Loài vật khiến cả hòn đảo phải tìm cách diệt chuột
Tôm hùm cây từng bị tuyệt chủng vào thế kỷ trước vì nhiều nguyên nhân. Hiện, các nhà khoa học tìm cách để nhân giống và bảo tồn loài côn trùng mang tính biểu tượng của Australia.
Tôm hùm cây sống trên đảo Lord Howe ở Australia. Ảnh: Granitethighs.
Tree lobster (tôm hùm cây hoặc côn trùng que) là loài công trùng sống trên đảo Lord Howe ở Australia. Năm 1920, loài này biến mất khỏi tự nhiên và được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 1986, theo ScienceAlert.
Trước đó, vào những năm 1960, những người leo núi trên đảo nói rằng họ bắt gặp loài này trên một dãy núi lửa cách đảo khoảng 23 km. Nhưng phải đến năm 2001, loài này mới chính thức được xác nhận trở lại và hiện còn khoảng 20-30 cá thể đang sinh sống trong môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên mà loài này đang “bám trụ” là mỏm đá núi lửa thẳng đứng có tên là Ball’s Pyramid (Kim tự tháp của Ball) nằm trên đảo Lord Howe.
Video đang HOT
Điều mà các nhà khoa học lo ngại là Ball’s Pyramid rất dễ gặp phải những hiện tượng thời tiết cực đoan, dễ bị lở đất nên động vật sinh sống ở nơi này có thể bị đe dọa đến tính mạng.
Hơn nữa, thực phẩm duy nhất dành cho những loài côn trùng ăn cỏ trên đảo này là Melaleucahoweana, nhưng hiện loài này bị một loài cây dây leo xấm lấn nặng nề, không đến mức biến mất vĩnh viễn nhưng cũng rất khó sống và phát triển.
Chưa dừng lại ở việc thiếu đất sống và thiếu thức ăn, tôm hùm cây còn gặp một mối đe dọa khác là chuột. Vào năm 1918, chuột bò lên đảo Lord Howe từ một vụ đắm tàu, sản sinh liên tục và ăn thịt nhiều loài vật trên đảo.
Tôm hùm cây không phải nạn nhân duy nhất của chuột, nhiều loài vật bản địa khác cũng trở thành thức ăn của con vật này, bao gồm 5 loài chim, 12 loài động vật không xương sống và 2 loài thực vật.
Kể từ năm 2019, đảo Lord Howe thực hiện kế hoạch tiêu diệt sạch con vật này với sự giúp đỡ của chó diệt chuột. Nhờ đó, nhiều loài như ốc sên đất có nguy cơ tuyệt chủng, cho đến loài chim được gọi là Lord Howe Woodhen, cũng mạnh mẽ hồi sinh và thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Lo lắng tôm hùm cây một lần nữa bị tuyệt chủng giống như ở thế kỷ trước, các nhà khoa học đã thiết lập chương trình nhân giống từ 4 cá thể mang về từ đảo Lord Howe.
Melbourne (Australia), Bristol (Anh) và Sở thú San Diego (Mỹ) đã cùng nhau thiết lập một quần thể nuôi nhốt tôm hùm cây để nhân giống, hiện số lượng loài này đã lên đến hàng nghìn con.
Mới đây, Sở thú San Diego quyết định cho phép du khách tham quan, tận mắt chiêm ngưỡng loài côn trùng phi thường này của Australia. Một số sở thú khác trên thế giới cũng đang tìm cách để đưa tôm hùm cây rời khỏi những vách đá, đến một môi trường mới để thu hút khách tham quan.
Nói về lý do cho phép du khách chiêm ngưỡng tôm hùm cây bất chấp nguy cơ tuyệt chủng, nhà côn trùng học Paige Howorth của Sở thú San Diego giải thích rằng việc đưa du khách đến gần với loài vật quý hiếm, mang tính biểu tượng cũng là một cách tốt để nâng cao nhận thức trong việc tìm hiểu và bảo vệ chúng.
Nhật Bản nhân giống thành công loài lươn có nguy cơ tuyệt chủng
Đại học Kindai (Nhật Bản) đã trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên nhân giống thành công loài lươn Nhật trong bối cảnh số lượng lươn trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.
Loài lươn Nhật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Nguồn: Kyodo)
Đại học Kindai thuộc tỉnh Osaka, miền Tây Nhật Bản, cho biết, đã thành công trong việc "tạo chu kỳ sống hoàn chỉnh" cho loài lươn Nhật, giống cá với hương vị thơm ngon nhưng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Đại học Kindai đã ứng dụng phương pháp mà cơ quan Giáo dục và nghiên cứu thủy sản Nhật Bản từng sử dụng hồi năm 2010. Đây cũng là cơ sở đầu tiên trên thế giới tạo chu kỳ sống hoàn chỉnh cho loài lươn Nhật, từ ấp trứng, nuôi và sản sinh ra con cái.
Cụ thể, Đại học Kindai đã thụ tinh nhân tạo trứng lấy từ lươn cái rồi nuôi ấp đến khi lươn trưởng thành, sau đó lặp lại quy trình để hoàn tất một chu kỳ hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Đại học Kindai đang gặp khó trong việc duy trì giống lươn con với số lượng lớn.
Nguyên nhân là do những con lươn con, còn gọi là lươn thủy tinh, cần thời gian để lớn song thói quen ăn uống của chúng thường làm bẩn bể nuôi khiến lươn khó có thể sống lâu. Do đó, việc ứng dụng phương pháp này phục vụ mục đích thương mại vì thế cũng chưa thành hiện thực.
Trước đó, Đại học Kindai đã thành công trong việc tạo chu kỳ sống hoàn chỉnh của cá ngừ vây xanh.
Giáo sư Shukei Masuma thuộc tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản của Đại học Kindai cho biết, sẽ tập trung phát triển công nghệ nuôi lươn thủy tinh và hỗ trợ hoạt động thương mại hóa giống lươn này.
Mặc dù 99,9% lươn có sẵn tại thị trường Nhật Bản đều được nuôi ở trang trại, song ngư dân trước hết phải đánh bắt lươn con ở ngoài biển. Sản lượng đánh bắt lươn giảm mạnh trong thời gian qua đã thôi thúc các nhà sản xuất tập trung phát triển công nghệ cho phép gây giống lươn từ trứng.
Nhật Bản nhân giống thành công loài lươn đặc sản Món cơm lươn trứ danh của Nhật Bản dường như đã có 'lối thoát' khi nước này lần đầu nhân giống thành công nguyên liệu chế biến đặc sản. Lươn non nở thành công từ quá trình sinh sản mới. Khác với lươn tại Việt Nam là một loài cá thuộc bộ lươn, sống ở nước ngọt, lợ, có tên khoa học là...