Loài vật được ví với “hóa thạch sống” tồn tại hàng trăm triệu năm trước, Việt Nam hầu như nhà nào cũng có
Sự xuất hiện của loài vật này trong các gia đình thường khiến con người khó chịu.
Trong nhiều gia đình ở Việt Nam thường xuất hiện một loài vật gây khó chịu cho con người. Chúng thích độ ẩm cao nên sẽ xuất hiện quanh miệng cống thoát sàn vì rác vệ sinh dưới cống. Chúng không lây lan bệnh tật nhưng lại gây nên tình trạng dị ứng cho con người. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, những con côn trùng này còn được ví như “ hóa thạch sống”, tồn tại từ hàng triệu năm trước cho đến ngày nay. Đó là loài vật nào?
Loài vật xuất hiện trước cả khủng long
Loài vật được nhắc tới trong bài là bọ bạc, hay còn được gọi là nhậy bạc, con mọt sách, rận sách… Bọ bạc là một loài côn trùng nhỏ, nguyên thủy, không cánh trong bộ Zygentoma (trước đây là Thysanura ). Tên gọi chung của nó bắt nguồn từ màu xám nhạt của loài côn trùng này.
Có khoảng 250 loài bọ bạc được biết đến trên thế giới, và hơn 20 loài được biết đến ở Trung Quốc. Chúng là loài gây hại phổ biến cho nhiều gia đình và các di tích văn hóa sách trên thế giới.
Bọ bạc là loài vật gây hại phổ biến cho nhiều gia đình và các di tích văn hóa sách trên thế giới. (Ảnh: Pixabay)
Bọ bạc là loài côn trùng sống về đêm thường dài 13-25 mm. Phần bụng của nó thuôn nhọn về phía cuối, tạo nên hình dáng giống cá. Những con mới nở có màu trắng, nhưng phát triển màu xám và ánh kim loại khi chúng lớn lên. Nó có hai đốt cổ dài và một sợi tận cùng ở đầu bụng giữa các đốt cổ. Nó cũng có hai mắt kép nhỏ.
Bọ bạc có thể tái tạo các sợi bị mất trong vòng bốn tuần. Chúng là một loài di chuyển rất nhanh, thường trốn ánh sáng.
Mọt sách là một loài có mặt ở nhiều nơi, chúng được tìm thấy ở Châu Phi, Châu Mỹ, Úc, Âu Á và một phần của Thái Bình Dương. Chúng sống ở những khu vực ẩm ướt, đòi hỏi độ ẩm tương đối từ 75% đến 95%. Ở khu vực thành thị, chúng có thể được tìm thấy trên gác mái, tầng hầm, bồn tắm, bồn rửa, nhà bếp, những cuốn sách, lớp học và phòng tắm.
Bọ bạc có thể được tìm thấy trên gác mái, tầng hầm, bồn tắm, bồn rửa, nhà bếp, những cuốn sách, lớp học và phòng tắm. (Ảnh: Pixabay)
Chúng là loài có hành vi giao phối cực kỳ phức tạp. Cụ thể, khi con cái và đực nhìn thấy nhau, chúng chỉ mất vài giây để chạy lại gần nhau. Sau đó sẽ nhanh chóng hướng về phía đầu chạm vào xúc tua để điều chỉnh vị trí cơ thể rồi con bọ bạc cái sẽ trực tiếp tấn công và truy đuổi bọ bạc đực một cách khá táo bạo. Sau một hồi đuổi bắt, con bọ bạc đực sẽ sinh ra một cái túi mịn bọc trong lớp phấn trắng để bọ bạc cái đẻ trứng vào đó.
Con cái đẻ từng nhóm ít hơn 60 quả trứng cùng một lúc, đẻ vào các kẽ hở nhỏ. Trứng có hình bầu dục, màu trắng, dài khoảng 0,8 mm, và mất từ hai tuần đến hai tháng để nở. Một con bọ bạc thường đẻ ít hơn 100 quả trứng trong đời.
Khi ấu trùng nở, chúng có màu trắng và trông giống như những con trưởng thành nhỏ hơn. Khi lột xác, bọ bạc non có bề ngoài màu xám và ánh kim loại, cuối cùng chúng trưởng thành sau ba tháng đến ba năm. Chúng có thể trải qua 17 đến 66 lần thay lông trong đời, đôi khi là 30 lần trong một năm—nhiều hơn hầu hết các loài côn trùng. Bọ bạc là một trong số ít loài côn trùng tiếp tục lột xác sau khi trưởng thành, với tuổi thọ ước tính khoảng 2 đến 8 năm.
Video đang HOT
Bọ bạc đã có mặt trên Trái đất gần 300 triệu năm. (Ảnh: Pixabay)
Giới khoa học còn công nhận mọt sách là một loài “hóa thạch sống”. Nếu như khủng long xuất hiện lần đầu tiên cách đây gần 230 triệu năm, và đã tuyệt chủng cách đây 65 triệu năm. Còn mọt sách thì đã có mặt trên Trái đất gần 300 triệu năm, chứng kiến toàn bộ quá trình sinh sống của khủng long từ khi xuất hiện cho đến khi tuyệt chủng.
Trong một số ghi chép cổ của Trung Quốc, bọ bạc được miêu tả là “loài sâu màu trắng bạc sống trong quần áo và sách vở, khi còn non chúng sẽ có màu vàng và dần trở thành màu trắng bạc khi lớn lên”.
Những tác hại và cách loại bỏ bọ bạc
Bọ bạc là loài côn trùng có “sở thích” gặm nhấm đồ đạc, đồ dùng trong nhà. Ngoài ra, chúng còn thích phá hoại giấy tờ, quần áo và làm cho chúng ta bị dị ứng.
Sở dĩ bọ bạc thường dễ bắt gặp trong các gia đình vì loài vật này cực kỳ thích bột mì, yến mạch và tinh bột vì đây là những thực phẩm có thể cung cấp carbohydrate. Ngoài ra, chúng cũng thích ăn keo, hồ dán, gáy sách, ảnh, đường, tóc, đất, hay bông, vải lanh, lụa và sợi nhân tạo.
Bọ bạc thích phá hoại giấy tờ, quần áo và làm cho chúng ta bị dị ứng. (Ảnh: Pixabay)
Bên cạnh đó, bọ bạc có thể ăn chất đạm như thịt bò, thịt heo, các sản phẩm da, xác côn trùng và da của chính chúng.
Không chỉ gây ra dị dứng, bọ bạc còn có thể lây lan các chất gây ô nhiễm khác vì chúng thường bò ở nhiều nơi như thùng rác và cống rãnh. Thậm chí, sự ham ăn của chúng còn làm hỏng nhà cửa và tài sản của con người.
Nếu không thích sự xuất hiện của loài vật này trong nhà, bạn có thể áp dụng một số cách sau để loại bỏ chúng.
Thứ nhất, bạn hãy đóng gói thật kỹ những món ăn “khoái khẩu” của bọ bạc như mì, bột mì, bánh mì, ngũ cốc…
Sự ham ăn của bọ bạc còn làm hỏng nhà cửa và tài sản của con người. (Ảnh: Pixabay)
Thứ hai, sử dụng máy hút ẩm để hạn chế môi trường có độ ẩm cao. Kiểm tra các đường ống thường xuyên để sớm phát hiện rò rỉ và khắc phục kịp thời. Nhanh chóng khắc phục các vết nứt trên tường nhà vì mưa xuống sẽ đọng nước vào những kẽ hở, vết nứt đó. Đồng thời, bạn cần giữ cho máng xối thông thoáng bằng cách vệ sinh thường xuyên.
Thứ ba, bạn cần thường xuyên dọn dẹp gác xép, tầng hầm hoặc kho chứa. Những giấy tờ, sách vở không cần dùng cũng cần được thu xếp gọn gàng.
Thứ tư, bạn có thể sử dụng đất tảo cát để rắc xung quanh ổ và những nói bọ bạc thường tụ tập như chân tường, tủ quần áo. Khi chúng tiếp xúc với đất tảo cát, lớp vỏ phủ bên ngoài của bọ sẽ bị phá hủy và chúng sẽ chết ngay lập tức.
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới: Sở hữu 'dao găm' 12 cm, tung một cước gây vết rách chí mạng
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới này có thể tung những cú đá gây ra những vết rách chí mạng.
Tạp chí Động vật hoang dã Thế giới thông tin, Cassowary (Đà điểu đầu mào) được mệnh danh là "loài chim nguy hiểm nhất thế giới".
Cao lớn, dũng mãnh, hung hăng và nóng nảy là những tính từ người ta thường thấy về loài đà điểu chuyên sống ở Australia và hòn đảo lớn thứ hai thế giới New Guinea này.
Trong số đó, loài đà điểu đầu mào phương Nam (danh pháp khoa học: Casuarius casuarius) sinh sống ở New Guinea là loài lớn nhất - cao gần 1,5 mét, nặng hơn 75 kg. Môi trường sống của đà điểu đầu mào phương Nam là rừng mưa nhiệt đới rậm rạp.
Vẻ ngoài tiền sử của loài chim nguy hiểm nhất hành tinh
Hình ảnh một con đà điểu đầu mào có thể cao đến 1,5 mét. Ảnh: JOEL SARTORE/NATIONAL GEOGRAPHIC PHOTO ARK
Vẻ ngoài của những con đà điểu đầu mào rất bắt mắt. Loài chim này có vẻ ngoài thời tiền sử với đầu và cổ màu xanh đậm, hai vạt da màu đỏ tươi. Mỏ của chúng rất rộng, cứng, sắc giống như một con dao găm; chiếc cổ dài duyên dáng nhiều màu và bộ lông sáng màu tạo thêm chút "sự nổi trội" cho chúng trong thế giới loài chim.
Vũ khí sắc bén của đà điểu đầu mào
Ngoài ra, đà điểu đầu mèo có bàn chân rất đặc biệt, các ngón chân của chúng được bao phủ bởi những chiếc móng sắc nhọn, đó là lý do tại sao chúng có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng một khi tấn công.
Có thể nói, vũ khí hữu hiệu nhất của đà điểu đầu mào đến từ đôi chân có thể dài đến gần 1 mét của chúng.
Đầu tiên là đôi chân cực kỳ mạnh mẽ cho phép đà điểu đầu mào nhảy cao hơn 1,5 mét và có thể chạy nước rút với tốc độ 50 km/giờ.
Bàn chân đà điểu đầu mào thể hiện sức mạnh đáng sợ của loài chim nguy hiểm nhất thế giới.
Tiếp đến là bàn chân to lớn. Mỗi ngón chân có một móng vuốt dài.
Vũ khí đáng sợ nhất của loài đà điểu này chính là chiếc móng ở phần trong cùng của bàn chân (móng của ngón chân út). Chiếc móng này không chỉ dài đến 12 cm mà còn sắc như dao găm.
Khi bị đe dọa, đà điểu sẽ nhảy lên và tấn công bằng móng vuốt này, có khả năng gây ra những vết rách chết người.
Theo Bách khoa toàn thư tiếng Anh Britannica, đà điểu đầu mào được biết đến là loài có khả năng giết người, động vật từ những 'cú chém' bằng bàn chân đầy uy lực của chúng.
Trong các khu rừng mưa nhiệt đới, đà điểu đầu mào là loài động vật rất mạnh mẽ. Chúng sẽ trở nên hung hăng nếu cảm thấy bị đe dọa. Một khi bất kỳ "người lạ" hoặc "động vật lạ" nào xâm nhập vào lãnh thổ của chúng, chúng sẽ theo đuổi và tấn công đến cùng.
Tuy là loài chim nguy hiểm nhất thế giới nhưng cái chết liên quan đến đà điểu đầu mào được ghi nhận ở Úc đã xảy ra gần 100 năm trước. Các cuộc tấn công về sau không gây tử vong cho người, và có thể xảy ra khi người ta cố gắng cho chúng thức ăn.
Chim đực ấp và nuôi con
Trứng của đà điểu đầu mào.
Một điều đặc biệt nữa liên quan đến đà điểu đầu mào là trứng của chúng có màu xanh lục rất đẹp mắt.
Màu xanh lục của trứng đà điểu đầu mào phương Nam đến từ biliverdin, một sắc tố phổ biến được tìm thấy trong vỏ trứng chim. Vì đà điểu đầu mào là loài chim làm tổ trên mặt đất nên màu xanh của trứng để ngụy trang, hòa cùng màu của thảm thực vật xung quanh trong các khu rừng nhiệt đới, nhằm bảo vệ trứng khỏi những kẻ săn mồi tiềm năng.
Không giống như nhiều loài chim khác, đà điểu đầu mào đực là người chăm sóc chính cho con cái của chúng. Con cái sẽ đẻ khoảng 4 quả trứng rồi bỏ đi. Con đực chịu trách nhiệm ấp trứng trong khoảng 50 ngày và chăm sóc con non trong khoảng 9 tháng sau khi chúng nở.
'Quái ngư' ở hồ nước sâu 1.642m của Nga: Bên trong có 'hạt ngọc' cực đắt, chi bội tiền chưa chắc mua được Hồ nước sâu nhất thế giới tại Nga chứa loài 'quái ngư' nặng hàng trăm kg. Hồ Baikal nằm ở trung tâm đồng bằng Đông Siberia ở Nga. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới (chứa khoảng 1/5 lượng nước ngọt trên bề mặt Trái đất) - sâu nhất thế giới (1.642 mét) - lâu đời nhất trên thế giới (20...