Loãng xương, chớ coi thường!
Được coi là “sát thủ thầm lặng”, loãng xương đang là căn bệnh gây ra nhiều hậu quả nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Đáng chú ý, những năm gần đây, người mắc bệnh loãng xương đang ngày càng trẻ hóa, thậm chí nhiều trẻ em cũng mắc loãng xương – căn bệnh tưởng như chỉ gặp ở người lớn tuổi.
Bệnh âm thầm trẻ hóa
Dù mới sang tuổi 32, nhưng gần đây chị Cao Thùy Lâm (ngụ quận 1) thường xuyên xuất hiện các cơn đau quanh cột sống, có khi lan sang hai mạn sườn. Đi khám tại Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM, chị được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương.
Chị Lâm chia sẻ, mẹ của chị mắc bệnh loãng xương nhưng chị không ngờ mình lại mắc bệnh sớm như vậy. Không chỉ người lớn, gần đây một số BV ghi nhận nhiều trẻ em cũng mắc bệnh loãng xương. Đưa con gái 10 tuổi đến BV Nhi đồng 1 khám vì bé ho, khò khè kéo dài, chị Trương Thị Hiền (43 tuổi, ngụ Đồng Nai) bất ngờ khi bác sĩ thông báo con chị mắc loãng xương.
Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao giúp phòng chống loãng xương. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Tương tự, một bệnh nhi khác ngụ quận 5 cũng được chẩn đoán loãng xương do xương bị gãy, gây nên sưng phù, tấy đỏ. Đây chỉ là 2 trong nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh loãng xương phải điều trị mà phụ huynh không hề hay biết.
“Do con tôi bị dư cân nên tôi hạn chế đạm, canxi, sữa trong khẩu phần ăn. Tôi cứ tưởng như thế sẽ tốt hơn cho con, ai ngờ lại khiến con mình mắc loãng xương, trong khi đây đa số là bệnh của người lớn tuổi”, một phụ huynh nói.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Quang, Khoa Thận nội tiết, BV Nhi đồng 1, đơn vị này thường tiếp nhận trẻ bị loãng xương cần điều trị. Đa số bệnh loãng xương ở trẻ rất khó nhận biết vì không có biểu hiện lâm sàng, chỉ được phát hiện một cách ngẫu nhiên khi trẻ bị một bệnh lý khác.
“Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương do giảm mật độ xương và chất lượng xương bị giảm, xương trở nên yếu, giòn, chỉ cần va chạm nhẹ cũng có thể dẫn đến gãy xương. Đáng chú ý, quá trình loãng xương diễn ra âm thầm, không có triệu chứng nên người bệnh không hay biết, cho đến khi gặp các biến chứng như xẹp xương, gãy xương”, bác sĩ Nguyễn Đức Quang nói.
Th.S-BS Hồ Phạm Thục Lan, Trưởng đơn vị chuyển hóa cơ xương, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết, trước đây bệnh loãng xương đa số thường gặp ở người già và khi tuổi thọ người Việt Nam tăng lên thì số người mắc loãng xương cũng gia tăng. Bên cạnh đó, các yếu tố di truyền, yếu tố gen cũng ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng của bệnh.
Khi trong gia đình có người bị loãng xương thì thế hệ sau dễ mắc loãng xương hơn. Ngoài ra, loãng xương thứ phát cũng xuất hiện nhiều ở những người mắc các bệnh lý như tuyến giáp, suy thận, suy gan, bệnh tiêu hóa, viêm khớp mạn tính.
Duy trì lối sống lành mạnh
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Đình Khoa, Phó Chủ tịch Hội Loãng xương TPHCM, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, thói quen sinh hoạt, lối sống của người Việt Nam cũng ảnh hưởng không ít tới nguy cơ loãng xương. Tỷ lệ người làm công việc ít vận động, ít ra ngoài trời ngày càng nhiều, thói quen lười vận động, tập luyện thể dục thể thao của người dân cũng góp phần làm tốc độ loãng xương gia tăng.
Đáng lưu ý là hiện nay, cả người trẻ lẫn người lớn tuổi, đang có tình trạng lạm dụng thuốc, đặc biệt các thuốc chứa corticoid, để điều trị giảm đau xương khớp và một số bệnh lý, dẫn đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó có loãng xương và gãy xương.
“Nguy cơ loãng xương còn liên quan đến mật độ và khối lượng xương lúc còn trẻ. Khối lượng xương phát triển đầy đủ nhất ở tuổi trưởng thành và suy giảm dần từ tuổi 30-35 trở đi. Vì vậy, ở giai đoạn niên thiếu và tuổi trẻ nếu chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, không hợp lý, ít vận động thể lực, lạm dụng thuốc… sẽ làm sự tạo xương không đầy đủ, tăng nguy cơ loãng xương”, PGS-TS-BS Nguyễn Đình Khoa cảnh báo.
Các bác sĩ chỉ ra hậu quả của loãng xương rất nặng nề; nguy hiểm nhất là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Ở những bệnh nhân bị loãng xương nặng, chỉ cần một va chạm nhẹ cũng có nguy cơ gãy xương. Bệnh nhân loãng xương còn tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch, hô hấp, viêm phổi… do nhập viện điều trị, phải nằm bất động. Một số biến chứng nguy hiểm khác của loãng xương là gãy lún cột sống, cong xương, cong ống chân, cong vẹo cột sống, giảm chiều cao.
Để hạn chế mắc loãng xương, các chuyên gia cảnh báo, người dân cần sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, tiếp xúc ánh nắng mỗi ngày, tăng cường tập luyện thể dục thể thao. Đồng thời cần tránh ăn quá nhiều thịt, thức ăn chứa nhiều muối, thức uống có chất kích thích, có gas….
Theo số liệu thống kê của Hội Loãng xương Việt Nam, hiện số người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam khoảng 3,2 triệu người; trong đó có hơn 2,4 triệu phụ nữ. Tỷ lệ loãng xương trong dân số trên 50 tuổi khoảng 20%-25% ở nam và 30%-40% ở nữ. Số người loãng xương ở nước ta có xu hướng tăng và ngày càng nhiều phụ nữ bị loãng xương trong độ tuổi khá trẻ. Dự báo, cả nước có hơn 4,5 triệu người bị loãng xương vào năm 2030, trong đó nữ giới chiếm 70%-80%.
Bác sĩ chỉ ra quy trình hút mỡ giảm cân an toàn
Với mong muốn sở hữu thân hình thon gọn, phẫu thuật hút mỡ bụng, hông, lưng, đùi, cánh tay... đang được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn.
Theo BSCKI. Trần Ngọc Lĩnh - Khoa Tạo hình - Thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, không ít người xem việc hút mỡ bụng là phẫu thuật thẩm mỹ đơn giản và phổ biến, có thể thực hiện ở bất kỳ cơ sở thẩm mỹ nào.
Tuy nhiên, bác sĩ Lĩnh nhấn mạnh đây là một quan niệm sai lầm. Việc hút mỡ trên bộ phận nào của cơ thể đều tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu như không được thực hiện ở cơ sở có đầy đủ trang thiết bị y tế, đội ngũ y bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao.
Hiện nay, để thực hiện hút mỡ đạt chuẩn và an toàn, các cơ sở y tế thực hiện bằng các thiết bị hiện đại hơn và ít gây biến chứng.
Các bác sĩ sẽ dùng ống hút đánh tan mỡ dưới da, sau đó dùng máy hút chuyên dụng để hút hết phần mỡ thừa ra ngoài.
Ảnh minh họa
Các bước chuẩn bị và quy trình thực hiện:
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa sẽ khám sức khỏe tổng quát, tình trạng cân nặng - các vùng mỡ thừa, thực hiện các xét nghiệm tim mạch, đường huyết... để đảm bảo tình trạng người bệnh ổn định, an toàn trong khi thực hiện.
Khi thực hiện phẫu thuật hút mỡ, bác sĩ sẽ tiêm dung dịch cầm máu và làm lỏng mô mỡ, dùng canulla đầu tù đánh lỏng mỡ thừa bằng lực cơ học và hỗ trợ bởi sóng siêu âm, siêu âm cao tần, laser... Đây là phương pháp an toàn mà không gây tổn thương mạch máu, thần kinh, các mô xung quanh hay bỏng da. Mỡ thừa sẽ được hút ra ngay khi làm lỏng qua lỗ nhỏ của canula.
Sau khi đánh giá lượng mỡ hút ra và bảo tồn phần mô còn lại tốt, bác sĩ sẽ khâu lỗ nhỏ hút mỡ bằng chỉ thẩm mỹ giúp hạn chế sẹo. Khách hàng cần dùng băng ở vùng hút mỡ để ổn định trong thời gian đầu, được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc vết thương, thực đơn dinh dưỡng, sử dụng thuốc và hẹn lịch tái khám phù hợp.
Những tiêu chí đánh giá thẩm mỹ hút mỡ an toàn:
Một cuộc phẫu thuật hút mỡ được đánh giá thành công và an toàn khi lượng mỡ lấy ra đúng mức cho phép, sức khỏe người bệnh ổn định và hồi phục nhanh, không có bất kỳ biến chứng nào xảy ra. Trước khi thực hiện phẫu thuật, khách hàng cần dựa trên 3 tiêu chí sau đây để đánh giá độ an toàn của cơ sở thực hiện:
Ngoài ra, trình độ bác sĩ cũng vô cùng quan trọng. Người trực tiếp thực hiện thẩm mỹ hút mỡ phải có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững và thao tác chuẩn để lấy lượng mỡ ở mức cho phép, không hút quá sát da hay làm tổn hại các cấu trúc quan trọng. Bên cạnh đó, các bác sĩ, nhân viên gây mê hồi sức cũng cần có chuyên môn tốt để đảm bảo đánh giá, theo dõi, xử lý tốt các dấu hiệu sinh tồn trước, trong và hồi tỉnh sau khi hút mỡ. Về kinh nghiệm của bác sĩ, khách hàng có thể tìm hiểu thông qua website chính thức của Bệnh viện, hội chuyên ngành hay các cơ quan quản lý.
Cơ sở y tế đạt chuẩn: Với phòng mổ đạt chuẩn, trang thiết bị đảm bảo chất lượng, kiểm soát nhiễm khuẩn tốt sẽ hạn chế tình trạng nhiễm trùng hay biến chứng có thể xảy ra. Đây cũng là một điểm quan trọng khi quyết định chọn nơi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ.
Chế độ chăm sóc toàn diện: Sau phẫu thuật hút mỡ, khách hàng cần phải tái khám đúng lịch hẹn để được kiểm tra vết thương cũng như đánh giá hiệu quả sau phẫu thuật. Việc này cần được thực hiện bởi bác sĩ đã phẫu thuật để có những chỉ dẫn phù hợp nhất theo tình trạng sức khỏe của từng khách hàng.
TP.HCM: Người phụ nữ 34 tuổi bị vỡ túi ngực, biến dạng ngực trái vì đi làm đẹp tại cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng Sau khi đi nâng ngực tại cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng, người phụ nữ phải đến cầu cứu bác sĩ trong tình trạng sưng và biến dạng ngực trái. Ngày 21/10, khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) cho biết vừa tiếp nhận điều trị trường hợp nữ bệnh nhân N.N.H. (34 tuổi,...