Loại thuốc tuyệt đối không dùng khi bị sốt xuất huyết
Vợ tôi vừa được chẩn đoán mắc sốt huyết một ngày trước, có triệu chứng sốt nhẹ, nhức đầu .
Xin hỏi vợ tôi nên uống loại thuốc hạ sốt , giảm đau nào? Có thuốc nào cần tránh không?
Vợ tôi vừa được chẩn đoán mắc sốt huyết một ngày trước, có triệu chứng sốt nhẹ, nhức đầu. Xin hỏi vợ tôi nên uống loại thuốc hạ sốt, giảm đau nào? Có thuốc nào cần tránh không?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng do virus DENV lây truyền từ muỗi sang người. Virus sốt xuất huyết được truyền sang người qua vết cắn của muỗi cái bị nhiễm bệnh, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti . Bệnh này phổ biến hơn ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Hầu hết người mắc sốt xuất huyết sẽ không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng phổ biến nhất là sốt cao (40 độ C), nhức đầu, đau nhức cơ thể, buồn nôn và phát ban. Hầu hết sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Một số người bị sốt xuất huyết nặng và cần được chăm sóc tại bệnh viện.
Trong những trường hợp nghiêm trọng, sốt xuất huyết có thể gây nguy hiểm tính mạng. Những người bị nhiễm lần thứ hai có nguy cơ mắc sốt xuất huyết nặng cao hơn. Mọi người có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết bằng cách tránh muỗi đốt, đặc biệt là vào ban ngày.
Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày. Giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết bằng cách bảo vệ bản thân khỏi muỗi đốt bằng cách sử dụng:
Video đang HOT
Quần áo che phủ càng nhiều phần cơ thể càng tốt
Màn chống muỗi nếu ngủ vào ban ngày, lý tưởng nhất là màn được xịt thuốc chống côn trùng
Màn cửa sổ
Thuốc chống muỗi (có chứa DEET, Picaridin hoặc IR3535)
Nếu bạn bị sốt xuất huyết, điều quan trọng là:
Nghỉ ngơi
Uống nhiều chất lỏng
Sử dụng acetaminophen (paracetamol) để giảm đau cơ và hạ sốt. Nên tránh các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, bao gồm aspirin , ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) và naproxen sodium (Aleve). Các thuốc giảm đau này có thể làm tăng nguy cơ biến chứng chảy máu do sốt xuất huyết
Hãy chú ý các triệu chứng nghiêm trọng và liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào.
Cả nước đã ghi nhận hơn 270.000 ca sốt xuất huyết, dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khi mắc
Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 ca tử vong.
So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 4,8 lần, số tử vong tăng 87 trường hợp. Chuyên gia cảnh báo dấu hiệu cần nhập viện khi mắc sốt xuất huyết.
Số mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng
Theo thống kê, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 270.278 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 108 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (56.240/21) số mắc tăng 4,8 lần, số tử vong tăng 87 trường hợp. Riêng trong tuần 42, cả nước ghi nhận 9.677 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với tuần trước (11.260) số mắc giảm 14,1%.
Khu vực miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục ghi nhận số mắc và tử vong ở mức cao. Khu vực miền Bắc đã ghi nhận sự gia tăng số mắc và đã có trường hợp tử vong. Dự báo trong thời gian tới số mắc và tử vong tiếp tục diễn biến phức tạp và số mắc ở mức cao do cao điểm mùa dịch hàng năm từ nay đến tháng 11.
Tại Hà Nội, theo thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gia tăng, đỉnh điểm có thể là tháng 11-12. Các bác sĩ cảnh báo dịch chồng dịch khi thời tiết miền Bắc chuyển mùa, các bệnh dịch khác (COVID-19, virus Adeno, cúm, thủy đậu,...) cũng có nguy cơ bùng phát.
Bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM (Ảnh: P.T)
PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, theo chu kỳ 5 năm miền Bắc sẽ xảy ra một vụ dịch sốt xuất huyết lớn và dự báo năm nay sẽ có dịch sốt xuất huyết lớn xảy ra. Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, nếu trong tháng 8 số bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu cảnh báo phải nhập viện chỉ 70 bệnh nhân, thì con số này tăng lên 160 vào tháng 9 và từ đầu tháng 10 đến nay là 250.
Các bệnh nhân đến chủ yếu từ các huyện ngoại thành như Đan Phượng, Thường Tín, Hoài Đức, Long Biên,... sau đó lan vào các quận nội thành như Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai...
Về tình hình dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật CDC Hà Nội thông tin, trong tuần 42 (cập nhật đến ngày 21/10), Hà Nội ghi nhận 1.420 ca mắc sốt xuất huyết tại 30 quận/huyện/thị xã. Cộng dồn năm 2022, Hà Nội có 8.199 ca mắc, 5 bệnh nhân tử vong. CDC Hà Nội đánh giá số mắc tăng gấp 3,3 lần so với số mắc cùng kỳ năm 2021 (2.482 mắc, 0 tử vong). Tuýp virus Dengue lưu hành là DENV1 và DENV2, DENV4.
Tại các tỉnh phía Nam, riêng TP. HCM , tính từ đầu năm tới nay đã ghi nhận 66.699 ca bệnh. Chỉ trong tuần 42, TP. HCM ghi nhận gần 2.000 ca bệnh sốt xuất huyết. Dù số ca sốt xuất huyết đang có xu hướng giảm nhưng tính tới hiện nay, số ca mắc đã tăng gấp 7 lần, số ca nặng tăng 3,6 lần so với cùng kỳ năm 2021 và đã có 29 ca tử vong.
Sở Y tế TP. HCM đã yêu cầu các cơ sở trên địa bàn Thành phố triển khai quy trình báo động đỏ đối với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết Dengue nặng, nguy kịch có nguy cơ tử vong để kịp thời cứu sống bệnh nhân.
Ngành y tế TP. HCM cũng đã thành lập Tổ chuyên gia điều trị sốt xuất huyết với 33 thành viên với nhiệm vụ hướng dẫn điều trị sốt xuất huyết; phân tích, rút kinh nghiệm từ các trường hợp nặng, tử vong; tham gia tập huấn, tư vấn từ xa, hội chẩn, xử trí bệnh nhân sốt xuất huyết nặng...
Dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện khi mắc sốt xuất huyết
Các chuyên gia cho hay, người mắc sốt xuất huyết dengue mức độ nhẹ có thể được theo dõi điều trị ngoại trú tại nhà.
Nếu đau mỏi người, sốt thì dùng hạ sốt, giảm đau, tránh dùng nhóm thuốc như aspirin, ibuprofen vì nó có thể gây chảy máu, không dùng kháng sinh, không tự ý truyền dịch như đạm, albumin, truyền máu hay dung dịch cao phân tử mà cần sự theo dõi chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân có thể uống nhiều nước, như nước hoa quả hoặc oresol, bù nước đầy đủ, ăn uống nghỉ ngơi. Sau ngày thứ 5 có thể sẽ hết sốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh phải hết sức chú ý theo dõi, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của bệnh sốt xuất huyết, gồm: Vật vã, lừ đừ; đau bụng nhiều; nôn ói nhiều; gan to và đau; chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, tiểu ra máu, xuất huyết âm đạo bất thường, nước tiểu ít; xét nghiệm máu thấy thể tích hồng cầu tăng nhưng tiểu cầu giảm nhanh...
Nếu có một trong các dấu hiệu này, người bệnh cần nhập viện để theo dõi điều trị nội trú vì có nguy cơ diễn tiến nặng (vào sốc, xuất huyết nặng, suy đa tạng), thậm chí tử vong nếu không được xử trí điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo nặng thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh.
Không dùng thuốc Aspirin và Ibuprofen cho người bị sốt xuất huyết Tại gia đình, cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc Aspirin và Ibuprofen hạ sốt với người mắc sốt xuất huyết. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong 8 tháng vừa qua Hà Nội ghi nhận 1.342 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng gấp 3 lần so với số mắc cùng kỳ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

BVĐK số 1 tỉnh Lào Cai thông tin trường hợp nữ bệnh nhân tử vong đột ngột

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh và lan rộng

Căn bệnh khiến nam giới ngại cởi áo, né tránh đám đông

Cách kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả

Đồng Nai ghi nhận 4 trường hợp không qua khỏi do bệnh dại

Sốt cao, đau đầu, gáy cứng, bệnh nhân đái tháo đường mắc viêm màng não nguy kịch

Nam sinh 17 tuổi hôn mê sau cơn sốt 39 độ C

Màu sắc thực phẩm nói lên điều gì về dinh dưỡng?

6 cách chế biến mướp tốt cho sức khỏe

Suýt mất chân vì một sai lầm khi bị rắn cắn

Cá tốt thật đấy, nhưng ăn nhầm 3 loại này thì gan thận khốn đốn, coi chừng 'nuôi bệnh' trong người

Rối loạn hoảng loạn cần làm gì?
Có thể bạn quan tâm

Khoe trọn lưng thon với áo crop top lệch vai
Thời trang
11:34:09 24/07/2025
Dịu dàng màu nắng - Tập 38: Mẹ Bắc phát hiện gia đình con trai ly thân
Phim việt
11:31:06 24/07/2025
Trẻ sinh vào 4 tháng Âm lịch vượng khí: Càng lớn càng giỏi, tiền tài danh vọng theo về
Trắc nghiệm
11:25:49 24/07/2025
Bình minh trên ruộng muối Khánh Tường
Du lịch
11:23:08 24/07/2025
Người phụ nữ khiếm thính mang vàng đi bán, câu chuyện phía sau khiến ai nấy xót xa
Netizen
11:14:00 24/07/2025
T1 chính thức lên tiếng kết thúc vụ việc Zeus, trắng đen đã rõ
Mọt game
11:09:15 24/07/2025
BYD Việt Nam cán mốc 1.000 xe Sealion 6 bàn giao sau 3 tháng mở bán
Ôtô
10:56:13 24/07/2025
iPhone màn gập lộ kích thước
Đồ 2-tek
10:55:39 24/07/2025
Top 5 món "rẻ mà không ôi", xứng đáng thêm vào giỏ hàng
Sáng tạo
10:41:51 24/07/2025
ASEAN tận dụng 5G để rút ngắn khoảng cách chuyển đổi AI
Thế giới số
10:13:37 24/07/2025