Loạt món ăn có tên lạ ở Việt Nam
Nhiều món với tên gọi khó hiểu khiến thực khách không đoán nổi thành phần bên trong như tung lò mò, cơm huyết rồng…
Do cách chơi chữ hoặc tiếng địa phương, nhiều món ăn có tên khá kỳ lạ. Tuy nhiên, khi dùng thử, các thực khách lại nhận ra nó chính là những thứ quen thuộc họ vẫn ăn thường ngày.
Tung lò mò
Món tung lò mò là đặc sản của vùng An Giang. Dù có tên lạ, thực chất, món này chính là lạp xưởng. Tuy nhiên, nhiều người từng ăn nhận xét tung lò mò vẫn có vị độc đáo hơn.
Tên tung lò mò bắt nguồn từ “tung laomaow” – một món ăn của người Chăm.
Tung lò mò được làm hoàn toàn bằng thịt bò, không dùng thịt lợn. Phần vỏ bên ngoài làm từ ruột bò. Người dân lộn trái ruột bò, rửa sạch bằng nước muối. Sau đó, họ lộn ngược lại và đem phơi.
Tung lò mò là món lạp xưởng đặc biệt của người An Giang. Ảnh: Vựa khô Út Nhanh.
Nhân bên trong là thịt vụn và mỡ bò, ruột bò. Đôi khi, người An Giang còn thêm cả thịt bắp, đùi (tùy khẩu vị). Tỷ lệ giữa mỡ và bò được điều chỉnh chính xác để đem lại hương vị đặc biệt của món tung lò mò. Các gia vị thường dùng gồm tiêu, gừng, hoa hồi…
Người An Giang có nhiều cách thưởng thức tung lò mò, chủ yếu là hấp, nướng. Món này ngon nhất khi ăn lúc còn nóng hổi. Miếng tung lò mò chấm nước tương đem đến sự hòa trộn hương vị trong miệng thực khách. Đó là mùi thơm thịt bò, cay từ tiêu và chút béo do phần mỡ.
Tả pí lù
Đây thực chất là loại lẩu nổi tiếng với cộng đồng người Hoa. Hiện nay, món này đã trở thành đặc sản của khu vực Nam Bộ.
Điểm khác biệt dễ thấy nhất so với lẩu thường là tả pí lù được nấu trong loại nồi đặc biệt. Nó có tên nồi cù lao. Nồi mang tên gọi kỳ lạ vì có ống đốt nằm giữa, được ví như một cù lao.
Video đang HOT
Loại mì dùng để ăn lẩu phải là mì Phúc Kiến. Nhiều người thích dùng thêm quẩy nhúng khi thưởng thức. Nước lèo của người Hoa thường phải có sa tế, tàu vị yểu. Tuy nhiên, về Việt Nam, phần nước lèo thường chỉ là giấm pha đường.
Các món ăn kèm lẩu gồm rau sống, thịt bò cuốn bánh tráng chấm mắm nêm, cá, mực, tôm…
Cơm âm phủ
Món ăn mang tên khá “lạnh gáy” này rất nổi tiếng ở Huế. Công thức chế biến cơm âm phủ cũng khá đơn giản với những thành phần như trứng chiên, nem chua, chả giò, thịt nướng và dưa chuột. Tất cả thành phần được xắt nhỏ và rắc hành phi thơm phức.
Món cơm có tên “lạnh gáy” là đặc sản của vùng đất cố đô. Ảnh: Robayuki.
Tương truyền, món này xuất hiện từ thời Minh Mạng. Cơm được bán vào rằm tháng 7 hàng năm. Khi ấy, người dân lao động nghèo đến quán cơm đều ăn như “ma đói”. Ngoài ra, các quán cơm cũng mở vào đêm (giờ âm). Do đó, loại cơm này mang tên kỳ lạ như vậy.
Bánh cooc mò
Đây là loại bánh nổi tiếng của người Tày ở Thái Nguyên. Nguyên liệu chính để làm bánh gồm gạo nếp, lạc và muối. Chiếc bánh sẽ ngon hơn nếu được làm từ gạo nếp cái hoa vàng. Lớp gói bên ngoài là lá chuối hoặc lá dong.
Ngay khi cắn miếng đầu tiên, bạn đã có thể cảm nhận sự dẻo thơm từ gạo nếp và chút bùi, ngậy của lạc. Bánh không có nhân nên ăn khó bị ngán. Thông thường, người dân hay chấm thêm với mật mía để bánh thêm phần dậy vị.
Cơm huyết rồng
Nhiều người sẽ cảm thấy khó hình dung vì không hiểu “huyết rồng” có mùi vị thế nào. Thực chất, món cơm có tên “sang chảnh” như vậy vì được làm từ loại gạo lứt huyết rồng.
Đây là loại gạo có xuất xứ từ vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Nó được trồng trên vùng đất ngập sâu 1-2 m. Giống lúa này có sức sống mạnh mẽ, kháng sâu bệnh tốt. Hạt gạo lứt huyết rồng có màu đỏ. Khi nấu, gạo có vị thơm ngậy, khó lẫn với bất kỳ loại nào khác.
Cơm huyết rồng có thể được nấu cùng hạt sen, mè để tăng độ bùi, béo. Nếu muốn cơm thơm và giữ được vị ngọt, bạn có thể gói trong lá sen. Cơm huyết rồng được ăn cùng muối mè hoặc kết hợp với các loại nguyên liệu khác như tôm, cua, thịt, cá… Sắc đỏ của gạo huyết rồng hòa quyện với màu của những nguyên liệu khác khiến cho món ăn trở nên đặc biệt.
Món ăn có tên khá “kiếm hiệp” thực chất là cơm tấm nổi tiếng của người miền Nam. Để giải thích tên gọi này, bạn chỉ cần đọc ngược lại. Sà bì chưởng được ghép từ các thành phần tạo nên món cơm, gồm sườn, bì và chả.
Sà bì chưởng được đặt tên theo cách nói ngược. Ảnh: Fuongsfood.
Hiện nay, cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc ở nhiều tỉnh thành. Tuy nhiên, ăn cơm tấm sà bì chưởng chuẩn Sài thành vẫn là điều mà nhiều thực khách muốn thử. Điểm đặc biệt của đĩa cơm là độ mềm và hương thơm của chả trứng. Bì dai kết hợp cùng sườn nướng thơm phức cũng khiến thực khách mê mệt ngay lần đầu dùng thử.
Những món Việt có tên gọi nghe là "hết hồn", phải lật đật hỏi "bác Gúc-Gồ"
Món ngon nhưng tên độc lạ khiến thực khách ngạc nhiên đôi khi tò mò, đôi khi đắn đo không biết có phải là món ăn hay không hay nữa.
Tuy tên gọi có hơi khó nhớ, thậm chí khó đọc nhưng những món ăn này đều vô cùng hấp dẫn du khách từ màu sắc, hương vị, và đã trở thành đặc sản nức tiếng đặc trưng của từng vùng miền đất nước suốt từ Bắc vào Nam.
Pa pỉnh tộp
Đây là một trong những đặc sản của dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc. Cá tươi làm sạch sau đó sẽ được ướp với nhiều loại gia vị như gừng, xả, rau mùi, hành... rồi sau đó kẹp lại bằng một khúc tre rồi nướng trên bếp củi. Khi cá chín, người Thái thường ăn kèm với xôi nếp, nước chấm là chẩm chéo.
Bánh gật gù
Bánh gật gù là đặc sản nổi tiếng của Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bánh được làm từ bột gạo, khi ăn thì cuộn tròn lại giống như món phở cuốn. Điểm đặc biệt khi tại công đoạn nghiền bột làm bánh gật gù, người dân địa phương thường cho thêm cơm nguội, vì thế bánh sẽ phồng, xốp và dẻo hơn các loại bánh khác.
Chắt chắt
Trong những món ngon đặc trưng của Quảng Bình là món chắt chắt. Một món ăn mà vừa nghe thấy tên thôi đã khiến người ta tò mò muốn thử ngay lập tức. Chắt chắt là một loại động vật nhuyễn thể giống như hến nhưng kích thước nhỏ hơn. Chắt chắt có vị ngọt đậm đà thường được dùng để nấu canh với mít non, nấu cháo hoặc các món xào ăn kèm với bánh đa.
Cơm âm phủ
Chỉ nghe tên không thì chắc chắn rằng đại đa số trong chúng ta đều rùng mình, tên gọi ma mị như vậy liệu có thể ăn được không. Tuy nhiên, thực chất đây là một món cơm trộn với rất nhiều thành phần như cơm, rau củ, thịt gà hoặc lợn, giò lụa, tôm... màu sắc hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng.
Bánh cóng
Đến với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, chắc chắn bạn sẽ thấy có rất nhiều nơi bán loại bánh này. Nguyên liệu làm được chiếc bánh này rất dễ tìm, gồm bột đậu xanh, tôm, thịt, rau hành. Bánh có vị béo ngậy, ăn kèm với nước chấm chua ngọt và các loại rau sống sẽ khiến bạn mê mẩn.
Tung lò mò
Ghé thăm An Giang thì chắc chắn bạn sẽ nhận được lời mời đi ăn tung lò mò. Trời ơi món ăn gì mà có tên khó nhớ vậy. Thực chất đó là món lạp xưởng bò truyền thống và là nét ẩm thực đặc trưng của người Chăm. Vỏ ngoài là ruột bò, bên trong là thịt và mỡ bò xay vụn, đôi khi có thêm vài hạt tiêu để tạo hương vị béo ngậy, cay cay.
Điểm danh những món có tên "dị", khách ăn vì tò mò ở Việt Nam Khâu nhục, sà bì chưởng, pa pỉnh tộp là những món ăn có tên gọi độc lạ nhưng lại vô cùng hấp dẫn và nổi tiếng ở một số địa phương. Khâu nhục Khâu nhục thực chất là món ăn xuất xứ từ Trung Quốc nhưng khi về Việt Nam, qua bàn tay chế biến đã trở thành một món ngon độc đáo...