Loạt ảnh gây sốc về rừng Amazon bùng cháy với tốc độ kỷ lục: Khói có thể nhìn thấy từ ngoài không gian, các thành phố bị bao phủ mù mịt như tận thế
Hỏa hoạn đang hoành hành với tốc độ kỷ lục tại rừng nhiệt đới Amazon của Brazil. Các nhà khoa học cảnh báo rằng nó có thể giáng một đòn cực mạnh vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Amazon thường được gọi là lá phổi của hành tinh, tạo ra 20% oxy trong khí quyển của Trái đất. Không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong việc làm chậm sự nóng lên toàn cầu, khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh còn là nơi sinh sống của vô số các loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên tình trạng cháy rừng ngày càng diễn biến nghiêm trọng, riêng trong năm nay đã có đến 72.843 vụ hỏa hoạn, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những hình ảnh và video gây sốc trên truyền thông mấy ngày gần đây cho thấy, các đám khói khổng lồ liên tục bốc lên từ rừng xanh, bùng cháy dữ dội và để lại khói mù đen kịt lan xa đến hàng ngàn cây số. Thậm chí những đám cháy lớn còn có thể quan sát được từ không gian.
Hình ảnh từ vệ tinh vũ trụ của NASA cho thấy hàng loạt đám cháy đã bao phủ nhiều bang của Brazil gồm Amazonas (nửa trên bên trái), Para (phía trên bên phải), Mato Grosso (phía dưới bên phải) vào ngày 11/8/2019.
Biểu tượng minh họa đốm lửa cho thấy những nơi cháy rừng ngoài tầm kiểm soát: Roraima, Amazonas, Rondonia (Đồ họa: The Sun)
Một số người cố sức ngăn đám cháy ở Iranduba thuộc bang Amazonas hôm 20/8/2019 nhưng không thể, vì cây cối đã bị chặt phá chất đống rồi bắt lửa quá nhanh (Ảnh: Reuters)
Cháy ở Novo Airao – cũng thuộc bang Amazonas – hôm 21/8 (Ảnh: Reuters)
Năm 2019 chứng kiến số vụ cháy rừng ở Brazil tăng đột biến, hơn gấp đôi so với năm 2013 (Đồ họa: BBC)
Đây là cánh rừng Amazon được mệnh danh “lá phổi của Trái đất” – giờ lại đang bốc cháy ngùn ngụt
Video đang HOT
Độ ẩm của Amazon là lá chắn tự nhiên bảo vệ không khí địa phương khỏi khói bụi từ hỏa hoạn nhưng vì đám cháy quá lớn, hạn hán xảy ra liên miên, lá chắn này đã không còn hiệu quả.
Tất cả những điều vừa nêu nằm trong một báo cáo khoa học được công bố năm 2014. Và suốt 5 năm qua, người dân bắt đầu thấy những nhận định từ năm nào dần trở thành sự thật. (Ảnh: BBC)
Vào tuần này, bầu trời São Paulo, Brazil tối mịt. Người ta ngửi thấy mùi khét khi mở cửa sổ đón ngày mới. Toàn thành phố, cùng với một số bang Brazil khác như Mato Grosso và Paraná ngập trong khói vì rừng Amazon bốc cháy! Ước tính rằng khói mù đang bao phủ đến hơn phân nửa diện tích Brazil và lan tới các nước láng giềng Peru, Bolivia và Paraguay.
Cư dân thành phố São Paolo chìm trong những “cơn giông đen kịt” ngày 19/8/2019.
Cảnh tượng quen thuộc ở São Paolo trong tuần qua: Bị vây kín bởi khói mù, tối tăm như màn đêm dù chỉ mới 3-4 giờ chiều.
Người dân bắt đầu “cầu nguyện cho Amazon” khi hậu quả thấy rõ ngay tại siêu đô thị xa khuất khỏi rừng 2.700 km (Ảnh: BBC)
Các nhà khí tượng khẳng định tình trạng trên là do khói mù từ vụ cháy rừng thảm kịch, và nó sẽ tiếp tục hoành hành trong nhiều ngày tới (Ảnh: Twitter)
Hình ảnh được ví như “tận thế” ở São Paolo – đô thị đông dân nhất Brazil.
Khói quá dày nhấn chìm cả thành phố trong bóng tối
Nó đã vượt quãng đường hơn 2.700 cây số để gây thiệt hại trực tiếp đến đời sống người dân.
Đầu tháng này, bang lớn nhất Brazil là Amazonas đã công bố tình trạng khẩn cấp dù cho mùa cháy của Amazon mới chỉ bắt đầu. Thông thường, nó diễn ra từ tháng Tám tới tận tháng Mười với đỉnh điểm rơi vào giữa tháng Chín. Nhưng vào năm nay, vào thời điểm hiện tại, người ta đã chứng kiến chuỗi hậu quả quá kinh khủng.
Điều đáng nói là các bên chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và các nhà hoạt động xã hội đang chỉ trích lẫn nhau mà chưa đưa ra được biện pháp khẩn cấp để giải quyết tình hình trước mắt.
Theo CNN, các nhóm môi trường từ lâu đã vận động để cứu Amazon và họ đổ lỗi cho Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro. Chính sách môi trường của Tổng thống Brazil đã gây tranh cãi ngay từ đầu. Là một cựu quân nhân, ông Bolsonaro quyết tâm thực hiện chiến dịch khôi phục nền kinh tế bằng cách khai phá triệt để tiềm năng của Amazon mà xem nhẹ về yếu tố môi trường.
Hậu quả là cánh rừng với những mảng xanh ngút ngàn đang lâm vào tình thế hiểm nghèo nhất.
Nạn phá rừng tràn lan được cho là nhằm thúc đẩy kinh tế, nhưng cũng chính là nguyên nhân chủ yếu gây hỏa hoạn ngoài tầm kiểm soát…
… và đe dọa trực tiếp đến vô số loài động thực vật đặc hữu của Amazon.
Những hình ảnh đang được chia sẻ mạnh trên MXH, kêu gọi cứu lấy rừng Amazon trước khi quá muộn (Ảnh: Twitter)
Nhiều nhà hoạt động môi trường và các tổ chức như WWF (Quỹ Động vật hoang dã quốc tế) cảnh báo rằng nếu Amazon đạt đến điểm không thể phục hồi, khu rừng nhiệt đới này sẽ trở thành một thảo nguyên khô và khan hiếm động vật. Nếu điều đó xảy ra, thay vì là một nguồn cung cấp oxy thì Amazon sẽ bắt đầu thải ra carbon – động lực chính làm trầm trọng hơn tình trạng biến đổi khí hậu.
(Tổng hợp)
Theo Trí Thức Trẻ
Hong Kong tiếp tục chìm trong hỗn loạn
Hong Kong tiếp tục chìm trong hỗn loạn khi cảnh sát xịt hơi cay vào người biểu tình tối Chủ Nhật.
Hình ảnh người biểu tình ở Hongkong - ảnh NHK.
Theo đài NHK, Biểu tình quy mô lớn diễn ra trước đó trong ngày ở đặc khu hành chính Hong Kong.
Như đã từng đề cập, nguyên nhân châm ngòi cho hoạt động biểu tình là dự luật cho phép dẫn độ nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục xét xử dù dự luật này hiện đã bị đình chỉ.
Tối ngày 4/8, nhiều thanh niên chiếm cứ các con đường trong khu trung tâm thương mại của Đảo Hong Kong. Họ đốt lửa trên đường phố và bị cảnh sát giải tán bằng vũ lực.
Cảnh sát cũng dùng hơi cay đối với những người biểu tình khi họ cố tiến về phía Văn phòng liên lạc của Chính phủ Trung Quốc.
Tại khu vực Bán đảo Cửu Long, người biểu tình bao vây đồn cảnh sát ở nhiều khu vực và ném đá vào cửa sổ.
Một số người biểu tình đã chiếu tia laser vào cảnh sát để tránh bị chụp ảnh và nhận diện.
Ít nhất 20 người bị bắt vào cuối tuần qua trong khi xảy ra các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.
Hòa Bình
Theo baogiaothong
Mặc ông Trump 'khản cổ' kêu gọi, Đức vẫn cắt giảm chi tiêu quân sự Cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện cam kết của Berlin với NATO. Tờ Welt am Sonntag của Đức ngày 30/6 thông báo Chính phủ nước này chính thức phê chuẩn kế hoạch chi tiêu ngân sách cho giai đoạn 2021-2023. Theo đó, ngân sách dành cho quốc phòng sẽ được cắt giảm. Điều này,...