‘Loạn’ các gói cước dịch vụ di động
Số lượng dịch vụ di động bùng phát trong vài năm gần đây khiến không ít người cảm giác rằng đang “loạn” gói cước.
Hiện tại các nhà mạng kinh doanh tại Việt Nam đã giảm từ 7 xuống 5 nhưng số lượng gói cước dịch vụ và tiện ích di động lại tăng lên gần 400. Số gói cước dịch vụ di động nhiều đem đến sự lựa chọn phong phú cho khách hàng nhưng cũng khiến không ít người “hoa mắt” khi muốn lựa chọn những sản phẩm phù hợp và có lợi nhất.
Tuy nhiên, theo các nhà mạng, việc có nhiều sản phẩm được tung ra như vậy là một chuyển biến tích cực của thị trường và đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Ông Nguyễn Ngọc Linh, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ giá trị gia tăng MobiFone cho rằng không phải vô cớ mà công ty tung ra nhiều gói dịch vụ. Trước khi cung cấp bất cứ dịch vụ nào ra thị trường, nhà mạng cũng đều phải khảo sát, đánh giá nhu cầu thực tế của người dùng.
“Việt Nam hiện có khoảng 91 triệu thuê bao di động phát sinh cước và dân số cũng vừa chạm ngưỡng 90 triệu người. Hàng trăm gói cước dịch vụ đang tồn tại không nằm ngoài mục đích phục vụ sát nhất, tốt nhất cho tất cả các nhu cầu của người dùng”, ông Linh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia viễn thông, dịch vụ giá trị gia tăng, phi thoại đang đóng góp từ 35-40% doanh thu của các nhà mạng chứng tỏ vai trò quan trọng của loại hình sản phẩm này. “Số lượng dịch vụ giá trị gia tăng từ chỉ vài chục tăng lên vài trăm trong những năm qua có thể khiến cho người dùng có cảm giác ‘loạn’. Tuy nhiên, thực tế hiện tại có khoảng 400 dịch vụ và tiện ích di động không phải là quá nhiều”, một chuyên gia viễn thông nhận xét.
Khi số lượng các gói cước dịch vụ di động tăng nhanh thì người dùng tại Việt Nam cũng rơi vào trạng thái bối rối trong việc lựa chọn tương tự như người dùng ở các quốc gia có tình hình thị trường dịch vụ di động tăng trưởng nóng như Ấn Độ hoặc Indonesia.
Các chuyên gia cho rằng đây chính là lúc vai trò tư vấn của các nhà mạng để định hướng tiêu dùng cho người dùng rất quan trọng. Bên cạnh việc tung ra những gói cước mới nhằm đáp ứng các nhu cầu phát sinh của người dùng thì nhà mạng cũng phải tập trung tái cơ cấu hoặc ngừng cung cấp những gói cước cũ đã không còn hiệu quả.
Trong bối cảnh nhà mạng trên khắp thế giới đều đang trong tình trạng bị các dịch vụ OTT lấy mất một phần doanh thu của hai dịch vụ cơ bản là thoại và SMS, thì việc tung ra thêm nhiều dịch vụ mới trên nền 3G và trong tương lai là 4G rất cần thiết. Đây cũng là cách tiếp cận tối ưu đến phân khúc người dùng trẻ năng động có nhu cầu kết nối cao.
Đơn cử như MobiFone đã nhanh chóng đưa xu hướng này vào trong chiến lược kinh doanh của mình qua dịch vụ “học mà chơi, chơi mà học” hướng đến giới học sinh, sinh viên. Học tiếng Anh dưới hình thức trò chơi trong dịch vụ FunClass không gây ra nhiều áp lực và còn mang đến sự hứng thú trong học tập.
Người dùng sau khi đăng ký dịch vụ thành công sẽ được hệ thống gửi câu hỏi về tiếng Anh qua SMS với hai đáp án, thuê bao chỉ việc trả lời câu hỏi bằng cách soạn 1 hoặc 2 gửi 9026. Mỗi đáp án đúng người chơi được thưởng 10 điểm. Cuối mỗi tháng, người chơi có điểm cao nhất sẽ nhận được giải thưởng trị giá 30 triệu đồng.
Hay dịch vụ IOE (dịch vụ Olympic tiếng Anh) “tăng đô” học lên một chút nhằm giúp đối tượng học sinh củng cố và nâng cao kiến thức tiếng Anh. Có chút khác với FunClass, IOE cũng gửi đề thi qua SMS nhưng có tới 4 đáp án và thí sinh chỉ chọn một. Sau khi trả lời đủ 30 câu hệ thống sẽ gửi điểm thi về và nếu “pass” thì thí sinh được thi vòng mới, còn ngược lại thì phải thi lại. Điều thú vị của IOE là không chỉ cung cấp dịch vụ thi cho thí sinh mà còn có nhóm dịch vụ cung cấp cho phụ huynh để tiện theo dõi việc học và thi của con em mình.
Còn nếu muốn giải trí thuần túy, bạn trẻ có thể dùng các dịch vụ như MobileTV (xem truyến hình trực tuyến), mFilm (xem phim trực tuyến), MobiClip ( Video Clip trực tuyến), hay chơi các trò chơi âm nhạc vui nhộn trên Music City, chơi game trên mGame…, giúp đầu óc thư thái sau những giờ học căng thẳng.
Theo VNE
Mỗi lần giận dỗi, bạn trai lại tán gái trên mạng
Khi buồn hay giận nhau, thay vì quan tâm đến cảm giác của tôi, anh lại cười nói vui vẻ, tán tỉnh các cô gái trên Facebook.
Tôi 28, tuổi đủ chín chắn trong suy nghĩ, nhưng hiện không biết mình có nên đặt hết lòng tin vào người yêu không. Chúng tôi quen nhau được 2 năm, nghĩ đến chuyện cưới nhưng anh còn khó khăn nên tôi phải đợi. Quen nhau tôi không tính toán, luôn lo lắng cho anh hơn cả bản thân, vậy mà tôi cảm nhận anh không hết lòng.
Ảnh minh họa: HH
Nhiều lúc thấy buồn và tủi thân nên có những lời anh nghe xong cho là tôi trách móc và tạo áp lực. Mỗi lần buồn tâm sự, anh đều nghĩ tôi trách móc. Tôi không cấm anh quen bạn, xã giao với mọi người nhưng đối với những người con gái khác nên biết chừng mực. Mỗi lần buồn hay giận nhau, thay vì anh quan tâm đến cảm giác của tôi, anh lại cười nói vui vẻ, tán tỉnh họ trên Facebook, sau cuộc nói chuyện anh đã xoá để tôi không biết. Tình cờ tôi phát hiện được.
Nếu bất mãn về nhau thì nên nói để cả hai cùng giải quyết, lại nói với người khác, rồi khen họ giỏi, xinh đẹp. Đáng lẽ trong mắt người yêu, mình phải đẹp nhất nhưng với anh không như vậy. Tôi rất buồn, không biết có nên tin anh nữa không, mong bạn đọc tư vấn giúp, hiện tại tôi rất bối rối.
Theo VNE
Nhận Biết Gái Không Có Tình Cảm Với Mình Thể hiện như cô bé lễ tân đó thì càng cưa sẽ càng thất vọng. Chuyện cô lễ tân Một chàng trai bối rối đưa câu chuyện của mình ra kể, với hy vọng nhận được lời khuyên giải cứu cho "ca khó" này. Câu chuyện như sau: Em chuyển đến công ty này được 5 tháng, có 1 cô bé làm lễ...