bạo lực không lối thoát trong phim mới của đạo diễn 'The Witch'
The Northman bắt đầu bằng cảnh một ngọn núi lửa đang phun trào tro khói mù mịt. Cùng với đó, bầu trời xám xịt vì một cơn giông vần vũ. Lũ quạ đang vất vả tìm đường từ biển trở về đất liền nhưng ngay khi gần tới nơi, chúng đột ngột trở cánh, quay về hướng biển. Tất cả dường như đang báo hiệu một sự kiện chết chóc.
Vua Aurvandill 'Qụa Chiến' (Ethan Hawke) trở về vương quốc với hoàng hậu Gudrún (Nicole Kidman) và con trai Amleth, sau cuộc chinh phạt những miền đất ngoài khơi xa. Ông ta đem về nhiều chiến lợi phẩm: lông thú, vàng bạc và không thể thiếu được những nô lệ.
Bữa tiệc mừng chiến thắng kết thúc chưa được bao lâu, thảm họa cũng dần ập xuống. Ngay sáng hôm sau, Fjlnir (Claes Bang) - em trai của Aurvandill - phục kích, sát hại người anh và bắt hoàng hậu. Sau khi chứng kiến tất cả, Amleth tìm đường chạy trốn ra biển. Cậu bé thề sẽ quay lại tiêu diệt Fjlnir, trả thù cho cha và cứu mẹ.
Phim sử thi anh hùng bạo lực và đen tối
30 phút đầu phim là loạt cảnh có thể khiến nhiều khán giả cảm thấy khó chịu và ngột ngạt: đâm chém, giết chóc, hãm hiếp và cả thảm sát hàng loạt. Thứ nhất là cuộc thảm sát xảy ra với ngôi làng của Amleth khi anh còn là một cậu bé, thứ hai là màn tàn sát xảy ra ở một ngôi làng nơi chính Amleth là kẻ tham gia giết chóc. Đây cũng có thể là lý do khiến The Northman có một kết quả phòng vé tồi tệ. Phim chỉ thu về gần 60 triệu USD từ kinh phí sản xuất hơn 70 triệu USD, và cần phải đạt mức 140 triệu USD để có thể coi là tạm hòa vốn.
Phim đầy cảnh quỷ dị, với những hình ảnh rùng rợn đến điên rồ.
Cậu bé Amleth trở thành kẻ bị nhà tan cửa nát, mọi thứ bị tước hết đi, nhưng khi lớn lên tính cách ngày càng giống kẻ đã hại gia đình mình, thậm chí là khủng khiếp hơn. Amleth khi trưởng thành (Alexander Skarsgrd thủ vai) được một băng cướp Viking thu nạp, được thủ lĩnh của băng đào tạo thành một berserker (tên gọi của những chiến binh Bắc Âu cổ, những kẻ điên cuồng và bạo lực nhất). Anh cũng lặp lại sự nghiệp của vua cha Aurvandill, trở thành một kẻ đi chinh phạt và gây ra tang thương, giết chóc.
Điều khác biệt duy nhất là vị hoàng tử đang cần báo thù. Xuyên suốt bộ phim là rất nhiều điềm báo, đến từ Heimir the Fool (Willem Dafoe), nữ tiên tri Seeress (Bjrk), hay thậm chí chính nhà vua Aurvandill cũng đã dự đoán được vận mệnh của con trai ngay từ đầu phim.
Đáng tiếc thay, sau phần mở màn gây tò mò, hai phần ba còn lại của The Northman là một cuộc báo thù khá dễ đoán. Đạo diễn Robert Eggers và biên kịch Sjón đã thêm vào nhiều nét chấm phá để tạo ra một không khí Bắc Âu đặc sắc, nhưng cốt truyện nói chung không tạo được mấy bất ngờ. Đây là điều không quá khó hiểu bởi kịch bản của The Northman vốn dựa trên truyền thuyết Amleth của nhà văn Đan Mạch Saxo Grammaticus (1150-1220).
Sau đó, chính William Shakespeare dùng nguyên tác làm chất liệu chính để viết nên vở kịch Hamlet kinh điển. Hamlet tiếp tục trở thành cảm hứng cho hàng nghìn tác phẩm văn học, điện ảnh, truyền hình về sau này. Nếu người xem kỳ vọng một điều gì đó thực sự đột phá về cốt truyện ở The Northman, họ chắc chắn sẽ phải thất vọng.
Bù lại, The Northman có phần nhìn thực sự mãn nhãn
Phim được quay gần như 100% tại các ngoại cảnh của Bắc Ireland, với khá ít kỹ xảo vi tính và phông nền. Tác phẩm của đạo diễn Robert Eggers nên được thưởng thức tại những màn chiếu lớn nhất có thể vì độ khoáng đạt của các đại cảnh. Eggers cũng rất khéo léo trong việc sử dụng các điểm sáng - tối trong mỗi khung hình của mình. Không khí của bộ phim nhìn chung u tối, song từng cảnh phim luôn có sự tương phản mạnh. Cảnh nhảy múa của các chiến binh Viking, cảnh Valkyrie bay về trời hay cảnh núi lửa cuối phim đều là những trường đoạn choáng ngợp và đáng nhớ.
Alexander Skarsgrd có diện mạo và hình thể hoàn hảo cho vai diễn Amleth. Từ một hoàng tử ngây thơ, Amleth trở thành một chiến binh berserker điên cuồng trong chiến trận, nhưng lại nhu mì và thậm chí là yếu đuối trước những người mình yêu thương. Vai diễn đòi hỏi cả thể lực lẫn diễn xuất khuôn mặt.
Hình thể và sự nam tính giúp Alexander Skarsgrd trở thành lựa chọn hàng đầu cho vai chính.
Cùng sát cánh với anh là Olga (Anya Taylor-Joy), một nữ phù thủy Slavic đến từ phía Đông. Cả hai đã có phần thể hiện khá ăn ý. Amleth là sự mạnh mẽ thô ráp, còn Olga là sự mềm mại khéo léo đầy mê hoặc. Có thời lượng ít hơn nhưng cũng không kém phần xuất sắc là Nicole Kidman và Claes Bang. Khá đáng tiếc, Willem Dafoe và Ethan Hawke đều có thời lượng xuất hiện khá ngắn ngủi. Ethan Hawke thậm chí có gì đó hơi lạc lõng, vẫn còn "chất Mỹ" trong một bộ phim đậm văn hóa Bắc Âu. Song, đây chỉ là một điểm trừ nhỏ trong tổng thể về diễn xuất của The Northman.
The Northman thể hiện thông điệp nhân đạo, nhân văn theo cách không hề chiều lòng đại chúng, với những tình tiết và diễn biến "điên loạn", không theo chuẩn mực phim hành động thuần túy. Sau The Witch và The Lighthouse, Robert Eggers tiếp tục mang niềm đam mê folklore (truyền thuyết dân gian) vào sản phẩm điện ảnh mới của anh. Không thực sự ám ảnh như hai "người anh" trước, song The Northman vẫn là một bộ phim có cá tính riêng, một trải nghiệm xứng đáng với những khán giả từng mê mẩn phong cách làm phim "dị biệt" của Eggers.
Ám ảnh phim mới về cậu bé bị bắt cóc được "ma đưa lối, quỷ dẫn đường" quá lạ: Chẳng cần máu me, điểm ra mắt cao chạm đỉnh! Ra mắt với số điểm tối đa và nhận "cơn mưa" lời khen, bộ phim kinh dị này khiến người xem rùng mình ám ảnh dù chẳng thấy chút máu me nào. The Black Phone (Tạm dịch: Chiếc Điện Thoại Đen) là một bộ phim kinh dị, siêu nhiên được sản xuất năm 2021 đang khiến dư luận quan tâm vì mức độ...