Loài vật kỳ lạ giống hệt chân rùa, có tiề.n chưa chắc đã mua được
Ốc chân rùa là một loài ốc biển nổi tiếng thế giới, chúng thường bám ở các kẽ đá và có giá trị dinh dưỡng cao.
Do chỉ sinh trưởng ở ngoài biển khơi, khó đán.h bắt nên chúng được coi là một trong những loài hải sản đắt nhất hành tinh.
Trong số các loài ốc biển, ốc chân rùa tên khoa học “ Capitulum mitella” vô cùng nổi tiếng bởi sự quý hiếm và giá thành cao.
Ốc chân rùa không được bán đại trà. Nó có số lượng rất ít nên không phải ai cũng có cơ hội nhìn thấy và thưởng thức.
Con người không thể nuôi ốc chân rùa trong môi trường nhân tạo. Do vậy, nó không có tại các cửa hàng kinh doanh thủy hải sản.
Ốc chân rùa chỉ sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Chúng bám chắc trên các vách đá, hẻm núi ở vùng liên triều (phần bờ biển giữa lúc thủy triều lên và xuống) nên rất khó bắt được.
Để bắt được ốc chân rùa, ngư dân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về thời tiết, thủy triều nhằm tránh rủi ro, đảm bảo an toàn tính mạng.
Mỗi con ốc chân rùa gồm có 2 phần: phần đầu trông như móng rùa, cứng trong khi phần thân có lớp da dày.
Ốc chân rùa thường được chế biến thành các món như nướng, sashimi, súp miso… Đặc biệt, các bộ phận không ăn được chiếm đến gần một nửa trọng lượng của ốc chân rùa. Do đó, khá dễ hiểu vì sao chúng được coi là một trong những loài hải sản đắt nhất hành tinh.
Ốc chân rùa có thời gian sinh trưởng rất lâu, thậm chí phải mất tới 10 năm để chúng có phần thịt dày dặn nhất.
Loài ốc này chỉ sống ở những nơi có nguồn nước rất sạch. Nếu nước biển ô nhiễm, chúng sẽ không thể sống được, thậm chí sẽ chế.t rất nhanh.
Giá cao nhất của ốc chân rùa rơi vào khoảng 200 – 300 Euro/kg (tức khoảng từ 5 triệu đồng đến hơn 8 triệu VND/kg).
Ở Trung Quốc, giá ốc chân rùa vô cùng đắt đỏ, một con nhỏ thôi cũng có giá tới 900 NDT khoảng hơn (3 triệu đồng)
Nhiều người giàu có sẵn sàng chi bộn tiề.n để mua chúng nhưng chưa chắc đã có được.
Phát hiện hệ sinh thái chưa từng thấy bên dưới hồ nước bí mật ở Nam Cực
Các nhà khoa học đang nghiên cứu Hồ Enigma đóng băng ở Nam Cực đã phát hiện ra một hệ sinh thái chứa đầy các quần thể vi khuẩn kỳ lạ bên dưới.
Đồ họa hiển thị các hồ (chấm màu xanh), các con sông (các đường màu xanh) và các khu vực dưới mực nước biển (màu tím) bên dưới lớp băng ở Nam Cực.
Hồ Enigma ở Nam Cực là hồ băng vĩnh cửu, cho đến gần đây vẫn được cho là đông cứng.
Trong chuyến thám hiểm Nam Cực từ tháng 11/2019 đến tháng 1/2020, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hồ bằng radar xuyên đất và phát hiện ít nhất 12 mét nước lỏng dưới băng. Sau đó, họ khoan vào băng và đưa một camera xuống dưới để khám phá độ sâu của hồ. Dựa trên thành phần hóa học của muối trong nước, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng nước hồ liên tục được bổ sung từ sông băng Amorphous gần đó thông qua một đường ngầm chưa xác định.
Hệ sinh thái ẩn dưới lớp băng Nam Cực
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, mặc dù bị cô lập khỏi bầu khí quyển, vùng nước của Hồ Enigma là nơi sinh sống của một số loại vi khuẩn, bao phủ đáy hồ thành các mảng nhỏ được gọi là thảm vi khuẩn. Nhiều sinh vật trong số này có khả năng quang hợp, tạo cho hồ nồng độ oxy hòa tan cao.
Một số thảm tạo thành lớp phủ mỏng, nhọn trên lòng hồ. Những thảm khác trông giống như "một tấm thảm dày nhàu nát, đôi khi tạo thành những cấu trúc giống cây vô định cao tới 40 cm và đường kính lên tới 50 đến 60 cm",các nhà nghiên cứu đã viết trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Communications Earth and Environment tháng 12.
Các vi khuẩn dưới lòng hồ bao gồm một số loài Patescibacteria những sinh vật đơn bào nhỏ bé bám vào các tế bào vật chủ lớn hơn để hình thành mối quan hệ có lợi cho nhau hoặc mối quan hệ săn mồi. Những sinh vật này chưa từng được tìm thấy trong các hồ băng và thường không phát triển mạnh trong điều kiện oxy cao, cho thấy rằng những Patescibacteria này có thể đã phát triển các thủ thuật trao đổi chất độc đáo để tồn tại.
Các nhà nghiên cứu viết: "Phát hiện này làm nổi bật sự phức tạp và đa dạng của chuỗi thức ăn trong các hồ băng vĩnh cửu ở Nam Cực, trong đó lối sống cộng sinh và săn mồi là khả năng chưa từng được biết đến trước đây".
Hệ sinh thái cực đoan của hồ có thể cung cấp thông tin chi tiết về điều kiện đặc biệt ở những nơi có thể tìm thấy sự sống của vi khuẩn trên các thế giới khác, đồng tác giả nghiên cứu Stefano Urbini, nhà địa vật lý tại Viện Địa vật lý và Núi lửa Quốc gia ở Ý cho biết.
Lão nông khoe câu được "rùa cổ" có 4 mũi tên cắm sau lưng: Chuyên gia khẳng định đó là bảo vật hơn 3000 năm tuổ.i, trị giá hơn 6.200 tỷ đồng Hoá ra, con rùa mà ông cụ Trung Quốc câu được có lai lịch không hề tầm thường. Năm 2009, một ông cụ ở Hà Nam, Trung Quốc, đang câu cá dọc bờ sông thì bất ngờ câu được một con rùa kỳ lạ. Theo đó, đây không phải là một con rùa thật mà được làm bằng kim loại đã bị gỉ...