Loạt ông lớn địa ốc lao đao vì COVID-19
Doanh thu và lợi nhuận nhiều doanh nghiệp bất động sản lao dốc trong quý I/2020 vì COVID-19.
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín ( TTC Land, mã SCR) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2020 với kết quả kém khả quan. Theo đó, doanh thu thuần đạt 140 tỷ đồng, giảm 19%.
Nguyên nhân khiến doanh thu đi xuống, theo TTC Land, do thời điểm ghi nhận bàn giao dự án Carillon 7 (quận Tân Phú) lùi lại vào các quý sau do chính sách giãn cách xã hội trong COVID-19.
Nhiều doanh nghiệp địa ốc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19.
Nhờ tiếp tục bàn giao các sản phẩm thuộc Dự án Jamona Home Resort nên doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng vượt trội với 42%, tăng so với 34% của cùng kỳ.
Tính chung cả quý, TTC Land báo lãi ròng 47 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước.
Vẫn theo báo cáo, tại ngày 31/3, tổng tài sản tăng nhẹ đạt 10.925 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương tiền tăng 24% so với đầu năm, đạt 104 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn giảm 22%, hàng tồn kho không mấy biến động so với thời điểm đầu nam duy trì ở mức 4.179 tỷ đồng, chiếm khoảng 38% tổng tài sản.
TTC Land ghi nhận khoảng 1,186 tỷ đồng nguời mua trả tiền truớc ngắn hạn, chiếm khoảng 11% tổng tài sản. Nợ vay tài chính trong kỳ tương đương số đầu năm, ở mức 2.283 tỷ đồng.
Video đang HOT
Không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tầm trung, nhiều “ông lớn” cũng lao đao vì COVID-19. Báo cáo tài chính vừa công bố của Tập đoàn FLC cho thấy quý I/2020, FLC lỗ ròng gần 1.172 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ sau quý II/2011, FLC báo lỗ kinh doanh quý.
FLC cho biết doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19 đến các hoạt động cốt lõi nhiw du lịch, hàng không, nghỉ dưỡng và bất động sản.
Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã VCG) cho biết quý I năm nay chỉ lãi 64 tỷ đồng giảm 35% so với cùng kỳ. Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.000 tỷ đồng giảm 40% so với cùng kỳ, sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt 106,6 tỷ đồng giảm 46% so với cùng kỳ 2019.
Trong kỳ Vinaconex ghi nhận tới 678 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính cao gấp hơn 15 lần cùng kỳ do ghi nhận lãi từ hoạt động thoái vốn các khoản đầu tư (633 tỷ đồng).
Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đội lên gần 574 tỷ đồng cao gấp 7 lần so với quý I/2019 do Vinaconex phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi số tiền 495 tỷ đồng và lãi từ hoạt động liên doanh liên kết rất khiêm tốn trong đó có 4 công ty liên doanh, liên kết báo lỗ.
Do đó, sau khi trừ các khoản chi phí Vinaconex lãi ròng gần 64 tỷ đồng giảm 35% so với cùng kỳ trong đó lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là gần 67 tỷ đồng do cổ đông không kiểm soát chịu lỗ.
Cùng chung cảnh ngộ, Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex IDC, mã BCM) vừa công bố báo cáo tài chính quý I với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm so với cùng kỳ.
Cụ thể, trong quý đầu năm, Becamex IDC mang về 1.323 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm hơn 31% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ kinh doanh bất động sản, bất động sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 61%, đạt 819 tỷ đồng, tương ứng giảm đến 42%.
Tuy vậy, nhờ tiết giảm tốt được giá vốn hàng bán mà lợi nhuận gộp của Becamex IDC vẫn tăng gần 15% so với cùng kỳ, đạt 564 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp cũng tăng lên 46%.
Thế nhưng với doanh thu từ hoạt động tài chính cũng như lợi nhuận khác giảm mạnh mà kết quý I, lợi nhuận thuần chỉ đạt hơn 362 tỷ đồng, tương ứng giảm đến 48% so với cùng kỳ. Lãi ròng của Becamex ghi nhần gần 311 tỷ đồng, giảm 48% so cùng kỳ và cũng là quý thấp nhất kể từ quý I/2018.
Bất động sản nghỉ dưỡng hậu Covid-19: "Ông lớn" địa ốc chọn hướng đi nào?
Thay vì tìm kiếm cam kết lợi nhuận cao trong ngắn hạn, chính sách kinh doanh hướng đến lợi ích bền vững đang được nhiều chủ đầu tư dự án BĐS nghỉ dưỡng lớn hướng đến. Đây cũng là chiến lược và tầm nhìn dài hạn cho dự án của nhiều ông lớn địa ốc thời hậu Covid-19.
Sau thời điểm dịch, các dự án BĐS nghỉ dưỡng cần một khoảng thời gian để hồi phục và các CĐT sẽ tiếp tục với thị trường vốn còn nhiều tiềm năng này. Dĩ nhiên, sau khó khăn, sau sự thanh lọc thì thị trường rất cần những dự án BĐS đi đúng hướng. Với BĐS nghỉ dưỡng, sự xuất hiện của nhiều dự án lớn mang lại sự khác biệt vẫn được nhà đầu tư (NĐT) và du khách quan tâm sau thời điểm dịch. Bởi theo đánh giá của các chuyên gia, BĐS nghỉ dưỡng tiếp tục là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh hiện nay.
Dường như ở thời điểm này câu chuyện cam kết lợi nhuận không phải là cách BĐS nghỉ dưỡng ghi điểm trong mắt các NĐT. Bởi bài học từ vỡ trận cam kết lợi nhuận của một số dự án đã khiến nhiều NĐT thứ cấp trở nên e dè. Họ thận trọng hơn khi đi tìm những CĐT có chính sách kinh doanh với lợi nhuận bền vững.
Hiện nay, một số CĐT tiếp cận thị trường bằng câu chuyện kinh doanh lâu dài với phương thức tạo ra một điểm đến đa trải nghiệm "all in one" (tất cả trong một). Đây vừa là cách tạo lợi nhuận bền vững, vừa là cách để thị trường BĐS nghỉ dưỡng có thể tạo điểm nhấn vươn lên sau thời điểm rơi vào khó khăn.
Chẳng hạn, Phú Long cùng chủ đầu tư Sài Gòn Sovico Phú Quốc phát triển một dự án BĐS nghỉ dưỡng chiến lược quy mô 290ha tại bãi Ông Lang (Phú Quốc), với định hướng là khu nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe (Wellness Tourism) và du lịch văn hóa di sản (Cultural Heritage Tourism). Chủ dự án này phát triển theo mô hình đa trải nghiệm "all in one", NĐT khi đầu tư vào các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng ở đây là mua cả hệ sinh thái, dòng tiền đầu tư vì thế sẽ ổn định hơn.
Còn tập đoàn Novaland lại chọn hướng phát triển một quần thể du lịch nghỉ dưỡng gắn với thể thao tại siêu dự án 1000ha NovaWorld Phan Thiết. Khu du lịch này được chủ đầu tư phát triển với đầy đủ các tiện ịch vui chơi, nghỉ dưỡng, giải trí kết hợp cùng các giải đấu thể thao trong nước và khu vực...các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng ở đây được xem như ngôi nhà thứ hai, và có thể sử dụng vào đa mục đích của nhà đầu tư. Hướng đi này cũng tạo nên không gian trải nghiệm mới cho các du khách.
Hay, trước đó, Tập đoàn Crystal Bay là CĐT có hệ sinh thái du lịch, các dự án mà Crystal Bay phát triển cũng cung cấp hệ sinh thái tiện ích - giải trí - mua sắm ngay trong dự án. Đơn vị này xác nhận ngay từ đầu phải phát triển theo xu hướng all in one trước đòi hỏi về dịch vụ, tiện ích ngày càng khắt khe của du khách cả trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, thị trường BĐS nghỉ dưỡng thời gian qua đã ghi nhận một số CĐT khác làm được điều này và có thương hiệu trên thị trường. Chẳng hạn như Vinpearl (Nha Trang, Khánh Hòa), Vinpearl Safari Phú Quốc (Kiên Giang)...của Tập đoàn Vingroup; Bà Nà Hills, Asia Park, Sun World Ha Long Park, Hòn Thơm (Phú Quốc) của Sungroup....điểm chung của mô hình này là tỉ lệ lấp đầy công suất phòng luôn ở ngưỡng rất cao từ 80-90%, đem lại hiệu quả trong khai thác lợi nhuận dự án cho CĐT.
Theo chia sẻ của đại diện Phú Long, các chủ đầu tư hiện nay thường chủ động vận hành hàng các dự án thông thương hiệu quản lý BĐS du lịch của chính mình. Điều đó đem lại lợi ích trong khai thác du lịch lâu dài, cho nhà đầu tư hướng tới lợi nhuận bền vững. Và chỉ khi làm tốt khâu vận hành trong hệ sinh thái thì CĐT mới thực hiện tốt các thỏa thuận với NĐT trong lâu dài. Đây cũng là cách mà CĐT cạnh tranh với thị trường vốn nhiều biến động.
Dù hiện tại các dự án này đều bị ảnh hưởng chung của dịch Covid-19 nhưng theo các chuyên gia trong ngành, các dự án BĐS tạo được giá trị bền vững sẽ trụ lại được sau thời gian dịch và có sức bật tốt hơn các dự án nhỏ lẻ khác.
Theo đại diện Savills Việt Nam, thông thường, sau mỗi cuộc khủng hoảng, ngành du lịch luôn có sự phục hồi mạnh mẽ và sự phục hồi này thường diễn ra trong khoảng 6 tháng. Đây là cơ sở để tin tưởng vào tương lai ngành BĐS nghỉ dưỡng khi mà Việt Nam đã và đang làm rất tốt việc kiểm soát sự lây lan.
Cũng theo các chuyên gia, BĐS du lịch là một "miếng bánh ngon" nhưng không phải ai cũng có thể "ăn". Đầu tư BĐS du lịch khó khăn và thách thức hơn đầu tư nhà ở rất nhiều, không phải bán là xong, mà quan trọng hơn là vận hành thế nào cho hiệu quả.
Các chuyên gia lưu ý NĐT, mua BĐS nghỉ dưỡng là mua cả một hệ sinh thái nghỉ dưỡng, những giá trị gia tăng từ hệ sinh thái đó sẽ góp phần gia tăng giá trị sản phẩm. Sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng khác với sản phẩm BĐS nhà ở là ở đặc điểm này. Nếu không có hệ sinh thái thì BĐS nghỉ dưỡng khó có thể thành công trong vận hành.
Như vậy, câu chuyện đường dài của BĐS nghỉ dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào cách CĐT vận hành, khai thác, quản lý dự án đó. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến việc lấp đầy công suất buồng phòng. Lợi nhuận cam kết với NĐT có đạt hay không cũng phụ thuộc phần lớn vào yếu tố lấp đầy này.
Ông Dương Đức Hiển, Nguyên Giám đốc bộ phận kinh doanh Savills Việt Nam cho biết, hiện nay, thay vì tìm kiếm cam kết lợi nhuận cao trong ngắn hạn, chính sách kinh doanh hướng đến lợi ích bền vững trọn đời dự án cho NĐT được một số CĐT có kinh nghiệm theo đuổi.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, BĐS nghỉ dưỡng sẽ là một kênh thu hút nhiều sự quan tâm của thị trường. Lý do được ông Hiển đưa ra là lượng khách trong nước và quốc tế đến đến các điểm đến du lịch của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong ba năm gần đây.
Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn và hệ thống cơ sở hạ tầng các địa phương có tiềm năng du lịch đang được cải thiện, từ đó mở ra cơ hội đầu tư BĐS nghỉ dưỡng. Bên cạnh đó, trên thị trường BĐS đang có sự thay đổi trong cách nhìn nhận về các sản phẩm đầu tư. Nhất là khi tại các thành phố lớn, giá BĐS ngày càng cao, dòng vốn đầu tư đang có xu hướng dịch chuyển về tỉnh lẻ, trong đó BĐS nghỉ dưỡng cũng là một kênh đầu tư có sức hút.
Hạ Vy
Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn: Tạo điều kiện cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn Doanh thu giảm, để xảy ra tình trạng nợ phải thu, nợ chưa thu hồi được với số tiền lớn... là một trong những nội dung mà Thanh tra TPHCM đã chỉ ra sau quá trình thanh tra tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn. Trụ sở Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (ảnh: KTNNVN) Doanh thu giảm nhưng chi phí...