Loại trái cây nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường loại 2 xảy ra khi đường từ chế độ ăn uống không được các tế bào của cơ thể xử lý thành năng lượng, mà tích tụ trong máu.
Đo đường huyết – SHUTTERSTOCK
Điều ít ai ngờ là tuy trái cây rất tốt cho sức khỏe, nhưng ăn nhiều trái cây loại này có thể làm cho bệnh nặng hơn, theo Express.
Đường bên trong cơ thể là nguồn năng lượng của tế bào, nhưng bệnh tiểu đường loại 2 cản trở điều này.
Tổ chức về Bệnh tiểu đường của Anh – Diabetes UK, giải thích tình trạng này xảy ra khi tuyến tụy tạo ra quá ít insulin, hoặc cơ thể kháng insulin, khiến các tế bào không thể hấp thụ đường được nữa, dẫn đến lượng đường tích tụ trong máu và tăng lên.
Dấu hiệu phổ biến của bệnh tiểu đường loại 2 là mệt mỏi, và vô cùng khát nước, tiểu nhiều và sụt cân.
Trái cây và rau quả rất tốt cho sức khỏe. Nó cung cấp chất xơ, khoáng chất và vitamin.
Và bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra loại và lượng trái cây ăn vào.
Cẩn thận với trái cây sấy khô
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi được sấy khô, lượng nước trong trái cây mất đi, dẫn đến nồng độ các chất dinh dưỡng, và đặc biệt là lượng đường tăng cao hơn.
Vì vậy, hãy thận trọng với khẩu phần khi ăn trái cây sấy khô, vì ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho bệnh nhân tiểu đường, theo Express.
Một khẩu phần trái cây sấy khô tương đương với 1 muỗng canh vun nho khô hoặc một nắm chuối khô.
Nho khô – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tổ chức Diabetes UK giải thích một số bệnh nhân tiểu đường còn nhầm tưởng rằng tốt nhất là tránh ăn trái cây.
Nhưng thật ra không phải vậy: đường trong trái cây không phải là “đường tự do” như đường trong bánh ngọt, bánh quy và sô cô la.
Đường trong trái cây không nguy hiểm, nhưng chính số lượng carbohydrate bạn ăn vào mới ảnh hưởng đến lượng đường trong máu sau khi ăn.
Để minh họa sự khác biệt giữa trái cây tươi và trái cây sấy khô, hãy xem ví dụ sau.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ,
1 chén nho tươi 151 gram chứa 27,3 gram carbohydrate.
1 chén nho khô 145 gram chứa đến 115 gram carbohydrate, gấp hơn 4 lần.
Tổ chức Diabetes UK ghi nhận một số người cảm thấy dễ lạm dụng trái cây sấy khô. Tổ chức này khuyên bệnh nhân tiểu đường nên chia đều lượng trái cây ăn trong ngày, nhằm tránh ăn nhiều carbohydrate cùng một lúc, có thể khiến chỉ số đường huyết tăng đột biến.
Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên đặt mục tiêu giữ mức đường huyết dưới 8,5mmol/L trong vòng 90 phút sau khi ăn, theo Express.
Lượng đường trong máu quá cao có thể gây ra các biến chứng, như tổn thương thần kinh và bệnh thận.
10 loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp
Theo Health Line, 10 loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, an toàn cho người tiểu đường gồm: Cherry, bưởi, mơ, lê, táo, cam, mận, dâu tây và quả mọng, đào, nho.
Chỉ số đường huyết (GI) của một loại thực phẩm cho biết mức độ tăng của lượng đường trong máu của một người nhanh như thế nào khi ăn vào.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là từ 55 trở xuống.
Chỉ số đường huyết càng thấp, lượng đường trong máu càng tăng chậm, có thể giúp cơ thể kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Hầu hết các loại trái cây đều có GI thấp đến trung bình. Nhiều loại trái cây cũng chứa nhiều vitamin A và C, cũng như chất xơ, theo Health Line.
Dùng thuốc trị trào ngược a xít dạ dày nhiều có thể tăng nguy cơ tiểu đường
Dùng thuốc chống trào ngược a xít dạ dày trong thời gian ngắn được xem là an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây phát hiện dùng thuốc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị tiểu đường 2.
Dùng các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI) để điều trị trào ngược a xít dạ dày trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các loại thuốc dùng để trị trào ngược a xít dạ dày được gọi chung là thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thuốc hoạt động bằng cách ức chế khả năng tiết dịch a xít của một số tế bào trong dạ dày, theo Fox News.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy sử dụng thuốc PPI trong thời gian ngắn được xem là an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng thời gian dài, thuốc có gây ra một số tác dụng phụ, trong đó có viêm ruột và xương dễ gãy do hấp thu canxi kém.
Trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho rằng thuốc ức chế bơm proton có thể tác động xấu đến vi khuẩn đường ruột, từ đó làm tăng đến 24% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Sử dụng càng lâu thì nguy cơ này sẽ càng cao.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trung Quốc thực hiện. Trong nghiên cứu, họ đã phân tích dữ liệu sức khỏe của gần 205.0000 người.
"Những bệnh nhân sử dụng PPI trong thời gian dài cần phải kiểm tra đường huyết và tiểu đường loại 2", các tác giả nghiên cứu cho biết.
Do đó, nhóm nghiên cứu khuyến cáo các bác sĩ nên cân nhắc trong điều trị để có thể cân bằng giữa lợi ích của thuốc chống trào ngược a xít dạ dày với nguy cơ sức khỏe mà thuốc mang lại, theo Fox News.
Nữ vũ công này phải vật lộn với các triệu chứng không giải thích được, 2 năm sau cô được chẩn đoán mắc căn bệnh phổ biến toàn cầu Bác sĩ đã bỏ qua những triệu chứng như giảm cân, khát nước quá mức, hay quên của Katelyn Prominski và khiến người phụ nữ này không biết bản thân đang phải đối mặt với bệnh tiểu đường trong 2 năm. Lớn lên tại thủ đô Washington D.C, Katelyn Prominski, 36 tuổi, là một vũ công chuyên nghiệp. Cô bắt đầu học nhảy...