Loại “vũ khí” của phương Tây có thể gây “ác mộng” cho Nga
Các nước phương Tây liên tiếp cảnh báo áp lệnh trừng phạt chưa từng có nếu Nga “động binh” với Ukraine, trong số đó có một lệnh trừng phạt được cho là khiến Moscow e ngại nhất.
Phương Tây cân nhắc loại Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT (Ảnh minh họa: CSIS).
Những tuần gần đây, Mỹ và các nước phương Tây đồng loạt đưa ra cảnh báo trừng phạt mạnh chưa từng có nếu Nga có hành động quân sự với Ukraine. Trong số các lệnh trừng phạt đó, loại Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) được coi là “biện pháp hạt nhân” khiến Moscow lo ngại nhất.
Các nghị sĩ của Mỹ cho rằng có thể trừng phạt Nga bằng cách loại nước này khỏi SWIFT – một mạng lưới an ninh cao kết nối hàng nghìn định chế tài chính trên thế giới. Đáp lại, Nga cảnh báo sẽ cắt nguồn cung dầu, khí đốt và kim loại cho châu Âu nếu điều đó xảy ra.
“Nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, chúng tôi sẽ không nhận được ngoại tệ, đổi lại, các quốc gia châu Âu cũng sẽ lập tức không nhận được hàng hóa của chúng tôi, gồm dầu, khí đốt, kim loại và các thành phần quan trọng khác”, Nikolai Zhuravlev, Phó chủ tịch Thượng viện Nga, hôm 25/1 cảnh báo.
“Ác mộng” với Nga
SWIFT được thành lập năm 1973 nhằm thay thế cho điện tín và hiện đã hơn 11.000 định chế tài chính trên thế giới sử dụng để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán bảo mật. Hiện nay, không có giải pháp thanh toán nào khác thay thế SWIFT trên phạm vi toàn cầu, nên SWIFT được coi là huyết mạch của nền tài chính thế giới. Dù tuyên bố là một cơ chế trung lập, nhưng SWIFT vẫn phải tuân thủ các quy định của Liên minh châu Âu (EU).
Nếu bị loại khỏi SWIFT, các định chế tài chính gần như không thể chuyển tiền ra hoặc vào quốc gia này, kéo theo cú sốc đối với các doanh nghiệp Nga và khách hàng nước ngoài của họ, đặc biệt là các khách hàng nhập khẩu dầu và khí đốt Nga bằng đồng USD.
Video đang HOT
“Việc loại bỏ Nga (khỏi SWIFT) sẽ chấm dứt tất cả các giao dịch quốc tế, gây ra sự biến động tiền tệ và kéo theo sự tháo chạy của các dòng vốn lớn”, Maria Shagina, thành viên Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, nhận định. Cựu Bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin năm 2014 từng ước tính GDP của Nga sẽ giảm 5% nếu bị loại khỏi SWIFT.
Đặc biệt, biện pháp trừng phạt có thể tạo ra các vấn đề đối với việc tiếp cận thị trường thế giới của các ngân hàng Nga, ngắt kết nối quốc gia này khỏi SWIFT, đưa ra lệnh cấm giao dịch với chứng khoán nợ của Nga và cấm các doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào các dự án năng lượng của Moscow.
Giới chuyên gia cho rằng, việc Nga đột ngột ngắt kết nối với SWIFT có thể gây ra tình trạng dao động tỷ giá mạnh trên thị trường tiền tệ. Moscow từng cảnh báo rằng họ coi việc tách Nga ra khỏi SWIFT là “một lời tuyên chiến”.
Phương Tây cũng bị ảnh hưởng
Nhiều nước cũng bị ảnh hưởng nếu Nga bị loại khỏi SWIFT (Ảnh minh họa: Caspian).
Việc loại một quốc gia khỏi SWIFT không phải chưa từng có tiền lệ. Năm 2012, SWIFT từng loại các ngân hàng của Iran khỏi hệ thống này sau khi EU trừng phạt chương trình hạt nhân của Tehran. Theo bà Shagina, điều này khiến kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của Iran giảm khoảng 50%, trong khi 30% thương mại quốc tế bị gián đoạn.
Hiện chưa rõ kịch bản loại Nga khỏi SWIFT có được sự ủng hộ đến mức nào của các đồng minh của Mỹ. Mỹ và Đức bị cho là sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu Nga bị loại khỏi SWIFT bởi các ngân hàng của hai nước này sử dụng SWIFT thường xuyên nhất để kết nối với ngân hàng Nga.
EU cho biết, họ sẵn sàng đáp trả bằng các “lệnh trừng phạt toàn diện chưa từng có tiền lệ” nếu Nga “động binh” với Ukraine. Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng cho biết, chính phủ của ông đang thảo luận với phía Mỹ về khả năng loại Nga khỏi SWIFT.
“Đó chắc chắn là một vũ khí rất mạnh (để chống lại Nga). Tôi cho rằng, nó chỉ có thể triển khai với sự hỗ trợ của Mỹ. Chúng tôi đang thảo luận về điều đó”, ông Johnson nói. Mỹ cho thấy sức mạnh tài phán ngày một lớn đối với SWIFT và sử dụng cơ chế này như là một công cụ để thực thi chính sách cấm vận. SWIFT đã nhiều lần gây tranh cãi vì cho phép chính phủ Mỹ giám sát và trong một số trường hợp can thiệp vào các giao dịch nội bộ châu Âu.
Trong khi đó, ông Zhuravlev nhận định: “SWIFT là một công ty châu Âu có sự tham gia của nhiều nước trong khối. Để đưa ra quyết định về việc ngắt kết nối, cần có quyết định thống nhất của tất cả quốc gia thành viên. Quyết định của Mỹ và Anh chắc chắn là không đủ. Tôi không chắc rằng các quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia có tỷ trọng thương mại với Nga lớn, sẽ ủng hộ việc đó”.
Biện pháp ứng phó của Nga
Đây không phải lần đầu tiên phương Tây đe dọa loại Nga khỏi SWIFT. Do vậy, những năm gần đây, Nga đã có những động thái nhằm giảm thiểu thiệt hại nếu kịch bản đó xảy ra. Nga đã lập hệ thống thanh toán riêng SPFS sau khi bị phương Tây áp các lệnh trừng phạt vào năm 2014 do sáp nhập bán đảo Crimea.
Theo Ngân hàng Trung ương Nga, SPFS có khoảng 400 thành viên đang sử dụng. Khoảng 20% giao dịch nội địa được thực hiện thông qua SPFS. Tuy nhiên, dung lượng của tin nhắn bị hạn chế đáng kể so với SWIFT, và hệ thống chỉ hoạt động trong giờ hành chính, trong khi SWIFT hoạt động 24/7.
Hệ thống Thanh toán Liên ngân hàng Xuyên biên giới (CIPS) của Trung Quốc cũng được coi là một giải pháp thay thế cho SWIFT. Nga cũng có thể sử dụng tiền điện tử. Tuy nhiên, các phương án này đều hạn chế và kém hấp dẫn hơn so với SWIFT.
Mỹ khuyến cáo công dân lập tức rời Ukraine giữa lúc "căng như dây đàn"
Đại sứ quán Mỹ tại Kiev hối thúc công dân lập tức rời Ukraine với lý do "tình hình an ninh khó lường" trước nguy cơ Nga "động binh" với Ukraine.
Mỹ cho rằng tình hình an ninh hiện nay ở Ukraine rất khó lường trước nguy cơ "động binh" từ Nga (Ảnh: EPA).
Trong cảnh báo trên trang chủ ngày 26/1, Đại sứ quán Mỹ tại Kiev nói rằng, tình hình an ninh ở Ukraine "có thể xấu đi nhanh chóng", do đó cơ quan này khuyến cáo công dân Mỹ tại đây nghiêm túc cân nhắc rời Ukraine ngay.
Đầu tuần này, Mỹ đã hối thúc công dân của mình không đến Ukraine và cũng thông báo kế hoạch rút bớt nhân viên ngoại giao cùng người thân của họ khỏi Ukraine. mặc dù Đại sứ quán Mỹ ở Kiev sẽ tiếp tục mở cửa.
Khuyến cáo được đưa ra giữa lúc căng thẳng Nga - Ukraine leo thang. Phương Tây cáo buộc Nga chuẩn bị "động binh" sau khi đưa hơn 100.000 binh sĩ và khí tài đến sát biên giới của nước này. Để chuẩn bị cho kịch bản Nga can thiệp quân sự vào Ukraine, Mỹ và các đồng minh phương Tây, trong đó có Anh, đã vận chuyển vũ khí giúp Ukraine tăng cường năng lực quốc phòng.
Ngoài ra, Mỹ và các đồng minh như Romania, Bulgaria và Hungary, đang cân nhắc triển khai thêm quân tới sườn phía đông của NATO, gần biên giới Nga. Nếu kế hoạch này được thực thi, mỗi quốc gia sẽ điều khoảng 1.000 quân tới khu vực trên. Hôm 24/1, Mỹ cũng đặt 8.500 binh sĩ vào tình trạng báo động cao, sẵn sàng triển khai tới Đông Âu hỗ trợ Lực lượng Phản ứng nhanh của NATO để đối phó khủng hoảng Ukraine nếu cần.
Bất chấp những cảnh báo của phương Tây, Nga khẳng định không có kế hoạch tấn công Ukraine và việc Moscow điều động lực lượng trong phạm vi lãnh thổ là hoàn toàn bình thường. Người đứng đầu hội đồng an ninh quốc gia Ukraine cũng cho rằng, phương Tây đang phóng đại mối nguy hiểm vì mục đích địa chính trị. Giới chức Ukraine nói rằng, mối đe dọa này đã tồn tại suốt 8 năm qua khi Nga cho sáp nhập bán đảo Crimea và mối đe dọa đó không hề gia tăng.
Thông điệp có phần "lạ" này khiến giới phân tích suy đoán về tính toán của Ukraine. Một số người cho rằng đó là cách để chính quyền Kiev giữ ổn định thị trường, ngăn chặn sự hoảng loạn và tránh kích động Moscow. Trong khi đó, một số người nhận định, điều này thể hiện Ukraine chấp nhận một hiện thực không dễ dàng là xung đột với Nga đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Nhận định về nguy cơ Nga "động binh" với Ukraine, ông Keir Giles, chuyên gia về Nga của Viện Chatham ở London, Anh, nói Nga dồn quân đến biên giới với Ukraine chỉ nhằm "nắn gân" phương Tây, buộc họ phải xem xét nghiêm túc những đề xuất mà Moscow đưa ra, trong đó có yêu cầu NATO ngừng mở rộng về phía đông.
Suốt hai tháng qua, phương Tây luôn mặc định rằng Nga chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine. Tuy nhiên, thực tế, điều đó vẫn chưa xảy ra và dường như sẽ không xảy ra, ít nhất không theo cách mà hầu hết mọi người hình dung.
Năm ngoái, khi Nga tăng cường hiện diện quân sự gần biên giới Ukraine, giới phân tích cho rằng, nguy cơ một chiến dịch quân sự lớn là rất thấp bởi khi đó binh sĩ Nga được triển khai mà không kèm theo các động thái triển khai những trang thiết bị, khí tài cần thiết như đạn dược, nguồn lực y tế và các nguồn lực khác hỗ trợ cho tác chiến.
Lần này, Nga cho thấy tất cả những yếu tố đó và tiếp tục điều binh sĩ về phía tây để gây sức ép. Điều đó khiến phương Tây cho rằng việc triển khai lực lượng không phải chỉ để phô trương bởi vì quy mô triển khai "quá lớn".
Tuy nhiên, phương Tây dường như đã quên mất rằng, điều này đã từng xảy ra. Bằng cách dồn lực lượng đến biên giới với Ukraine, Nga từng buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán những gì Moscow muốn. Sau khi cho sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, Nga gây bất ngờ với việc đưa một lượng lớn binh sĩ đến biên giới với Ukraine. Nhiệm vụ chính của lực lượng này trong phần lớn năm 2015 chỉ là "án binh bất động" ở khu vực biên giới để thu hút sự chú ý và gây sức ép với phương Tây.
Nga đưa tàu chiến đến biển Đen tập trận Nga vừa điều 20 tàu chiến và tàu hỗ trợ đến biển Đen để tập trận giữa lúc căng thẳng với phương Tây về tình hình Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga ngày 26.1 xác nhận đội tàu chiến và tàu hỗ trợ gồm 20 chiếc đã rời cảng Sevastopol và Novorossiysk ở miền nam Nga để ra biển Đen. Đài RT dẫn thông...