Loạn chiêu tung giá sốc, sao chép website trên thị trường di động
Việc tung giá bán điện thoại để gây “sốc”, sao chép giao diện website hay đặt hàng nhưng không có hàng là những điều đã và đang xảy trên thị trường di động Việt, gây ra tình trạng loạn giá, người tiêu dùng “lao đao” khi không biết lựa chọn như thế nào.
Đặt giá khủng để gây sốc
Tại Việt Nam, thị trường smartphone hiện là một đất đầy màu mỡ, việc các doanh nghiệp tung ra nhiều phương thức, chương trình khuyến mãi đề cạnh tranh lẫn nhau là một điều hết sức dễ hiểu. Tuy nhiên, việc đặt giá bán chênh lệch quá lớn, đặc biệt là giảm giá bán vô tội vạ đã gây nên tình trạng loạn giá bán như hiện nay tại Việt Nam.
Ảnh chụp màn hình website H.M chào bán HTC One 16 GB với giá 11,9 triệu đồng.
Khi chúng tôi truy cập vào một chuỗi bán hàng B.L (TP HCM), mức giá bán của mẫu HTC One 16 GB (công ty) hiện được đại lí này 10,9 triệu đồng. Trong khi các đại lí uỷ quyền chính thức của HTC vẫn bán đúng với giá bán niêm yết là 12,9 triệu đồng. Như mẫu Xperia Z1, giá bán niêm yết hiện là 14,9 triệu đồng, nhưng chuỗi bán lẻ trên chỉ chào bán với giá 13,6 triệu đồng.
Không chỉ có B.L, dạo quanh các trang bán tại TP HCM, như H.M, đơn vị này cũng đặt giá bán cho mẫu HTC One là 11,9 triệu đồng, hay Xperia Z1 có giá 13,9 triệu đồng. Ngoài ra, còn rất nhiều cửa hàng bán lẻ tại TP HCM còn phá giá hơn rất nhiều các dòng sản phẩm cao cấp để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng.
Phản ánh với Dân Trí, bạn đọc Mỹ Ngân, TP HCM, sau khi tham khảo giá rất nhiều tại các chuỗi bán lẻ tại địa phương tôi sinh sống, tôi thấy H.N là đơn vị đang chào bán chiếc điện thoại tôi đang quan tâm với giá bán rất tốt và trong tình trạng có hàng. Tuy nhiên, khi hỏi mua thì báo là hết hàng và chờ trong vài ngày tới. Tôi cũng tiếp tục chờ đợi nhưng sau vài ba tuần hỏi thì sản phẩm vẫn không có bán nhưng tình trạng còn hàng thì luôn đặt trên website!
Bạn đọc T. Văn Tuấn – Giám đốc một công ty tại Dak Lak bức xúc, “Tôi là người đam mê đồ công nghệ, tôi liên tục cập nhật các tin tức công nghệ hàng ngày. Một hôm vô tình tôi thấy một bảng quảng cáo iPhone 5s được thông báo giảm giá đến 50% vì lí do khai trương chi nhánh mới tại thành phố Vinh. Không chần chừ, tôi liên lạc ngay với người bán và được biết thông tin trên là đúng, tuy nhiên họ yêu cầu tôi chuyển tiền vào tài khoản mới nhận được đơn hàng trên. Để xác thực thông tin trên, tôi nhờ người thân đến chi nhánh của đơn vị này được ghi rõ trên website, nhưng đến nơi, địa chỉ trên lại là một công ty khác, không liên quan gì đến kinh doanh smartphone.”
Video đang HOT
Trước vấn đề trên, một đại diện HTC Việt Nam cho hay, HTC luôn đưa ra mức giá đề nghị cho mỗi sản phẩm của mình khi giới thiệu ra thị trường, giá bán lẻ tại các hệ thống bán lẻ chính thức của HTC đều được HTC quản lí và có áp dụng những hình thức phạt khác nhau nếu đại lí bán phá giá.
Trong khi đó, ông Huỳnh Thanh Phi – Trưởng phòng truyền thông công ty Cổ Phần Q-Mobile cho biết: “Hiện tượng một số nhà bán lẻ điện thoại công bố giá bán các sản phẩm thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường nhưng khi khách hàng đến hỏi thì thường ở tình trạng hết hoặc không có hàng vẫn thường xảy ra. Rất khó để các nhà sản xuất và phân phối kiểm soát được điều này. Đối với những nhà bán lẻ có nhập hàng trực tiếp thì các công ty sẽ có các điều khoản ràng buộc để chế tài hoặc phạt vi phạm. Nhưng đối với những trường hợp không nhập trực tiếp thì các nhà sản xuất và phân phối không có cách nào kiểm soát được. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất kiểm soát về giá trên thị trường. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ cũng cần cân nhắc khi lựa các hình thức này để thu hút khách. Người tiêu dùng giờ rất thông minh, họ sẽ so sánh và tham khảo giá của nhiều cửa hàng uy tín với giá đề xuất từ nhà sản xuất, đối với các trường hợp giá quá thấp sẽ bị nghi ngờ về chất lượng hoặc cho là hàng nhái…”
Bên cạnh đó, nhiều mẫu điện thoại chưa được chính thức ra mắt cũng đã được nhiều cửa hàng đăng giá một cách rõ ràng để thu hút sự chú ý của người mua. Điển hình là trang web của một chuỗi cửa hàng điện thoại có tiếng tại Hà Nội đã đăng tải rõ ràng mức giá của nhiều mẫu điện thoại đáng chú ý như Sony Xperia Z2, LG G Pro 2 và Samsung Galaxy S5.
Thông tin này ngay lập tức được bàn luận trên các diễn đàn cũng như mạng xã hội, nhiều người không biết sẽ lầm tưởng đó là giá bán thực sự khi họ sẽ mua được máy. Ngoài ra, dòng điện thoại Zenphone mới của Asus cũng đang thu hút sự chú ý. Cửa hàng này cũng đưa ra mức giá gần như là chính thức, thậm chí còn cho người dùng đặt hàng trước. Trao đổi với Dân Trí, đại diện truyền thông của Asus Việt Nam cho biết sản phẩm vẫn chưa được công bố mức giá chính thức, đồng thời hãng cũng chưa có chương trình đặt hàng đến các đại lí.
Đầy rẫy việc sao chép mô hình webiste
Ngoài tình trạng bán hàng với mức giá loạn nhịp, tình trạng ăn theo mô hình kinh doanh của một số đơn vị bán lẻ tại TPHCM cũng đã và đang diễn ra trên thị trường. Theo đó, nhiều mô hình website được đầu tư kĩ càng với nguồn chi phí không hề nhỏ với mong muốn đem đến cho người tiêu dùng khả năng mua sắm nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, thay vì phải bỏ công sức lẫn chi phí lớn, những cửa hàng trên lại chỉ làm một việc là đi sao chép.
Một đơn vị bán lẻ khác có giao diện na ná như Mai Nguyên Luxury.
Theo chia sẻ từ ông Mai Triều Nguyên, Giám đốc Mai Nguyên Luxury, đơn vị ông đầu tư rất nhiều công sức và tiền bạc cho bộ phận thiết kế và phát triển Website, trung bình 1 năm chi phí ít nhất trên 100 triệu đồng. Chưa kể đến việc chi phí phát sinh để đặt server riêng và phòng nhân sự phát triển nội dung cho trang web. Tuy nhiên, việc các đơn vị bán lẻ khác có giao diện thiết kế na ná với website, ngay cả icon, banner cũng được mang về và đổi lại tên… Điều này không chỉ gây thiệt hại mà ảnh hưởng đến uy tín đồng thời gây ra sự hiểu lầm cho khách hàng bởi nhìn vào cứ tưởng đây là Mai Nguyên.
“Tôi chỉ mong các nhà bán lẻ nên tôn trọng và đừng sao chép website y chang như vậy!” – Ông Nguyên nhấn mạnh.
Hãy là người tiêu dùng thông thái
Trước tình trạng bán loạn giá gây “lao đao” cho người tiêu dùng không biết phải lựa chọn khi mua sắm như thế nào. Trao đổi với đại diện truyền thông Sony Việt Nam, vị này khuyến cáo, người tiêu dùng Việt nên lựa chọn mua sắm hàng chính hãng tại Store chính và các chuỗi bán lẻ uỷ quyền chính thức tại Việt Nam. Bởi không chỉ đây là hàng chính hãng cũng như phụ kiện chính thức do hãng phân phối. Hơn thế, khách hàng còn nhận được các chương trình khuyến mãi, quà tặng cũng như những hậu mãi sau này.
Vì vậy, với mong muốn mua sắm một dòng sản phẩm tốt và phải chăng, người dùng nên tìm hiểu rõ ràng về thông tin đơn vị bán hàng cho bạn có phải là đơn vị uỷ quyền chính thức của hãng tại VN hay không. Bạn có thể điện thoại trực tiếp hoặc truy cập website chính thức của các nhãn hàng điện thoại để xem danh sách các đại lí uỷ quyền trên địa phương bạn đang sinh sống trước khi quyết định mua sắm.
Theo Dân Trí
Facebook bị kiện vì lén lút "làm tiền" từ thông tin người dùng
Facebook đã bị kiện vì cáo buộc xâm phạm tin nhắn riêng tư của khách hàng trên mạng xã hội và trao đổi với các hãng quảng cáo để kiếm lời.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Facebook khẳng định công ty không làm gì "vi phạm phát luật". - Ảnh: Reuters
Khi người dùng soạn một tin nhắn có chứa link tới trang web thứ 3, Facebook sẽ quét nội dung của tin nhắn này, lần theo đường link và tìm thông tin cá nhân người gửi trong hoạt động của trang web, việc này đã vi phạm điều luật Bảo mật Thông tin liên lạc Điện tử và luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Sự việc trên đã xem thường quyền riêng tư của người dùng cũng như phá vỡ cam kết trước đó về chức năng bảo mật của dịch vụ tin nhắn, theo đơn tố cáo đệ trình Tòa án Liên bang San Jose, California của hai người dùng Facebook.
Gần đây, các vụ kiện công ty trực tuyến và mạng xã hội ngày càng gia tăng do người dùng đã ý thức về việc thông tin cá nhân bị rò rỉ mà không được sự cho phép.
Những "ông lớn" khác cũng từng dính án tương tự là Google Inc, Yahoo! Inc và LinkedIn Corp.
Việc quét tin "là một cách thức để Facebook lén lút thu thập thông tin phục vụ phát triển thuật toán marketing và tăng lợi nhuận từ dữ liệu riêng tư của người dùng" luật sư nguyên đơn khẳng định.
Bên nguyên đơn cho biết họ đang đại diện cho những người dùng Facebook đã gửi và nhận tin nhắn có link web trong 2 năm vừa qua.
Họ cũng bày tỏ ý định ngăn chặn hành động tương tự tiếp diễn trong tương lai và đòi bồi thường thiệt hại 10.000USD cho mỗi người dùng.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Facebook khẳng định công ty không làm gì "vi phạm pháp luật".
Theo Reuters
VNCERT đã xử lí 3.031 sự cố máy tính trong năm 2013 Tính đến hết tháng 11/2013, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) đã xử lí 3031 sự cố, tăng 40% so với năm 2012 (2179 sự cố). Con số trên vừa được Giám đốc VNCERT Vũ Quốc Khánh công bố tại Hội nghị triển khai công tác năm 2014 của VNCERT diễn ra chiều 19/12/2013 ở Hà Nội. Cụ...